R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Dec 2008
Posts: 41,760
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 57
|
Trung Quốc đau đầu với kho dự trữ ngoại hối khổng lồ
Các quan chức và học giả Trung Quốc nh́n nhận dự trữ ngoại hối của nước này đang quá dư thừa và nên khống chế quanh 1.000 tỷ USD, thay v́ trên 3.000 tỷ USD như hiện nay.
Phát biểu tại trường đại học Thanh Hoa hôm 21/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên thẳng thắn thừa nhận quy mô dự trữ ngoại hối của nước này đă vượt quá nhu cầu hợp lư của nền kinh tế. Theo ông, dự trữ ngoại hối lớn làm thanh khoản trên thị trường dư thừa và gây sức ép đối với công tác điều hành của Ngân hàng Trung ương.
"Chính phủ đă có chỉ thị cần giảm bớt quy mô dự trữ ngoại hối, cần quản lư tốt đối với số ngoại hối hiện có, trong đó phải đa dạng hóa các loại ngoại hối dự trữ", ông nói.
Lời phát biểu của người đứng đầu Ngân hàng Trung ương cho thấy dự trữ ngoại hối đă trở thành vấn đề bức xúc, gây đau đầu cho các nhà lănh đạo Trung Quốc. Phần lớn các chuyên gia nhất trí với quan điểm của Chu Tiểu Xuyên cho rằng dự trữ ngoại hối đă vượt nhu cầu hợp lư của nền kinh tế.
Đến cuối tháng 3, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đă lên đến 3.044,7 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm hơn một phần ba trong tổng 9.000 tỷ USD dự trữ ngoại hối của thế giới. Con số này cũng lớn gấp hai lần so với tổng số ngoại hối dự trữ của các nước châu Âu, Nhật, Anh, Mỹ.
Đối với hoạt động của ngân hàng trung ương, dự trữ ngoại hối quá lớn gây nhiều khó khăn trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Nhân dân tệ (NDT) là đồng tiền chưa được tự do chuyển đổi, để ổn định tỷ giá, ngân hàng trung ương phải mua ngoại tệ vào và phải bán ngoại tệ có nguồn gốc từ đồng NDT ra, kết quả là làm tăng thêm các nghiệp vụ về ngoại tệ, ảnh hưởng đến khối lượng cung ứng tiền tệ.
Đối với các nước sở hữu đồng tiền mạnh có khả năng chuyển đổi, dự trữ ngoại hối bao nhiêu không quan trọng, ví dụ như Mỹ, tổng số ngoại hối dự trữ chỉ bằng 2% dự trữ của Trung Quốc. Song Mỹ không lo lắng v́ USD là đồng tiền thanh toán quốc tế, mà chỉ quan tâm đến sự an toàn của số vàng dự trữ, hiện nay dự trữ vàng của Mỹ lớn gấp 7 lần của Trung Quốc.
Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc luôn ở thế bị động so với Mỹ. Trung Quốc phải làm việc vất vả để sản xuất ra hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của Mỹ, c̣n Mỹ chỉ phải trả cho Trung Quốc đồng bạc xanh. Nói cách khác Mỹ nắm quyền chủ động về việc phát hành tiền tệ và thị trường, trong khi đó Trung Quốc phụ thuộc vào thị trường Mỹ và đồng USD.
Do đó đă đến lúc cần nghiên cứu để cải cách cơ chế quản lư ngoại hối dự trữ Trung Quốc. Hiện nay cơ cấu ngoại hối dự trữ của Trung Quốc chủ yếu là dự trữ bằng ngoại tệ, chưa chú ư đến dự trữ bằng tài sản ngoại hối, mặc dù hiệu quả kinh tế của dự trữ bằng tài sản ngoại hối lớn hơn dự trữ bằng ngoại tệ. Việc chuyển đổi cơ cấu dự trữ sang tài sản ngoại hối cần lựa chọn đầu tư vào các tài sản có giá trị cao như ruộng đất, khoáng sản, rừng núi và các cổ phiếu của các công ty có uy tín.
Ngày 25/4, Tang Soang Ning, Tổng giám đốc tập đoàn Đại Quang cho rằng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc nên khống chế ở mức từ 800 – 1.300 tỷ USD. Số ngoại hối dự trữ dư thừa nên có kế hoạch phân bổ để sử dụng có hiệu quả.
Kiến nghị này được đưa ra dựa trên cơ sở: Tổng số nợ nước ngoài của Trung Quốc hiện nay là 500 tỷ USD, trong đó nợ ngắn hạn là 370 tỷ USD, giả sử như đảm bảo 100% khả năng trả nợ nước ngoài th́ cũng chỉ cần 500 tỷ USD. Mặt khác theo thông lệ quốc tế Trung Quốc cần có số ngoại hối dự trữ đảm bảo cho 3 tháng nhập khẩu, con số này tương đương quăng 660 tỷ USD. Thứ ba là cần đảm bảo nhu cầu ngoại tệ của các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay tổng số vốn FDI ở Trung Quốc quăng 1.000 tỷ USD, căn cứ vào mức lợi nhuận của các nhà đầu tư là 10% tổng vốn đầu tư th́ nhu cầu ngoại hối của nhóm này là 100 tỷ USD.
Việc phân bổ số ngoại hối dự trữ dư thừa có thể theo hướng sau: Thứ nhất: phân bổ cho các ngành nghề quan trọng thuộc sở hữu nhà nước. Thứ hai: Sử dụng để mua các tài nguyên chiến lược. Thứ ba: sử dụng để đầu tư ra nước ngoài. Thứ tư: phát hành trái phiếu ở nước ngoài nhằm đẩy đồng USD ra ngoài và nâng cao khả năng quốc tế hóa đồng NDT. Thứ năm: Khuyến khích việc tự giữ ngoại hối trong dân.
Xia Wu, Ủy viên Ủy ban Chính sách tiền tệ Ngân hàng Trung ương cho rằng Trung Quốc chỉ cần duy tŕ quỹ dự trữ ngoại hối tương đương 1.000 tỷ USD là đủ, số ngoại hối dư thừa có thể đầu tư cho các kế hoạch đa dạng hóa ngoại hối dự trữ.
Zhang Mu Nan, Phó giám đốc Trung tâm rủi ro tín dụng cho rằng việc giảm quy mô dự trữ ngoại hối là vấn đề bức thiết, chỉ nên duy tŕ ở mức 800 tỷ USD là hợp lư.
Một số chuyên gia cho rằng dự trữ ngoại hối nhiều hay ít không quan trọng, vấn đề chính là sử dụng thế nào cho có hiệu quả, do đó cần phải đặt yêu cầu hiệu quả lên hàng đầu.
Theo vnexpress
|