Tiếp sau những bộ phim được đánh giá cao về chất lượng, nội dung tư tưởng và tâm huyết của ê kíp đoàn làm phim th́ giờ vàng phim truyện Việt trên VTV3 liên tiếp xuất hiện những bộ phim mà dường như chất lượng chẳng hề tương xứng chút nào.
Càng đi càng đuối
Sự ra đời của khung giờ vàng trên kênh VTV3 của Đài truyền H́nh Việt Nam trong một thời gian đă “kéo” được một bộ phận người xem về với phim nội vốn đă chịu cảnh đ́u hiu. Với những Ma làng”, “Gió làng Ḱnh”, “Luật đời”… dù là những “món ăn” vẫn c̣n sượng sạo hay vương sạn th́ ít ra giờ vàng phim truyện Việt cũng đă làm được một điều ǵ đó để bạn đọc chịu ngồi trước màn h́nh ti vi, chăm chú theo dơi và hồi hộp chờ đợi các tập tiếp theo.
Sau đó nữa là không khí phê b́nh và phản biện cũng rộ lên từ các trang báo chính thống đến các diễn đàn của người xem. Đó là những “tín hiệu” đáng mừng cho ḍng phim truyện Việt Nam tưởng như đă bị “đá” ra khỏi vùng sân mà ḿnh là chủ nhà. Tuy nhiên, cơn gió mới mà những bộ phim đó dường như chỉ như một chút lạnh của “gió nàng Bân” chỉ kịp để lại một chút dư vị trong ḷng người xem.
Tiếp sau những bộ phim được đánh giá cao về chất lượng, nội dung tư tưởng và tâm huyết của ê kíp đoàn làm phim th́ giờ vàng phim truyện Việt trên VTV3 liên tiếp xuất hiện những bộ phim mà dường như chất lượng chẳng hề tương xứng chút nào. Nếu không muốn dùng từ: Quá tệ.
Khởi đầu cho những cơn gió độc ấy phải kể đến sêri phim “Những người độc thân vui vẻ”. Một bộ phim được mua bản quyền từ một nước láng giềng, quy tụ một dàn sao đ́nh đám của điện ảnh phía Bắc, đầu tư mạnh tay, quảng cáo rầm rộ và người xem hào hứng chờ đợi một phát nổ thành công. Tuy nhiên, chỉ sau mấy tập đầu lạ lẫm là gây được sự chú ư của độc giả, càng về sau “Những người độc thân vui vẻ” dường như phải chuyển thành “Những người độc thân đuối dần”.
Sau “Những người độc thân vui vẻ”, “mâm tiệc” của giờ vàng lại được dọn lên một món ăn mới cũng được tung hê là hứa hẹn thành công, tuy nhiên trái với mong đợi bộ phim “Có lẽ nào ta yêu nhau” cũng nhanh chóng bị độc giả loại ra khỏi ṿng quan tâm, khi càng xem độc giả càng nhận thấy đang phải ăn một món ăn thừa thăi về gia vị với quá nhiều những chi tiết rờm rà.
Một bộ phim khác vừa xuất hiện trên giờ vàng phim truyện đă nhanh chóng chịu chung số phận với người anh em của ḿnh đó là “Anh chàng vượt thời gian”. Dường như nắm bắt được tâm lư của một bộ phận độc giả, đạo diễn phim đă cố gắng “lôi” về vài ba cái tên đang nổi trên những lĩnh vực chẳng liên quan ǵ đến đóng phim như ca sĩ Hứa Vĩ Văn hoặc anh chàng “nổi như cồn” trên mạng internet nhờ tài hát nhép Don Nguyễn. Tuy nhiên, sự hào nhoáng của các diễn viên vẫn không thể khỏa lấp được độ sạn của bộ phim này mà những diễn viên không chuyên kia cũng có một phần đóng góp.
Cảnh phim "Anh chàng vượt thời gian"
V́ sao nên nỗi?
Đánh giá một cách công bằng, những bộ phim xuất hiện trong giờ vàng dù không đạt được sự kỳ vọng như mong muốn, tuy nhiên nó cũng đă thổi vào đời sống phim Việt những luồng gió mới đầy sôi động. Có thể nh́n nhận đó như là một cuộc trở ḿnh để bước qua một sự chuyển giao mà lằn ranh của thất bại và thành công cũng là một thử thách đối với người làm nghề. Dẫu vậy, cũng cần thấy rằng, nếu như hạn chế được một số yếu tố, phim giờ vàng đă không đến nỗi chịu cảnh “ra trận hào hùng, thu quân lặng lẽ” như vậy.
Đầu tiên, có lẽ phải đề cập tới yếu tố thương mại dường như đă được các nhà làm phim đặt lên hàng đầu, khiến cho việc chạy đua về thời gian, về kịch bản và cả sự chuyên nghiệp của ekip bị đẩy xuồng hàng thứ yếu. Nhiều hăng phim sau thành công của một bộ phim đă tận dụng tiếng vang của nó để “thừa thắng xông lên” để tŕnh làng tiếp các bộ phim khác.
Một yếu tố khác phải kể tới đó là khâu đánh giá chất lượng của Đài truyền h́nh Việt Nam. Là đơn vị trực tiếp được giao nhiệm vụ hợp tác sản xuất, thẩm định chất lượng và cuối cùng là quyết định bộ phim đó có được lên sóng hay không.
Nh́n lại những diễn biến trong thời gian qua có thể thấy đài truyền h́nh Việt Nam chưa hoàn thành nhiệm vụ này, khi vẫn đề lọt cửa nhiều bộ phim mà một độc giả b́nh thường cũng có thể thẩm định được chất lượng. Dĩ nhiên, đơn vị này cũng có thể viện dẫn, một độc giả b́nh thường không thể đủ tŕnh độ để đánh giá một tác phẩm điện ảnh có chất lượng hay không, nếu ở t́nh huống này có thể thấy những độc giả b́nh thường đó chiếm phần lờn số lượng người xem truyền h́nh hiện nay. Yếu tố công chúng phải được coi trọng để sản phẩm truyền h́nh phù hợp với số đông người xem.
Bên cạnh đó việc “lạm dụng” những người nổi tiếng để tham gia vào việc đóng phim dường như vẫn là một “giải pháp” mang tính chất trang trí. Một Hứa Vĩ Văn quá mờ nhạt, một Mỹ Tâm sinh ra không để đóng phim , một Thu Minh chỉ hay khi hát…tất cả đă làm cho tổng thể kết cấu của bộ phim trở nên đổ vỡ và …nhàn nhạt.
Dường như sau khi bị giới chuyên môn và người hâm mộ đánh giá là “chưa tới” lần lượt từ đạo diễn phim cho đến diễn viên đều t́m các lư do để viện dẫn, gần đây nhât là diễn viên Kim Hiền khi nói về thất bại của “anh chàng vượt thời gian” mà chị tham gia, sau khi khẳng định kịch bản bộ phim là hay, Kim Hiền nói : “Cái mà chúng tôi đang thiếu chính là đoàn phim mất đi một đạo diễn, một người chỉ đạo nghệ thuật xuyên suốt cho cả bộ phim chứ không phải chúng tôi diễn dở hay kịch bản phim quá dở”.
Đúng như nhận định của Kim Hiền, một con tàu nếu thiếu một đầu tàu sẽ không đi định hướng ban đầu. V́ thế, trong thời gian tới có thể người xem truyền h́nh lại phải “thưởng thức" và “tiêu hóa” những bộ phim đầy sạn.
Theo VnMedia