Theo đánh giá của báo chí trong nước th́ Quốc Hội khóa 12 đă có những hoạt động ngày càng dân chủ, thiết thực và có hiệu quả với nhiều đổi mới về tư tưởng và hành động.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, đại biểu Quốc hội khóa XII chất vấn thành viên Chính phủ tại kỳ họp thứ 7 năm 2010
Cũng có đại biểu cho rằng nếu quốc hội chuyên nghiệp th́ chánh phủ sẽ mạnh hơn. Những nội dung vừa kể là đề tài chính được nêu lên trong cuộc trao đổi giữa Đỗ Hiếu với giáo sư tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng, đại biểu đơn vị Đak Lak.
Dân chủ hơn
Đỗ Hiếu: Thưa ông, quốc hội khóa 12 đang nhóm phiên cuối, khi sắp chấm dứt nhiệm kỳ 4 năm, dịp này báo chí Việt Nam nói, hoạt động của quốc hội ngày càng dân chủ hơn, ông có ư kiến ǵ về nhận định đó?
GSTS Nguyễn Lân Dũng: Tôi đă tham gia ba khóa quốc hội, khóa 10, 11, 12 và tôi thấy nhận định đó là đúng, bởi v́ các đại biểu quốc hội gồm nhiều thành phần khác nhau, nhiều lứa tuổi khác nhau, cương vị khác nhau, nhưng đều b́nh đẳng trong hoạt động, không ai ép buộc đại biểu nào phải nói như thế nào, phải theo một chiều hướng nào, mà nghĩ ǵ th́ nói nấy, nhiều đại biểu đă nói rất thẳng thắng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, hoặc điều ǵ đó mà đại biểu quốc hội chưa ưng ư, hoặc không đồng ư với điều mà các đại biểu khác nói, không hợp với nguyện vọng và ư chí của dân.
Trong quốc hội hiện nay hoạt động hoàn toàn là dân chủ, không ai hạn chế ai, không ai g̣ bó ai, cho nên bản thân tôi cũng mạnh dạn tŕnh bày trước quốc hội những kiến nghị, phê b́nh, sai trái nghe thấy trong cuộc sống.
GSTS Nguyễn Lân Dũng
Nói tóm lại tôi thấy trong quốc hội hiện nay hoạt động hoàn toàn là dân chủ, không ai hạn chế ai, không ai g̣ bó ai, cho nên bản thân tôi cũng nghe ngóng dư luận của nhân dân, tôi cũng mạnh dạn tŕnh bày trước quốc hội những kiến nghị, phê b́nh, sai trái nghe thấy trong cuộc sống.
Nhiều người nói c̣n mạnh mẽ hơn tôi, tôi thấy không có ai chấn chỉnh, nhắc nhở, không ai cảm thấy khó chịu về những điều đó, nếu nói không đúng th́ có những đại biểu khác nói lại, cho là như vậy chưa chính xác lắm, có thể ở những địa phương khác không có hiện tượng đó. Càng ngày tôi thấy tinh thần dân chủ được thể hiện rơ hơn, trong các hoạt động của quốc hội.
Đỗ Hiếu: Theo ông th́ kết quả rơ nét, đáng nói, đáng ghi nhận của quốc hội khóa này là điều ǵ?
GSTS Nguyễn Lân Dũng: Quốc hội thường xuyên tiếp xúc cử tri, và giám sát được coi là một trong ba nhiệm vụ chính của quốc hội, mọi hoạt động của chính phủ đều có sự giám sát của quốc hội, mọi cử tri đều có quyền tiếp xúc với quốc hội, với các đại biểu quốc hội qua những kỳ họp, trước và sau những kỳ họp quốc hội.
Mỗi lần đi tiếp xúc cử tri chúng tôi đi đến từng xă, nói chuyện với bà con, nghe ngóng ư kiến, chúng tôi thường đi kèm với lănh đạo địa phương, của huyện, của tỉnh, để dân có thắc mắc ǵ th́ họ trực tiếp trả lời ngay. C̣n phần thuộc về chính phủ th́ chúng tôi tiếp thu, về phản ánh với chính phủ.
Sự gắn bó của nhân dân với quốc hội ngày càng tốt, v́ vậy cuộc bầu cử quốc hội khóa 13 sắp tới sẽ có tính chất dân chủ hơn nhiều ở chỗ là yêu cầu số ứng viên phải dư, chứ không phải là bầu ba người th́ cử bốn người, số dư phải nhiều hơn những kỳ bầu trước, thứ hai là không có t́nh trạng ‘Quân Xanh’, tức là những người chênh lệch quá, để cho người ta thấy rơ.
Những người ứng cử quốc hội phải đạt đủ tiêu chuẩn nghĩa là phải được công bố công khai, qua hai kỳ nhận xét của nhân dân, cán bộ phải tŕnh bày ở cơ quan ḿnh, nơi công tác, người ứng cử phải tŕnh bày trước cử tri, ở nơi sinh sống, để cử tri nhận xét, được họ tín nhiệm hay không tín nhiệm, khi đó mới được ghi vào danh sách ứng cử. Tôi thấy việc đó rất là tốt.
Vấn đề nhân sự
Đỗ Hiếu: Từng được cử tri Dak Lak nhiều lần tín nhiệm ông là đại biểu của họ nơi cơ quan lập pháp, ông có tiếp tục phục vụ đơn vị nhà nữa không?
Tổng Bí thư và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tại lễ khai mạc kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 12 diễn ra tại Hà Nội ngày 21 tháng 3 năm 2011. AFP photo
GSTS Nguyễn Lân Dũng: V́ cũng tuổi cao, qua ba nhiệm kỳ rồi, lần này tôi sẽ không tham gia quốc hội khóa 13, tuy nhiên tôi vẫn tham gia các hoạt động của quốc hội. Gần đây, do yêu cầu của báo Đại Đoàn Kết, tôi phụ trách mục ‘Hỏi Đáp’ về bầu cử quốc hội, đă viết mười mấy bài, trả lời nhân dân, làm thế nào để bầu cử cho dân chủ, tôi đă trả lời rất cặn kẽ, mọi thắc mắc gởi về tờ báo.
Tôi thấy vui khi đă hoàn thành nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân trong 14 năm, như vậy tôi yên tâm hơn để tập trung làm công việc khoa học, nhiệm vụ khoa học c̣n nặng nề, tôi đang tập trung viết một tự điển về công nghệ sinh học, cần nhiều công sức và có lẽ phải mất bốn, năm năm mới hoàn tất cho nên là ḿnh nên dừng lại, nhường cho người khác có điều kiện hơn.
Hội Liên lạc Người Việt Nam ở nước ngoài đă cử đồng chí Chủ tịch Hội ứng cử kỳ này, tôi tin chắc đồng chí sẽ làm tốt hơn tôi, cái nhiệm vụ thay mặt cho những người đang sinh sống ở nước ngoài, để nói lên nguyện vọng và t́m cách đưa ư kiến của Nhà nước đến bà con, ba, bốn triệu người đang sinh sống ở nước ngoài.
Đỗ Hiếu: Thưa ông, tại diễn đàn quốc hội, có các đồng viện của ông cho rằng, nếu quốc hội quy tụ thành phần chuyên nghiệp th́ chánh phủ sẽ mạnh hơn, ông có tán thành quan điểm đó không?
GSTS Nguyễn Lân Dũng: Ư kiến này rất đúng và sẽ được thực hiện ngay trong kỳ bầu cử quốc hội khóa 13, có nghĩa là các đại biểu thuộc hành pháp tham gia ít thôi, các bộ trưỡng sẽ không cần tham gia nhiều trong quốc hội, như vậy sẽ tăng số đại biểu chuyên trách tức là full time, để có nhiều thời gian hoạt động hơn, chọn những người có hiểu biết về pháp luật nhiều hơn, đưa vào quốc hội, như vậy việc dự thảo các pháp luật sẽ tốt hơn so với những người ít hiểu biết.
Chất lượng của đại biểu quốc hội được nâng cao th́ việc làm luật, việc giám sát sẽ tốt hơn, việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước sẽ tốt hơn.
GSTS Nguyễn Lân Dũng
Chất lượng của đại biểu quốc hội được nâng cao th́ việc làm luật, việc giám sát sẽ tốt hơn, việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước sẽ tốt hơn. Tôi hy vọng quốc hội khóa 13 sẽ nâng cao được chất lượng của quốc hội.
Đỗ Hiếu: Trong báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của quốc hội, có nh́n nhận c̣n nhiều hạn chế về mặt tổ chức hoạt động, phương thức, lề lối làm việc, những mặt tiêu cực đó có hy vọng ǵ được giải tỏa không thưa ông?
GSTS Nguyễn Lân Dũng: Hôm nay tổ chức thảo luận Tổ về báo cáo đó, mọi người đều hy vọng là có thể khắc phục được nếu như chính phủ quyết tâm, quốc hội quyết tâm và nhân dân đồng t́nh ủng hộ.
Lănh vực giáo dục
Đỗ Hiếu: Ngoài trách nhiệm là đại biểu quốc hội ông c̣n là một giáo sư tiến sĩ…
GSTS Nguyễn Lân Dũng: Tôi là Nhà giáo Nhân dân, là danh hiệu cao nhất trong lănh vực giáo dục đấy…
Đỗ Hiếu: Xin được hỏi ông về tương lai của nền giáo dục nước nhà, có triển vọng ǵ không? Và làm sao cải tiến chương tŕnh cho có hiệu quả?
GSTS Nguyễn Lân Dũng: Ở Việt Nam mọi người đều quan tâm đến giáo dục, đó là cơ sở để chương tŕnh giáo dục cần phải đổi mới, phải khắc phục. Tôi cũng đă trao đổi với Bộ trưởng Giáo dục mới, ông sẽ gặp tất cả các đại biểu quốc hội trong mấy ngày tới. Dịp đó các đại biểu sẽ góp ư kiến trực tiếp với Bộ trưởng Giáo dục, nhiều người cho rằng cần phải làm lại chương tŕnh giáo dục của đại học và phổ thông. Sau khi có chương tŕnh đổi mới, nhất định chất lượng giáo dục của ḿnh sẽ phải thay đổi.
T́nh trạng số giảng viên đại học không đủ tŕnh độ tiến sĩ c̣n bị hạn chế rất lớn, nhà nước có chủ trương đào tạo hai vạn tiến sĩ, cả trong và ngoài nước, để t́m cách nâng cao chất lượng của đại học.
Tôi cũng chính thức đề nghị phải thay đổi sách giáo khoa, bởi v́ nếu chương tŕnh không phù hợp với thế giới, th́ đó là sự hạn chế rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
GSTS Nguyễn Lân Dũng
Tôi hy vọng nếu có hai vạn tiến sĩ, bổ sung cho các trường đại học th́ chất lượng giảng dạy sẽ cao hơn, kéo theo chất lượng đào tạo giáo viên cấp 2, cấp 3, sẽ tốt lên, chất lượng chung của giáo dục sẽ cao hơn. Tôi cũng chính thức đề nghị phải thay đổi sách giáo khoa, bởi v́ nếu chương tŕnh không phù hợp với thế giới, th́ đó là sự hạn chế rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Tôi tin rằng Bộ Giáo dục sẽ suy nghĩ đến đề nghị của tôi, và của nhiều người khác để chương tŕnh của ta không khác nhiều lắm so với các chương tŕnh giáo dục của các nước trên thế giới, sách giáo khoa không nên độc quyền, nên để cho nhiều nhóm cùng viết dựa trên chương tŕnh đă được nhà nước quyết định.
Đỗ Hiếu: Xin cám ơn giáo sư Nguyễn Lân Dũng đă dành cho chúng tôi cuộc trao đổi hôm nay.
RFA