R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 60
|
Với Libya, Trung Quốc mới thấm thía những khó khăn của một cường quốc kinh tế
Với Libya, Trung Quốc mới thấm thía những khó khăn của một cường quốc kinh tế
Nhóm người lao động Trung Quốc đầu tiên hồi hương từ Libya (AFP) Lê Phước
Trong khi các nước phương Tây sốt sắng trong giải pháp can thiệp quân sự tại Libya, Trung Quốc luôn phản đối chính sách can thiệp. Nước này đă không bỏ phiếu trong cuộc biểu quyết nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, Le Monde đặt câu hỏi : thế cuộc kinh tế mới hiện nay phải chăng sẽ buộc nước này phải xem xét lại đường lối của ḿnh, để có một vai tṛ tích cực hơn tại các nước Châu Phi, vốn đang bị cuốn vào các phong trào phản kháng dữ dội ?
Bài viết của Le Monde mang tựa đề « Trung Quốc đối mặt với các đầu tư tư bản đầy rủi ro » (La Chine face au capitalisme-risque) cho biết, « Bắc Kinh kiếm được các thị trường trị giá nhiều tỷ đô la ở Libya, đột ngột phát hiện ra những mặt trái của một cường quốc kinh tế ».
Trước khi xảy ra xung đột tại Libya, có gần 75 tập đoàn Trung Quốc, trong đó có hơn 10 tập đoàn nhà nước, hoạt động tại Libya. Giá trị các hợp đồng lên đến khoảng 20 tỷ đô la. Do có kinh nghiệm và giá cả cạnh tranh, những tập đoàn này đă được ông Kadhafi bố trí cho một chương tŕnh qui mô về xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và xây dựng nhà ở. Hàng trăm công ty của Nga, Bra-xin, Ấn Độ cũng lao vào chia phần chiếc bánh trị giá hơn 100 tỷ đô la của chương tŕnh đầu tư cho tương lai Libya.
Một chuyên gia thuộc viện Khoa học xă hội Trung Quốc cho biết, Libya thoát khỏi lệnh cấm vận vào đầu năm 2000, lúc đó nước này đang thiếu nhân công trầm trọng, v́ thế các công ty Trung Quốc nắm lấy thời cơ t́m đến Libya trong khi quan hệ giữa hai nước lúc bấy giờ không mấy tốt đẹp.
Trung Quốc đă bỏ phiếu đồng ư thiết lập các biện pháp trừng phạt đối với Libya hồi cuối tháng giêng. Thế nhưng sau đó, nước này không tham gia biểu quyết nghị quyết 1973 về việc can thiệp quân sự vào Libya. Trưởng khoa Khoa học chính trị và Nghiên cứu quốc tế của Đại học Hồng Kông ông Jean-Pierre Cabestan nhận định, đây là cách ứng xử quen thuộc của Bắc Kinh, lần này Trung Quốc làm như vậy là để giữ ḿnh ngoài cuộc chiến, nhằm theo dơi diễn biến của dư luận các nước Hồi Giáo.
Đối với Bắc Kinh, quyền lợi kinh tế quan trọng hơn hết. T́nh h́nh tồi tệ tại Libya đă khiến cho Bắc Kinh vội vă thực hiện chiến dịch hồi hương lớn nhất từ trước đến nay, là đưa hơn 35 000 lao động Trung Quốc về nước. Một chuyên gia Pháp nhận định, Trung Quốc muốn chứng tỏ cho người dân thấy rằng tính mạng người dân là trên hết, chính phủ sẵn sàng làm mọi điều cần thiết để bảo vệ người dân, để cho người dân thấy chính phủ Trung Quốc khác hẳn so với chính phủ các nước Hồi Giáo có các phong trào nổi dậy.
Ở những nước lân cận có nguy cơ tiếp diễn cách mạng Hoa Lài, ước tính có đến 150 000 người lao động Trung Quốc. Với việc mở rộng phạm vi lợi ích như vậy, Trung Quốc dĩ nhiên phải củng cố tiềm lực quốc pḥng. Nước này đă cử một khu trục hạm có trang bị tên lửa đến vịnh Aden, để bảo vệ các tàu chở người Trung Quốc khỏi Libya nhằm đề pḥng hải tặc trong khu vực. Theo Le Monde, hải quân Trung Quốc lần đầu tiên tiến hành một chiến dịch như vậy.
Một chuyên gia chiến lược thuộc Asia Centre đánh giá, "Libya là bằng chứng rơ ràng nhất cho thấy mọi hoạt động về kinh tế hay mọi sự hiện diện của con người, với quy mô lớn, đều cần có các biện pháp an ninh tương ứng. Sẽ đến lúc, đi kèm với các đoàn lao động xuất cảnh, là các chiến hạm. (...) Thời kỳ các cường quốc chính trị « cũ » và Hoa Kỳ độc quyền để can thiệp quân sự bảo vệ an ninh sắp qua rồi."
Xung đột trong thế giới Hồi Giáo làm cho Bắc Kinh vô cùng lo lắng, do giá dầu leo thang và nguy cơ lạm phát ngày càng tăng ở Trung Quốc. Le Monde cũng cho biết, các công ty Trung Quốc hoạt động ở Bắc Phi và Trung Đông bị tổn thất to lớn. Lượng hợp đồng mới được kư giảm đến hơn 50% trong hai tháng đầu năm 2011. Tất cả các dự án của Trung Quốc ở Libya đều bị hoăn lại. Bộ thương mại Trung Quốc thừa nhận : các công ty Trung Quốc bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Về sự việc này, một chuyên gia quản lư rủi ro thuộc Đại học Bắc Kinh nhận định, các công ty Trung Quốc chưa được chuẩn bị tốt để đối phó với những bất ổn chính trị như thế này. Theo chuyên gia này, trong chiến lược đầu tư, các công ty cần xem xét kỹ t́nh h́nh chính trị ở nước được đầu tư.
Pháp giúp Nhật Bản trong hạt nhân: một sự giúp đỡ không hoàn toàn vô tư
Liên quan đến quan hệ Pháp-Nhật, với bài viết « Pháp giúp Nhật Bản : một sự giúp đỡ không hoàn toàn vô tư», Le Monde thông tin về chuyến thăm Nhật Bản của tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Tờ báo cho biết, quốc đảo này vẫn là thị trường béo bở của tập đoàn năng lượng Avera của Pháp.
Ngày 28/3 Nhật Bản chính thức lên tiếng nhờ Pháp tiếp tay khắc phục sự cố hạt nhân tại nhà máy Fukushima, th́ ngày 31/3, tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đă đến Tokyo với một phái đoàn hùng hậu: bộ trưởng bộ kinh tế, lănh đạo tập đoàn Areva và nhiều quan chức và kỹ sư hạt nhân. Người đứng đầu tập đoàn Areva sẽ ở lại Tokyo đến hôm nay, để bàn bạc cụ thể những điều Nhật cần hỗ trợ.
Sáu chuyên gia năng lượng nguyên tử của Pháp đă có mặt ở Nhật, trong tuần tới con số này có thể lên đến 20. Ngoài nhân lực, Pháp c̣n đề nghị hỗ trợ người máy để can thiệp vào những vùng có nguy hiểm cao. Pháp cũng tham gia hỗ trợ giai đoạn hậu thảm họa để khắc phục hậu quả cho con người và môi trường.
Riêng đối với hăng Areva, mục đích lần này cũng là muốn đánh bóng lại h́nh ảnh của ḿnh, sau việc các kỹ sư của hăng làm việc ở khu vực nhà máy Fukushima « bỏ của chạy lấy người » về Châu Âu khi xảy ra động đất. Người điều hành Areva khẳng định, sẽ giúp Nhật trong thảm họa này.
Theo Le Monde, Nhật Bản vẫn là thị trường quan trọng của Areva. Những năm vừa qua, hăng này đă kư kết hợp đồng đối tác với nhiều tập đoàn của Nhật trong nhiều lĩnh vực hoạt động, trong đó có cả sản xuất thanh nhiên liệu cho nhà máy điện hạt nhân. Tập đoàn này cũng nhận xử lư trên đất Pháp, rác thải công nghiệp đến từ Nhật Bản. Areva cũng đảm nhận việc chuyển giao công nghệ xây dựng một khu xử lư rác thải hạt nhân trên đảo Hokkaido. Areva cũng bán thanh nhiên liệu MOX cho nhiều công ty điện lực Nhật Bản.
Phụ nữ Pháp vẫn c̣n chịu nhiều thua thiệt !
Đến với xă hội Pháp, Libération phản ánh về t́nh h́nh bất b́nh đẳng giới ở nước này với bài viết « Bản tuyên ngôn mới của những người đấu tranh cho nữ quyền ».
Ngày 5/4/1971, 343 phụ nữ Pháp đă kư tên vào bản tuyên ngôn đ̣i quyền được phá thai tự do. Khi đó, họ chọn báo Le Nouvel Oberservateur để đăng bài. 40 năm sau, những người đấu tranh cho nữ quyền ở Pháp chọn tờ Libération để thông cáo bản tuyên ngôn mới. Họ đến từ nhiều tầng lớp trong xă hội : diễn viên, ca sỹ, nhà văn, giảng viên, nhà nghiên cứu …
Đối với thế hệ đấu tranh mới này, vấn đề b́nh đẳng giới là một vấn đề chính trị trọng đại, chứ không phải chỉ là một tṛ trêu chọc cánh mày râu.
Bản tuyên ngôn lần này nói về quyền phá thai tự do, bạo hành giới, tiền hưu, lương chênh lệnh giữa nam và nữ, công việc nội trợ, hay điều kiện tiếp cận quyền lực của phụ nữ …
Trong đời sống chính trị cũng như thường nhật, phụ nữ Pháp hiện c̣n chịu nhiều thiệt tḥi. Libération cũng thông tin thêm rằng Pháp được xếp thứ 46 trong bảng xếp hạng về t́nh trạng bất b́nh đẳng trên thế giới.
Lê Phước
(trích đăng từ nguồn RFI)
|