Mỹ, Nhật suy yếu, thế giới có nhiều biến động tạo ra "thời kỳ cơ hội chiến lược" cho Trung Quốc? Các nhà phân tích liên tục có những cuộc tranh luận nảy lửa về chiến lược mang tầm quốc tế này.
Thời gian gần đây, hàng loạt những sự kiện quốc tế nóng bỏng dồn dập xảy ra: "thảm họa chồng thảm họa" tại Nhật Bản khiến Chính phủ và người dân lao đao chống chọi, liên minh phương Tây rầm rộ công kích Libya khiến cục diện nơi đây vô cùng rối ren, nội bộ chính đảng Mỹ “khục khặc”, bất đồng…
Những sự kiện ấy chắc chắn tác động không nhỏ tới “thời kỳ cơ hội chiến lược” mà Trung Quốc đang từng bước xây dựng trong 20 năm đầu của thế kỷ mới. Nhưng giấc mộng lớn của người Trung Hoa liệu có trở thành hiện thực hay đang dần tan vỡ?
Không ít chuyên gia phân tích cho rằng, thảm họa động đất và ṛ rỉ phóng xạ sẽ khiến kinh tế Nhật Bản ngày càng kiệt quệ, nội lực phát triển của quốc gia này cũng không ngừng giảm sút, do vậy không đủ thực lực cạnh tranh với láng giềng Trung Quốc.
Cũng có học giả cho rằng, t́nh h́nh rối loạn tại Trung Đông đem lại cho Trung Quốc nhiều cơ hội nâng tầm vị thế trên trường quốc tế. Mỹ suy yếu tạo ra không gian rộng lớn cho các cường quốc và những nước mới nổi khác, đặc biệt là Trung Quốc “tha hồ vùng vẫy”.
Giấc mộng xây dựng "thời kỳ cơ hội chiến lược" của Trung Quốc có thành hiện thực?
Tuy nhiên, những khó khăn trong quá tŕnh khôi phục kinh tế và chia rẽ chính trị ngày càng hằn sâu trong nội bộ Chính phủ khiến Mỹ phải chuyển hướng chiến lược, chú trọng nhiều hơn tới các vấn đề quốc nội. Do vậy, không ít ư kiến cho rằng, đây là cơ hội ngàn vàng để Trung Quốc nổi lên như một siêu cường với giấc mộng thực hiện thành công “thời kỳ cơ hội chiến lược” của ḿnh.
Tuy nhiên, con đường vươn tới mục tiêu phồn thịnh của Trung Quốc liệu chỉ có thảm đỏ và hoa hồng như những quan điểm thường thấy trên đây?
Sự cố nổ hạt nhân của Nhật có đem lại "cơ hội ngàn vàng" cho Trung Quốc?
Thảm họa động đất, nổ hạt nhân thực sự đang “uy hiếp” Nhật Bản, nhưng mức độ ảnh hưởng có quá nghiêm trọng?
Trước hết, có thể khẳng định, thảm họa chồng thảm họa vừa qua dồn dập xảy ra tại các khu vực có nền kinh tế khá lạc hậu trong toàn nước Nhật. Ngành sản xuất chính tại những tỉnh này chủ yếu là nông nghiệp, phần lớn người dân có thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi.
Ngoài ra, một số cơ quan truyền thông c̣n tiến hành điều tra mức độ ảnh hưởng của thảm họa động đất đối với các ngành sản xuất phát triển tại Nhật. Kết quả cho thấy, chỉ có ngành công nghiệp bán dẫn bị ảnh hưởng nặng nề, các ngành sản xuất khác vẫn nằm trong “ṿng an toàn”.
Khu vực này chỉ chiếm 6% GDP toàn quốc, v́ vậy, dù kiệt quệ sau thảm họa, miền đông Nhật Bản vẫn không thể trở thành nguyên nhân nhấn ch́m khả năng khôi phục và phát triển kinh tế của nước này.
Hơn một tháng trôi qua, nhưng nguy cơ nhiễm phóng xạ hạt nhân vẫn là “đám mây đen” giăng kín bầu trời nước Nhật, châm ng̣i cho nguy cơ "đảo chính" trong nội các. Một quan chức Bộ kinh tế nước này cho hay: “Chính trị Nhật Bản cần một cuộc cải tổ lớn, chỉ có đoàn kết mới tạo nên sức mạnh thần kỳ, giúp đất nước nhanh chóng phục hồi”.
Quả thực, sau những thảm họa kinh hoàng vừa qua, nội các nước này liên tục hạ quyết tâm khôi phục đất nước. Bất luận Thủ tướng Naoto Kan có từ chức hay không, chính trị Nhật Bản chắc chắn sẽ chuyển hướng “đại liên kết” - “liều thuốc thần kỳ” giúp đất nước đang tràn ngập đau thương này phục hồi nhanh chóng.
Một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc không thể xem nhẹ, đó là, quan hệ Nhật – Mỹ dường như càng được “sưởi ấm”, đặc biệt là trong vấn đề an ninh sau hoạn nạn.
Khả năng khôi phục, vực dậy đất nước và mối quan hệ đồng minh thân cận, khăng khít Nhật – Mỹ rơ ràng là rào cản lớn khiến Trung Quốc dần hiểu rằng, con đường biến giấc mộng “thời kỳ cơ hội chiến lược” thành hiện thực không chỉ có hoa hồng.
Bạo loạn Trung Đông có lợi cho Trung Quốc?
Không thể phủ nhận t́nh h́nh bạo loạn ở Trung Đông ảnh hưởng nghiêm trọng tới vấn đề an ninh năng lượng. Giá dầu thô của thế giới ngày càng leo thang chóng mặt. 80% lượng dầu của Trung Quốc đều từ nguồn nhập khẩu. Động thái tăng giá dầu trong những ngày qua của Chính phủ Trung Quốc cho thấy nước này cũng đang chật vật đương đầu với những nguy cơ khủng hoảng an ninh năng lượng.
Cũng có học giả cho rằng, thái độ “dùng dằng” của Mỹ tại Trung Đông, đặc biệt là nhường sân cho NATO trong chiến dịch không kích Libya tạo ra không gian thông thoáng để những nước mới nổi như Trung Quốc thỏa sức thể hiện vai tṛ của ḿnh trong giải quyết các vấn đề quốc tế.
Tuy nhiên, động thái thu hẹp quyền lực của Mỹ xuất phát bởi hai nguyên nhân. Một là, Mỹ chưa thực sự chuẩn bị đầy đủ mọi tiềm lực khi “nhúng tay” vào khu vực nóng bỏng này. Hai là, Mỹ đang có ư đồ “thoát thân” khỏi Trung Đông, mượn tay lực lượng liên quân hùng mạnh để bảo vệ lợi ích chiến lược của ḿnh tại đây.
Do đó, hành động này của Mỹ chỉ là một cách ngụy trang khéo léo, là trạng thái tạm thời trong chiến lược dài kỳ tại mảnh đất "màu mỡ" này. Mỹ chắc chắn sẽ không để nước khác mặc sức làm giàu tại mảnh đất "màu mỡ" này, đặc biệt là Trung Quốc.
Không ít ư kiến cho rằng, hiện Wasington gặp quá nhiều khó khăn trong quá tŕnh khôi phục kinh tế. Những chia rẽ trong nội bộ Chính phủ cũng ngày càng hằn sâu, khiến Obama buộc phải giải quyết tốt mọi vấn đề quốc nội nếu muốn tái đắc cử trong nhiệm kỳ mới. Mỹ đang phải tiếp tục những hành động quân sự tại Iraq và Afghanistan. Do vậy, Wasington có thể lơ là nhiệm vụ ḱm hăm sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc trong thời gian tới.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, "bóng dáng" NATO mang đậm phong cách Mỹ tại châu Á dần lộ diện, Mỹ đang tỏ rơ khả năng củng cố, duy tŕ tốt hệ thống này.
Ngày 8/2/2011, Mỹ cho công bố “Chiến lược quân sự quốc gia”. Giới phân tích cho rằng, so với chiến lược quân sự được công bố năm 2004, chiến lược mới hướng trọng tâm vào phương Đông, khu vực châu Á - Thái B́nh Dương trở thành trọng điểm chiến lược mới của quân đội Mỹ. Điều này hoàn toàn trùng khớp với động thái “trở lại châu Á - Thái B́nh Dương” năm 2010 của Washington.
Viện nghiên cứu Cato, Mỹ chỉ rơ: “Thành tựu ngoại giao của Trung Quốc trên vũ đài quốc tế có được là kết quả trực tiếp hoặc gián tiếp từ những vụ việc xử lư chưa hiệu quả của Mỹ. Tuy nhiên, Wasington vẫn thể hiện tầm lănh đạo sáng suốt của ḿnh. Do vậy, con đường trở thành siêu cường của Trung Quốc vẫn gặp phải không ít trở ngại”.
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc trong thời gian qua đem lại không ít lo ngại cho các "anh tài" khác. Tuy nhiên, những mâu thuẫn và khó khăn c̣n song song tồn tại trên bước đường cải cách của nước này. Mọi điều bất cẩn sẽ khiến Trung Quốc nhận về kết quả không như mong muốn.
Do vậy, những biến động, xoay vần của t́nh h́nh thế giới đang trở thành một rào cản lớn lao của Trung Quốc trên bước đường vươn ḿnh trỗi dậy. Giấc mộng xây dựng: “thời kỳ cơ hội chiến lược” của cường quốc này liệu có dễ dàng thành hiện thực?
Mai Anh (theo Xinhua, Zaobao)