Động đất Nhật Bản: Người dân Tokyo vẫn đứng chờ đèn đỏ
Động đất Nhật Bản: Người dân Tokyo vẫn đứng chờ đèn đỏ
"Xuống đến tầng một chạy ra ngoài đường, thấy đông nghịt người. Tất cả đều đi về phía công viên, nơi có khoảng trống rộng. Nhưng đến đèn xanh đèn đỏ, mọi người vẫn đứng chờ đèn hiệu, trật tự, không hoảng loạn"
"Lại động đất rồi"
Buổi chiều thứ sáu tuần trước, ngày 11 tháng 3 năm 2011, tôi đang ngồi bên máy vi tính, trong căn hộ chung cư của tôi ở một quận trung tâm Tokyo. Đột nhiên thấy nhà rung nhè nhẹ. “Lại động đất ở đâu rồi”, tôi lẩm bẩm, không mấy để ư.
Ở Tokyo, hầu như tháng nào cũng có một, hai lần nhà bị rung nhè nhẹ, có khi khá mạnh, nên tôi cũng đă khá quen với điều này.
Thế nhưng, nhà rung càng mạnh hơn, và bắt đầu rung lắc khủng khiếp sang trái, rồi sang phải. Giá sách ở gần tôi đột nhiên trơn trượt, lao về phía trước khoảng nửa mét, sau đó lại lao lại về chỗ cũ. Tiếng bát đĩa rơi vỡ loảng xoảng. Chùm đèn trần rung mạnh.
Hai cái tủ quần áo của trẻ con bị lộn nhào. May không có người đứng ở đó.
Tôi thực sự hoảng hồn, rời máy computer, lao ra pḥng khách rồi lao vào pḥng ngủ, nơi 2 thằng con trai đang ngủ. Chúng vẫn ngủ ngon. Xung quanh rung lắc mạnh hơn, nhà chao đảo dữ dội. Lại có tiếng bát đĩa rơi vỡ nữa.
"Sao măi không dừng thế này?", tôi lẩm bẩm. Sách trên các giá sách bắt đầu rơi xuống sàn nhà ầm ầm. Các cửa sổ slide chạy đi chạy lại theo chiều rung lắc của nhà, rầm rầm, rầm rầm.
Tôi thực sự thấy thót tim và tự nhiên muốn đi tè. Cơn sợ hăi làm tôi không tự chủ được. Nhà tôi nằm ở tầng 9 của ṭa nhà chung cư 10 tầng. Nếu nhà sụp, không biết chạy đi đâu.
Thế rồi cơn rung lắc bát đầu giảm đi, nhẹ dần, rồi dừng hẳn. Tôi thở phào nhẹ nhơm, chạy ra ban công nh́n xuống đường. Mọi người bắt đầu chạy ra ngoài đường, bàn tán xôn xao. Tôi quay vào nhà, nh́n 2 thằng convẫn đang ngủ ngon, cảm thấy yên tâm hơn.
Tôi vào bếp xem đống bát đĩa vỡ ngổn ngang, và lấy nước uống. Nhưng nhà bắt đầu rung lắc, rồi đột nhiên rung lắc mạnh hơn, dữ dội hơn nữa. Tôi phải đứng vịn vào tường cho khỏi ngă. Phía pḥng chơi của trẻ con thấy có tiếng đổ sầm, sầm. Bát đĩa lại rơi vỡ loảng xoảng. Cái tủ lạnh lao ra phía trước một chút, rồi lại lao lại chỗ cũ. Các tiếng động crack, croack, crack, croack vang lên ầm ĩ khắp mọi nơi.
Đồ đạc trong nhà tôi bị ngổn ngang thế này.
"Phải đánh thức hai thằng con dậy, và chạy thôi, tôi nghĩ nhanh, chứ cái ṭa nhà này sập th́ làm sao?"
“Dậy, dậy, hai con, động đất , động đất”. Thằng nhỏ 4 tuổi dậy ngay, và hỏi tôi bằng tiếng Nhật: “Cái ǵ, papa? Động đất hả?”.
“Ừ, động đất, mặc quần áo ngay, đi tất vào, đi giày vào, chạy ngay”. Tôi ra lệnh, và giúp nó mặc quần áo. Thẳng lớn vẫn oằn ḿnh, vươn vai ngái ngủ, mắt nhắm, mồm hỏi: “Cái ǵ, papa?".
“Nhanh, mặc quần áo vào, động đất, chạy”, tôi hét to.
Hai thằng con bắt đầu nhận thấy nhà rung lắc mạnh, sang trái, sang phải, và tiếng động ầm ầm crack, croack, tiếng đồ đạc rơi vỡ loảng xoảng. Thằng lớn 7 tuổi hét to “jisin, jisin” (động đất), và bắt đầu cuống cuồng tự mặc quần áo, đi giày vào. Tôi lấy cái ba-lô, nhét vội vàng mấy đồ quần áo ấm, chai nước uống, mấy đồ ăn, cái ví tiền, điện thoại di động, lấy 2 áo jacket ấm đưa cho hai thằng con, và đẩy hai thằng ra cửa.
Xếp hàng chờ đèn đỏ, nói điện thoại "giữ ư" ở công viên
Đến thang máy, thấy không có điện, tức là thang máy tự động tắt không hoạt động khi có động đất. Tôi mở cửa vào cầu thang chạy bộ, và giục hai thằng con lao nhanh xuống cầu thang. Thằng lớn chạy nhanh thoăn thoắt, thằng nhỏ chạy loạng choạng, bám vào tay bố. “Papa, con rơi giày”, nó hét to. Tôi quay lại, nhặt cái giầy rơi, và cứ thế lôi tuột nó xuống tầng một, một chân đi giày, một chân không.Tôi gặp vài người ở các tầng dưới cũng bắt đầu lao ra cầu thang, tay cầm túi lớn, túi nhỏ.
Đúng là cảnh chạy loạn. Nhưng mọi người vẫn giữ đúng phép xă giao, chào nhau lịch sự, nhường đường cho nhau, không cuống cuồng mạnh ai nấy chạy.
Lúc này, nhà đă bắt đầu rung nhẹ hơn và dần dần cơn rung hết hẳn.
Người dân Tokyo trật tự đứng chờ ở ven công viên Hanzomon, chờ động đất qua đi.
Xuống đến tầng một chạy ra ngoài đường, thấy đông nghịt người. Tất cả đều đi về phía công viên, nơi có khoảng trống rộng. Nhưng đến đèn xanh đèn đỏ, mọi người vẫn đứng chờ đèn hiệu, trật tự, không hoảng loạn.
Tôi rút điện thoại gọi cho bà xă, nhưng tắc ngẽn mạch. Tôi nh́n lên mấy ṭa nhà cao tầng bên cạnh, ước lượng chiều cao bao nhiêu mét, liệu nếu đổ, có rơi tới chỗ chúng tôi ngồi không. Hai thằng con vẫn ngái ngủ, ngồi xuống cỏ, dựa vào lưng bố, lại ngủ tiếp. Xung quanh, mọi người gọi điện thoại, nhưng vẫn giữ ư, nói nhỏ, và che miệng, để không ảnh hưởng đến người khác.
Những chiếc mũ bảo hiểm trắng xuất hiện. Giao thông bắt đầu tắc nghẽn, xe cộ đi lại đông nghịt, nhưng không hề có tiếng c̣i bấm inh ỏi tranh giành đường của nhau. Tất cả đều trật tự, từ tốn, chờ tín hiệu giao thông. Tất cả các xe taxi đều có khách ngồi.
Trên trời, hàng chục máy bay lên thẳng quần đảo ầm ĩ, để điều tra t́nh h́nh. Tiếng loa phát thanh thông báo t́nh h́nh vang lên, giọng phát thanh chậm răi, rơ, từ tốn, không hoảng hốt, giúp mọi người b́nh tĩnh lại, không hoảng loạn.
Tất cả v́ con người
Trời lạnh, mưa lất phất, nhiệt độ chỉ vài độ dương. Hai thằng con tỉnh dậy và kêu đói. Tôi lấy thịt gà rán mà vợ làm từ sáng, đưa cho 2 thằng ăn. Chờ đến tối mịt đèn điện sáng trưng, mọi người về văn, tôi cũng dắt hai thằng con về.
Leo 9 tầng gác lên nhà, mệt bở hơi tai. Vào nhà, thấy đổ vỡ ngổn ngang, lấy máy ảnh ra chụp vài kiểu, và bật ti-vi xem tin tức. Tivi chiểu cảnh biển lửa và sóng thần ở tỉnh Iwate, và bản đồ động đất, thấy các điểm đánh dấu nơi xảy ra động đất nằm kín khắp cả nước Nhật. Tức là trận động đất không xảy ra ở một điểm, mà xảy ra trong toàn nước Nhật.
Sóng thần Sunami ở tỉnh Iwate ngày thứ sáu, 11 tháng 3 năm 2011
Đột nhiên máy điện thoại di động của tôi réo lên “véo, véo, véo...” nghe điếc tai. Mở máy, thấy chữ “jisin”(động đất) to tướng bằng tiếng Nhật, và trên tivi, truyền h́nh NHK thông báo sắp có động đất lớn hơn sẽ xảy ra. Tôi hoảng hồn, hét 2 thằng con đi giày vào, đeo ba-lô, và lao nhanh ra cửa. Lại lao ra cầu thang, lao xuống 9 tầng gác, lại gặp vài người hàng xóm cũng lao ra. Lại chạy ra công viên lúc năy ngồi chờ.
2 thằng con quên ngay động đất, chơi ngay cầu tượt, xích-đu, bập bênh... ở công viên. Người đi lại đông nghịt. Tiếng loa phóng thanh thông báo tất cả các tuyến tàu điện trong cả nước dừng không chạy. Người ta bắt đầu đi bộ về nhà. Người nhà xa th́ ngủ lại ở các nhà ga.
Chính phủ Nhật thông báo tất cả các công sở công cộng, trường học đều mở cửa cho mọi người lánh nạn vào trú nhờ. Trên tivi, thấy các quan chức chính phủ, từ Thủ tướng Kan, đều mặc quần áo bảo hộ lao động. Điều đó hể hiện sự tập trung cao độ nhất của chính phủ trong việc đối phó với động đất, theo đúng lời Thủ tướng Kan: “Tất cả v́ con người”.
Đă thống kê được trên 2000 người chết, trên 30.000 người mất tích, nhiều làng mạc, thị trấn đă biến mất, ch́m dưới sóng thần. Đây là trận động đất lớn nhất trong ṿng 1000 năm của nước Nhật, và là một trong 5 trận động đất lớn nhất trên thế giới trong vài trăm năm gần đây.
Rất có thể thảm họa c̣n lớn hơn, kinh khủng và bi đát hơn nhiều nếu sự cuồng bạo của thiên nhiên được hỗ trợ bởi cơn hoảng loạn của con người
Tất cả các tờ báo, các đài phát thanh, truyền h́nh trong những ngày vừa qua đều không thể bỏ qua những tin tức về thảm họa động đất, và sóng thần tại Nhật Bản. Trong một trận động đất lên tới 8,8 độ richte, và sự đe dọa từ những cơn dư chấn bất tuyệt liên miên, thật khó h́nh dung người ta có thể b́nh tĩnh đến như thế. 01h sáng ngày 12/3, 10 giờ sau khi trận động đất đầu tiên xảy ra, nhà báo Vân Anh, đang công tác tại Tokyo, xếp hàng chờ tàu điện ngầm để về nhà, tranh thủ cập nhật thông tin: Không thể bắt taxi, tại các bến tàu điện là những hàng người xếp hàng dài cả cây số, nặng nề, nhưng trật tự. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, và cả hệ thống điện thoại liên tục xuất hiện khuyến cáo của Chính quyền: Xin mọi người hăy b́nh tĩnh! – Và sự b́nh tĩnh đó đă được thể hiện trên cả những gương mặt mệt mỏi nhất.
Ở nước Nhật, những trận động đất không hề là xa lạ. Đó cũng là đất nước sở hữu những công nghệ cảnh báo và pḥng chống động đất tiên tiến nhất thế giới. Nhưng, điều đó cũng phải bất lực trước sự cuồng bạo của thiên nhiên. Đă có gần 1000 người thiệt mạng, khoảng 1 vạn người khác mất tích và có thể cũng không c̣n sống. Công nghệ sự cẩn trọng đă không thể cứu đượchọ. Nhưng, rất có thể thảm họa đó c̣n lớn hơn, kinh khủng, và bi đát hơn nhiều khi sự cuồng bạo của thiên nhiên được hỗ trợ bởi cơn hoảng loạn của con người. Điều đó đă không xảy ra ở Nhật Bản, khi người dân b́nh tĩnh để t́m đường sống sót.
Khi h́nh ảnh những hàng người trật tự xếp hàng nhận cứu trợ ở thành phố Sendai, nơi có nhiều người thiệt mạng nhất, được phát đi trên khắp thế giới, hẳn nhiều người sẽ nhớ đến một h́nh ảnh khác được phát đi năm ngoái. Đó là h́nh ảnh hàng trăm người xấu xố bị thiệt mạng trên cây cầu ra đảo Kim Cương trên đất Campuchia. Khi đó, hàng vạn con người hoảng loạn đă dẫm đạp lên nhau trên một cây cầu nhỏ. Họ sợ điều ǵ? Không phải một trận động đất, cũng không phải thông tin về một quả bom sắp phát nổ, chỉ là sự rung rinh của cây cầu dây văng khiến người ta sợ rằng nó sẽ sập. Cây cầu không sập, nhưng niềm tin sụp đổ đă lấy đi mạng sống của gần 400 con người.
V́ sao tại Nhật Bản người ta có thể b́nh tĩnh chờ đợi để đến lượt về nhà khi mặt đất dưới chân vẫn tiếp tục rung lên, và khi người thân c̣n chưa có tin tức? Phải chăng đó là mặt tích cực của tinh thần vơ sĩ đạo Nhật Bản, hay đó là sự tự trọng được h́nh thành từ bề dày văn hóa? Có thể, đó là những yếu tố làm nên tính cách Nhật. Song, con người ở nền văn nào cũng vẫn luôn là những thực thể cá nhân, và niềm ham sống, sợ chết, lợi ích cá nhân luôn tồn tại và bùng nổ trong những thời điểm khó khăn và tuyệt vọng. Do đó, phải có một cách lư giải khác về hàng người b́nh tĩnh kia. Đó là niềm tin. Người dân Nhật Bản đă b́nh tĩnh v́ họ tin rằng họ không bị bỏ rơi. Họ tin con cái họ ở trường sẽ được các thầy cô bảo vệ, niềm tin đó chắc chắn như việc con cái họ biết rằng phía sau ghế ngồi luôn có tấm đệm để che đầu khi động đất, và các giáo viên dẫn chúng vào nhà tập thể dục v́ nơi đó an toàn. Họ tin, nếu người thân chưa thể về nhà th́ cũng không thể bị đói, rét bởi các khu trại tị nạn đă nhanh chóng được dựng lên ở khu vực công cộng. Họ tin tưởng v́ Chính quyền luôn cung cấp thông tin chi tiết về những nguy cơ có thể sẽ đến, cả những thông tin nhạy cảm về nhà máy điện hạt nhân có thể phát nổ.
Niềm tin được h́nh thành như thế nào? Chắc chắn sẽ không có một con đường chung dẫn đến niềm tin của tất cả mọi người. Song, sự thật là điều không thể thiếu để có được niềm tin. Đó cũng là lư do mà ưu tiên số 1 của chính quyền các thành phố ở Nhật Bản trong thời gian diễn ra động đất chính là cung cấp thông tin đầy đủ cho người dân. Tại các studio của đài phát thanh và truyền h́nh luôn có tấm bảng thông báo động đất để phát thanh viên có thể ngừng chương tŕnh và đọc nó bất cứ lúc nào để hướng dẫn dân chúng đến nơi an toàn. Thông tin cũng được gửi đến máy điện thoại cá nhân về mọi điều cần biết khi hoảng loạn. Và đó là những thông tin tuyệt đối chính xác, đủ để những tin đồn không c̣n đất sống trong tâm trạng xă hội. Và tin đồn chính là thứ xúc tác mạnh mẽ nhất cho sự hoảng loạn.
Hàng triệu người dân Nhật Bản đă được an toàn bởi chính sự b́nh tĩnh của họ, và sâu xa hơn, bởi những nỗ lực đảm bảo thông tin của chính quyền. Đây là một bài học cho bất cứ quốc gia, dân tộc nào. Nếu người dân ở Mỹ Đức, Hà Tây 3 năm trước sớm có được những thông tin chính xác từ các cơ quan chức năng, họ sẽ không phải sợ hăi v́ tin đồn có kẻ giết trẻ em lấy nội tạng để từ nỗi sợ hăi đó mà xúm vào đánh trọng thương 1 người lạ qua đường. Đó là những câu chuyện khác nhau về niềm tin. Một thứ giác quan kỳ lạ với giá trị kỳ lạ. Cùng là niềm tin, nhưng khi nó h́nh thành bởi sự thật, nó sẽ giúp người ta mạnh mẽ hơn, c̣n khi niềm tin được h́nh thành từ sự mù quáng, nó sẽ dẫn con người tới tự diệt vong./.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.