R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Dec 2008
Posts: 41,760
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 58
|
Lạm phát thấp, người Mỹ vẫn khổ
Khi mức tăng lương không theo kịp lạm phát, ngay cả lạm phát thấp, nhiều người Mỹ vẫn có cuộc sống rất khó khăn.
Lạm phát đã khiến nước Mỹ chấn động vào đầu thập niên 1980. Lạm phát tăng mạnh và duy trì cho đến khi vươt 13%.
Hiện nay, lạm phát thấp hơn. Tuy nhiên đối với nhiều người Mỹ, mọi chuyện hiện đang tồi tệ hơn bởi lý do chính: thu nhập của họ tăng thấp hơn so với lạm phát.
Vào thập niên 1980, tiền người ta kiếm được thường đủ bù cho lạm phát. Người lao động thường nhận được mức lương cao hơn sau các năm để bù đắp khi chi phí cuộc sống tăng cao.
Điều đó nay không còn nữa.
Trong khoảng thời gian 12 tháng kết thúc vào tháng 2/2011, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 2,1%. Tuy nhiên trong khi đó lương của nhiều người tăng thấp hơn so với lạm phát, nếu không nói đến việc không tăng.
Những người nhận tiền từ chương trình An sinh xã hội đã không có thêm được bất kỳ quyền lợi nào suốt 2 năm qua.
Như vậy, hiện nay, dù lạm phát ở mức chưa cao nhưng tác động rất lớn đến người tiêu dùng.
Chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ tháng 2/2011 tăng 0,5% bởi giá hàng hóa và thực phẩm tăng. Tuy nhiên nếu tính trong 12 tháng qua, giá tăng rất thấp. Vấn đề ở chỗ, lạm phát dù ở mức như vậy cũng tác động rất mạnh mẽ.
Không phải ai cũng chịu tác động giống ai. Điều đó còn phụ thuộc vào từng hoàn cảnh. Một số gia đình với mức chi phí thấp hoặc có lương cao không chịu tác động nhiều.
Nhóm đối tượng khác sử dụng nhiều mặt hàng, dịch vụ có giá tăng cao như giáo dục, y tế, xăng, chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất. Thế nhưng nhìn chung ai cũng phải chịu nhiều tác động xấu bởi trên khắp nước Mỹ, thu nhập không tăng, thậm chí giảm.
Thu nhập sau khi điều chỉnh lạm phát của người tiêu dùng Mỹ giảm xuống 49.777USD/người/năm vào năm 2009, thấp hơn 0,8% so với năm 2008.
Bà Lynn Reaser, chuyên gia kinh tế trưởng tại đại học Point Loma Nazarene University và là thành viên của Hiệp hội kinh tế, cho rằng thu nhập bình quân của người Mỹ năm 2010 chắc chắn giảm xuống 49.650USD, giảm 0,3% so với năm 2009. Thu nhập năm 2011 nhiều khả năng giảm xuống 49.300USD.
Trong thời kỳ thất nghiệp cao, hiếm khi giới chủ tăng lương bởi người lao động chẳng có nhiều quyền mặc cả.
Cách đây 3 thập kỷ, khi lạm phát, lãi suất và lợi suất trái phiếu tăng cao. Khi Paul Volcker tiếp quản FED năm 1979, chỉ số giá tiêu dùng ở mức 1,3%, mức cao nhất từ năm 1946. Để giảm lạm phát, Volcker nâng lãi suất lên mức cao chưa từng có từ Nội chiến.
Đến năm 1984, người tiêu dùng đã hưởng lợi: giá thấp hơn nhưng thu nhập tăng lên. Chỉ số giá tiêu dùng giảm xuống 3,9%.
Trong khoảng thời gian từ năm 1983 đến năm 1984, thu nhập trung bình của người dân tăng 3,1%. Ở thời điểm đó, người lao động liên tục đòi hỏi và nhận được lương cao hơn.
Năm 1983, khoảng hơn 20% người lao động Mỹ thuộc về một liên đoàn lao động. Các hợp đồng lao động thường cung cấp chi tiết về mức chi phí cuộc sống liên quan mật thiết đến lạm phát. Và việc phải tranh nhau để có được lao động đồng nghĩa với thu nhập của người lao động sẽ được cải thiện hơn.
Năm 2010, chỉ 12% người lao động Mỹ hợp tác trong liên đoàn. Và trong nhóm liên đoàn này, phần đông làm việc cho chính phủ chứ không phải các công ty tư nhân.
Lương lao động trong lĩnh vực công thường chịu hạn chế bởi chính phủ và chính quyền các bang cố gắng giảm chi tiêu và thâm hụt ngân sách.
Mức lương trung bình theo theo tuần, sau khi điều chỉnh lạm phát, trong tháng 2/2011 giảm xuống 351,89USD/tuần và như vậy ghi nhận tháng giảm thứ 3 trong 4 tháng liên tiếp.
Hoài Anh
Theo Nytimes
|