Cuộc tập trận chung “Giải pháp then chốt - Đại bàng non” giữa Mỹ và Hàn Quốc được giới truyền thông B́nh Nhưỡng, Seoul và Tokyo đưa tin với những thái độ hoàn toàn khác nhau.
Triều Tiên “mạnh mồm”
“Việc Hàn Quốc kiên quyết tập trận quân sự bất chấp lời đề nghị đàm phán của Triều Tiên cho thấy, Seoul đang cố t́nh thách thức thiện chí và sự kiên nhẫn của B́nh Nhưỡng”, hăng thông tấn chính thức của Triều Tiên (KCNA) dẫn lời một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Triều Tiên nhấn mạnh.
Tờ báo này cho rằng, chính sách chống lại Triều Tiên của Mỹ và Hàn Quốc vẫn không thay đổi. Seoul và Washington đang t́m mọi cách phá hỏng nỗ lực đem lại ḥa b́nh trên bán đảo Triều Tiên của B́nh Nhưỡng, đồng thời liên quân với Tokyo để tạo thành đội quân hùng hậu mưu tính bá chủ khu vực này.
Tuyên bố cứng rắn này được đưa ra sau khi đối thoại quân sự liên Triều nhằm chấm dứt các hoạt động khiêu khích quân sự kết thúc mà không đạt được kết quả như mong đợi.
KCNA dẫn lời người phát ngôn này khẳng định, trước những diễn biến như hiện nay, B́nh Nhưỡng khó có thể không hành động tự vệ. Điều đó có nghĩa là cơ hội đối thoại nhằm hạ nhiệt căng thẳng ngày càng trở nên mong manh.
Trong khi đó, tờ Rodong Sinmun của Triều Tiên cho rằng, cuộc tập trận Mỹ-Hàn như là gáo nước lạnh dội vào nỗ lực phi hạt nhân hoá của Triều Tiên. Ngoài ra, theo tờ báo này, việc Hàn Quốc một mặt đề nghị đối thoại, một mặt tiến hành tập trận với Mỹ cho thấy sự mâu thuẫn trong các tuyên bố của Seoul.
“Nếu Hàn Quốc thực sự muốn đối thoại liên Triều hay cải thiện quan hệ song phương th́ nước này cần phải chấm dứt các hành động đối đầu và khiêu kích với Triều Tiên”, Rodong Sinmun nhấn mạnh.
Triều Tiên tuyên bố sẽ đáp trả quyết liệt cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn.
Cùng lúc, một trang web khác của Triều Tiên đưa tin: “Mục đích thực sự của cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn là xóa sổ chương tŕnh hạt nhân của Triều Tiên. Hai quốc này thậm chí c̣n đe dọa B́nh Nhưỡng với những cuộc tấn công chính xác vào các cơ quan đầu năo của Triều Tiên. Điều này rơ ràng cho thấy bản chất thiện chiến của cuộc tập trận”.
Trước đó, một ngày trước khi cuộc tập trận diễn ra, các trang báo của Triều Tiên cũng dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao nước này cho rằng, Mỹ phải đứng ra chịu trách nhiệm trước những hậu quả do các hành động khiêu khích quân sự của họ. B́nh Nhưỡng đă sẵn sàng cho dù là đàm phán hay đối đầu.
Hàn Quốc “chẳng ngại”
Trái lại với sự cứng rắn của Triều Tiên, quan chức Chính phủ cũng như giới truyền thông Hàn Quốc tỏ ra khá điềm tĩnh. Chỉ huy lực lượng liên quân Mỹ - Hàn khẳng định, đây là cuộc tập trận thường niên, bởi vậy, không mang tính chất khiêu khích Triều Tiên.
Trong khi đó, Bộ Thống Nhất Hàn Quốc cho rằng, những tuyên bố đầy “hung hăn” này của Triều Tiên đă quá quen thuộc. Trong vài năm gần đây, trước bất cứ một cuộc tập trận nào của Seoul, B́nh Nhưỡng đều đưa ra những tuyên bố tương tự.
Tổng thống Hàn Quốc tỏ ra khá b́nh tĩnh trước những tuyên bố hùng hồn của Triều Tiên.
Hăng tin Yonhap của Hàn Quốc thậm chí đưa ra dẫn chứng về sự “vô hại”của cuộc tập trận rằng, khu vực gần đường giới hạn phía Bắc vốn thường xuyên xảy ra xung đột nhưng đến nay vẫn “trời yên biển lặng”. Ngoài ra, khu công nghiệp chung Kaesong cũng duy tŕ hoạt động sản xuất như thường nhật và không có bất cứ dấu hiệu nào của nguy cơ bị tác động bởi cuộc tập trận.
Nhiều tờ báo khác của Hàn Quốc c̣n dẫn ư kiến của người dân cũng như giới chuyên gia nước này cho rằng, dù cuộc tập trận có thể khiến t́nh h́nh trên bán đảo Triều Tiên thêm căng thẳng nhưng cánh cửa đàm phán vẫn luôn rộng mở.
Nhật Bản thờ ơ
Chính phủ Nhật Bản từ chối đưa ra b́nh luận về cuộc tập trận này. “Mỗi quốc gia đều có quyền tập trận chung với một quốc gia khác nhằm đảm bảo an ninh quốc pḥng”, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Hidenobu Sobashima nhấn mạnh.
Quan chức này cũng khẳng định: “Nhật Bản đang theo dơi sát mọi diễn biến tại khu vực Đông Bắc Á, đồng thời nỗ lực v́ ḥa b́nh và ổn định trong khu vực”.
Dự kiến Tokyo và Seoul sẽ tổ chức tập trận chung bốn ngày về khả năng đánh chặn của tên lửa đạn đạo. Thời gian cụ thể vẫn chưa được xác định.
Khi được hỏi liệu cuộc diễn tập Mỹ - Nhật sắp tới có liên quan đến các cuộc tập trận đang diễn ra giữa Seoul và Washington, ông Sobashima cho rằng, quyết định tập trận được đưa ra đơn thuần nhằm phục vụ nhu cầu an ninh quốc pḥng của Nhật Bản.
“Dù có sự tham gia của Mỹ hay không th́ các cuộc tập trận của Nhật Bản cũng đều được triển khai một khi nhu cầu bức thiết”, hăng tin Kyodo dẫn lời ông Sobashima khẳng định.
Trà My
(theo Xinhua)