R8 Vơ Lâm Chí Tôn
Join Date: Jun 2009
Location: US
Posts: 17,796
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 33
|
Tinh thần dân tộc Miến Điện : lực cản đà bành trướng của Trung Quốc
Từ viện trợ quân sự cho đến đầu tư kinh tế, Trung Quốc ngày càng muốn tăng cường uy thế của ḿnh tại Miến Điện. Chiến lược của Bắc Kinh là khai thác tài nguyên và tận dụng vị trí địa dư thiết yếu của Miến Điện.Tuy nhiên, ư muốn bành trướng của Trung Quốc phải vượt qua cản lực là tinh thần quốc gia của giới quân sự đương quyền tại Miến Điện.
Lợi dụng thời cơ chính quyền quân sự Miến Điện bị phương Tây cô lập từ sau vụ tàn sát người dân biểu t́nh vào năm 1988, Trung Quốc đă không ngừng hậu thuẫn giới tướng lănh cầm quyền tại quốc gia Đông Nam Á này. Từ các trợ giúp về mặt quân sự lúc ban đầu, Bắc Kinh càng lúc càng tăng cường sự thâm nhập về mặt kinh tế, nhằm hai mục tiêu chiến lược rơ rệt : khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào của Miến Điện phục vụ cho nền kinh tế Trung Quốc, đồng thời mượn lănh thổ Miến Điện để mở đường ra Ấn Độ Dương và xuống phía nam vùng Đông Nam Á.
Ông Giả Khánh Lâm, nhân vật số 4 trong chính quyền Trung Quốc, tham quan chùa Shwedagon tại Yangun ngày 04/04/2011. Reuters
Chủ trương tồn tại từ thời chính quyền quân sự như đă được Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh với chế độ dân sự mới tại Miến Điện. Cuối tháng 03/2011, tập đoàn quân sự Miến Điện đă chính thức rút lui, nhường bước cho chính quyền dân sự của Tổng thống Thein Sein. Chỉ vài hôm sau, Trung Quốc đă cử ngay ông Giả Khánh Lâm, nhân vật số 4 trong chế độ Bắc Kinh, qua công du Miến Điện để đưa quan hệ Miến – Trung lên “một tầm cao mới”.
Tại Miến Điện, thượng khách Trung Quốc đă kư kết một loạt thỏa thuận kinh tế quan trọng như việc xây dựng cho Miến Điện một nhà máy lọc dầu, công suất khoảng năm triệu tấn dầu thô một năm, hay cam kết khoản tín dụng 30 tỷ nhân dân tệ (hơn 4,5 tỷ đô la) dành cho Ngân hàng Ngoại thương Miến Điện…
Phải nói là kinh tế Miến Điện đang phải dựa rất nhiều vào Trung Quốc. Theo ước tính của nhật báo Anh Financial Times, trong tài khóa 2010-2011 chẳng hạn, đầu tư của Trung Quốc vào Miến Điện lên đến 10 tỷ đô la, tương đương với 2 phần ba tổng số đầu tư ngoại quốc vào nước này.
Ngô Nhân Dụng, nhà b́nh luận báo Người Việt tại California (Hoa Kỳ) - nghe radio (mp3)
Ảnh hưởng của Trung Quốc tại Miến Điện quả đúng là rất mạnh, và có chiều hướng gia tăng. Trả lời phỏng vấn của RFI, ông Ngô Nhân Dụng, b́nh luận gia báo Người Việt tại California, một quan sát viên về t́nh h́nh Miến Điện và vừa mới ghé thăm nước này, cũng công nhận quy mô quan trọng của việc Trung Quốc thâm nhập vào Miến Điện.
- Về mặt quân sự, trợ giúp vũ khí của Trung Quốc sau năm 1988 đă từng giúp Miến Điện trang bị cho một đạo quân lên đến nửa triệu người, đông thứ hai tại Đông Nam Á.
- Về kinh tế, đầu tư của Trung Quốc chủ yếu nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên của Miến Điện như đá quư, rừng, quặng mỏ và dầu khí...
- Hạ tầng cơ sở do Trung Quốc xây dựng tại Miến Điện nhằm giúp mở đường cho các tỉnh bên trong đất liền của Trung Quốc như Vân Nam, Tứ Xuyên... có ngơ thông thương xuống Đông Nam Á hay đi qua Ấn Độ Dương.
- Một ư đồ chiến lược quan trọng là đường vận chuyển dầu khí trực tiếp từ Miến Điện qua Trung Quốc hay từ Trung Đông, mượn ngơ Miến Điện để vào Trung Quốc, tránh được tuyến hàng hải qua eo biển Malacca hiện trong ṿng kiểm soát của Hải quân Mỹ.
Tuy nhiên, nếu ư muốn của Bắc Kinh là khống chế hoàn toàn được Miến Điện, th́ điều đó, theo ông Ngô Nhân Dụng rất khó thực hiện do tinh thần dân tộc chủ nghĩa cao độ của giới tướng lănh cầm quyền cũng như của người dân.
- Sự hiện diện đông đảo của người Hoa tại Miến Điện đă khiến cho cư dân tại chỗ quan ngại, đặc biệt là với cố đô Mandalay đă gần như trở thành một thành phố Trung Hoa, hay tại những vùng biên giới như thị trấn Mong La, đă bị "tàu hóa" hoàn toàn, với đồng tiền sử dụng là đồng nhân dân tệ, với mạng lưới điện thoại là hệ thống Trung Quốc...
- Chính quyền quân sự Miến Điện cũng lo ngại về khả năng hai cộng đồng sắc tộc người Wa và người Ko Kang, mà tổ tiên đến từ Trung Quốc, dễ trở thành một đạo quân thứ năm của Trung Quốc tại Miến Điện.
- Thái độ úy kỵ Trung Quốc thể hiện qua việc chính quyền quân sự Miến Điện kết thân với Ấn Độ, đồng thời trong một vài năm gần đây cũng hé mở cánh cửa hướng về Hoa Kỳ.
Về phần ḿnh, theo nhà báo Ngô Nhân Dụng, Washington cũng thay đổi chính sách với Miến Điện, trong khuôn khổ chủ trương củng cố trở lại chỗ đứng của Mỹ tại vùng Đông Nam Á.
Trọng Nghĩa
(RFI)
|