R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 108
|
Không nghe nguyên thủ, bộ trưởng, chủ tịch nào đi xe buưt
1.Chiếc phà thủng đáy và cái cẩu trục
Bóng dáng “con tàu ma” Vinashin đă lại hiển hiện đó đây, khi hàng loạt các ông lớn đồng loạt kêu lỗ. Dầu khí lỗ. Điện lỗ. Xăng lỗ. Và mới nhất là vụ lỗ đến mức “chuyển cơ quan điều tra” của một DN cho thuê tài chính, tất nhiên là doanh nghiệp nhà nước.
Vẫn là con số quen “hàng ngàn tỷ” xuất hiện , khi việc kinh doanh “cái cẩu trục”, thực chất là việc sử dụng những đồng vốn nhà nước của Công ty cho thuê tài chính II-Ngân hàng NN và PTNT bị phát hiện. Công ty II mua một xe cẩu thuỷ lực 250 tấn của Công ty TNHH xây dựng và thương mại Quang Vinh với giá 65 tỉ đồng. Trong khi đó, chỉ 7 ngày trước, Quang Vinh mua chiếc xe này với giá chỉ chưa tới 32 tỉ đồng. Thương vụ cái cẩu trục này chứa đầy đủ bản chất của việc kinh doanh không bằng tiền túi, không bằng những đồng tiền xương máu của ḿnh. Đây là một thương vụ kinh doanh lấy lỗ.
Bởi vậy, Công ty II, với tư cách là một DNNN, có lỗ đến 3.000 tỷ chỉ trong một năm kinh doanh dường như cũng không làm ai bất ngờ. Vụ mua xe cẩu chẳng khác ǵ việc Vinashin mua chiếc phà thủng đáy rồi gọi mĩ miều “Khách sạn trên biển” với cái tên Hoa Sen.
3.000 tỷ là bao nhiêu? Là gần một nửa số tiền (7.000 tỷ đồng) mà Chính phủ dự định giảm thuế thu nhập cho 200 ngàn DN vừa và nhỏ. Vừa bằng số tiền mà Nhà nước hỗ trợ đột xuất (bao gồm cả hỗ trợ tiền điện) cho 15 triệu người nghèo và đối tượng chính sách.
Nhưng lỗ đến 3.000 tỷ trong chỉ 1 năm (Chưa tính số lỗ nguy cơ có thể lên đến 4.600 tỷ) th́ những yếu tố khách quan, hoặc tŕnh độ quản lư, thậm chí cả nguyên nhân tham nhũng, làm trái rơ ràng cũng chỉ là một phần. C̣n có một nguyên nhân khác là sự hiệu quả khi doanh nghiệp công, trong sự phân biệt với doanh nghiệp tư, sử dụng tài sản, sử dụng vốn nhà nước y như của chùa.
Có nhiều điều đáng nói xung quanh số lỗ khổng lồ này. Thứ nhất, số lỗ gấp 8,5 lần vốn điều lệ của Công ty II. Đang cho thấy việc vay vốn quá dễ dàng của các doanh nghiệp nhà nước đang gây hoạ cho chính họ. Và thứ hai, việc kinh doanh, rồi báo lỗ lâu nay đă trở thành căn bệnh của các DNNN. Năm ngoái, khi kết quả giám sát về quản lư, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước được công bố, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đă văn bản hoá, đă chính thức hoá một thực tế, rằng: Trong khi chiếm những lợi thế rất lớn về đất đai, về tài nguyên, về khả năng huy động vốn th́ hiệu quả sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại DN Nhà nước nói chung, tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước nói riêng c̣n thấp, chưa tương xứng với quy mô, vị trí và vai tṛ trong nền kinh tế.
Nhưng câu chuyện cái cẩu trục hay trước đó là chiếc phà thủng đáy Vinashin c̣n chứa đựng một câu chuyện khác: Dường như việc kinh doanh, và báo lỗ quá dễ được chấp thuận dù lư lo được đưa ra rất nhạt, nằm cả trong mấy chữ “nghĩa vụ công ích”.
Trường hợp gần đây nhất c̣n cho thấy một khía cạnh khác: Ngoài việc thản nhiên kêu lỗ, DNNN c̣n đàng hoàng hoặc xin tái cơ cấu, hoặc xin cơ chế đặc biệt. Tổng công ty xăng dầu là một ví dụ. lỗ 3.600 tỷ chỉ trong 3 tháng, và họ xin có một tỷ giá riêng.
Chừng nào việc sử dụng vốn nhà nước c̣n “của chùa” với toàn “cơ chế cà rốt” chưa chấm dứt th́ rơ rang những “thương vụ cẩu trục” chỉ là sự tiếp nối những chiếc “phà thủng đáy” mà thôi.
2.Có mùi đổ bác
Năm ngoái, cư dân mạng xôn xao khi clip một công dân phố phường, không đội mũ bảo hiểm, mặc áo “Lờ vai”, đi giày hip-hop- cưỡi ngựa nhong nhong trên phố được tung lên Youtube.
Có lẽ sắp tới, h́nh ảnh này sẽ không lạ nữa khi giá xăng lên cao chót vót, và nhất là khi quy định “Xe chẵn đi ngày chẵn, xe lẻ đi ngày lẻ” được thực hiện. Thậm chí, để có thể đi được cả ngày chẵn lẫn ngày lẻ, bên cạnh ngựa, người ta c̣n cưỡi ḅ, cưỡi trâu nữa, vừa tiết kiệm lại được tiếng… thuần Việt.
Năm 2007, nhà báo Đinh Phong phát biểu trong một hội nghị của ngành giao thông TP HCM: “Làm như thế là không ổn! Vợ tôi đẻ vào ngày chẵn th́ phải đợi đến ngày lẻ mới được đến bệnh viện…?”. Cái ư tưởng “chẵn lẻ”, biện pháp giảm ùn tắc có “mùi đổ bác” bấy giờ gặp phải sự phản ứng dữ dội của dư luận, không chỉ v́ chuyện…đẻ. Đến giờ, sau 4 năm, biện pháp giảm tải, thực chất là một thứ lệnh cấm đó lại được tái đề xuất một cách hăng hái hơn. Nào là: Xe quá nhiều…băi đỗ xe quá thiếu…kẹt xe trầm trọng…Ô nhiễm báo động. Một quan chức ngành giao thông vận tải c̣n nhanh nhảu tính rằng: Nếu mỗi xe chỉ cần giảm từ 1/4 – 1 lít xăng th́ thành phố sẽ tiết kiệm được 700 ngàn lít, tương đương 15 tỉ đồng/ngày. Song song với biện pháp “chẵn lẻ”, ngành giao thông cũng đề ra giải pháp “mọi người cùng buưt”. Đặc biệt, đối với cán bộ công chức phải gương mẫu thực hiện đi xe buưt ít nhất một ngày/tuần.
Xe buưt cũng lại là chuyện cũ rích. Chính TP đă từng kêu gọi từ hồi năm 2008 khi bác Quân chém gió sẽ tiết kiệm những 80 tỷ mỗi ngày nếu (tất nhiên là có chữ nếu ở đây), nếu người dân chuyển sang đi xe buưt. Bác Quân- Chủ tịch, bác Phượng- Giám đốc Sở cũng kêu gọi các cán bộ, đảng viên gương mẫu. Không biết bác Phượng đă từng đi xe buưt chưa. Không biết bác Quân từ bấy đă có lần nào đi làm bằng xe buưt hay không, chứ Hà Nội th́ tuyệt đối không. Nói đến chuyện buưt, cũng không thể không nhắc lại chuyện Chủ tịch nước cũng đă từng “xuống đường cùng buưt”. Nhưng đó là chuyến xe…vía, đi vào dịp tết, có các bộ trưởng, chủ tịch và báo chí, tất nhiên là “Vê tê vê” tháp tùng. Chuyện này xảy ra cách đây non chục năm rồi. Và suốt 10 năm nay, cũng không c̣n nghe lại chuyện nguyên thủ, bộ trưởng, chủ tịch hay bất kỳ quan chức nào đi xe buưt nữa. H́nh như xe buưt, dân gian hay gọi là quan tài bay là thứ chỉ dành cho dân chúng.
Trở lại câu chuyện chẵn lẻ. Dường như nó đang cho thấy một điều là trong suốt 4 năm qua, kể từ lần đầu đưa ra ư tưởng này năm 2007, các nhà quản lư Thành phố đă không c̣n nghĩ được cái ǵ hay hơn, khả dĩ hơn ngoài việc copy and paste một cách máy móc cách thức cấm đoán mà “nước lạ” đă dùng. Nó bí, cũ, nhàm và bất khả thi đến mức có cảm tưởng là quan chức giao thông đang tuyệt vọng và họ buộc phải đề xuất cho có để khỏi mang tiếng với đồng lương từ thuế của dân chúng vẫn nhận mỗi tháng. Bởi cái lợi của sự cấm, thực chất cũng chỉ là cái lợi cho việc quản lư, của các nhà quản lư. Chưa nói tới việc có sự bất b́nh đẳng rơ ràng khi quy định này chỉ nhăm nhăm áp dụng cho dân chúng (Hay là xe biển xanh th́ không gây ùn tắc nhỉ?), chả khác ǵ cuộc “miệt thị nhà quê” khi Hà Nội định cấm xe ngoại tỉnh vào năm 2004. Nhớ hồi có quy định mỗi người chỉ được đăng kư một xe máy, Bà Ngô Minh Hồng – phó giám đốc Sở Tư pháp TPHCM đă phân tích sự ngớ ngẩn của quy định này, rằng: Dù một người có đăng kư sở hữu nhiều xe gắn máy đi nữa nhưng khi đi đường th́ mỗi người cũng chỉ chạy được một xe. C̣n với quy định chẵn lẻ này, dân chúng thực tế đă mất 50% tài sản, tăng thêm 100% sự phiền hà.
Năm 2003, Bộ Công an ra quy định mỗi công dân chỉ được đăng kư một xe máy. Năm 2004, Hà Nội đề xuất cấm xe máy ngoại tỉnh. Rồi từ sau đó liên tục các ư tưởng cấm: Ngực lép không được lái xe. Thu phí ô tô vào nội thành…Rồi th́ la liệt chuyện cấm đường, xẻ hè, bịt ngă tư. Toàn những thứ cấm đoán vô lư và oái oăm để kết quả cuối cùng hoặc phải băi bỏ v́ vi hiến, v́ thiếu hiệu quả, hoặc không thể thực thi v́ vấp phải sự phản ứng của dân chúng.
La liệt các kiểu cấm đoán đang cho thấy tư duy của các nhà quản lư là cái ǵ khó th́ cấm, cấm đoán một cách vô lư và bế tắc. Và với sự khó đang tràn ngập phố phường thế này, không biết sẽ c̣n lệnh cấm ǵ nữa sẽ được đề xuất.
Ngày chẵn đàn ông ra đường, ngày lẻ đàn bà đi làm?
Chả biết chừng.
(Theo Đào Tuấn’s blog, đầu đề của Quê choa)
Copy and paste…“nước lạ”
|