Những thách thức của hai ngài đại sứ
LTS: Giữa tháng 2.2011, thứ trưởng bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường nhận quyết định chính thức từ Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết đảm nhiệm vị trí đại sứ Việt Nam tại Mỹ thay ông Lê Công Phụng kết thúc nhiệm kỳ.
Sau đó hai tháng, uỷ ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ thông qua đề cử của Tổng thống Barack Obama đối với vị trí đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông David Shear. Nếu được thượng viện chấp thuận, phó phụ tá ngoại trưởng Mỹ sẽ trở thành đại sứ thứ năm của Mỹ tại Việt Nam tính từ ông Pete Peterson năm 1997.
Bất kỳ thuật ngữ nào nhằm miêu tả mối quan hệ Mỹ – Việt đều sớm trở nên lỗi thời trước những chuyển động của hai bên.
Tân đại sứ Việt Nam tại Mỹ, Nguyễn Quốc Cường (phải) và tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear (trái)
Từ mối quan hệ ban đầu chỉ tập trung vào việc t́m kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam, các dấu hiệu hợp tác gần đây khiến một số nhà quan sát đă sử dụng cụm từ “mối quan hệ chiến lược” để h́nh dung về tương lai song phương giữa hai đất nước đă từng là cựu thù. Vượt trên các tên gọi của giới nghiên cứu hay các nhà ngoại giao, một góc nh́n trực diện vào bản chất thật sự của quan hệ Việt – Mỹ đang cần đưa lên bàn cân đánh giá làm tiền đề cho quá tŕnh hoạch định chính sách. Trong đó, hai yếu tố và một điểm tựa đóng vai tṛ khởi điểm đầu tiên.
Tác động cộng hưởng kép
Dẫu đa phương hay song phương, dẫu quan hệ kinh tế hay ngoại giao, dẫu trong hoàn cảnh thuận hoà hay đang c̣n tồn tại một số bất đồng trước mắt, có hai yếu tố cần được xem xét, đó là toàn cầu hoá kinh tế và trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực châu Á – Thái B́nh Dương.
Một mặt, sự lựa chọn của Việt Nam tham gia thị trường toàn cầu đă làm thay đổi định hướng trong các quyết định về chiến lược ngoại giao. Việc gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007 là một bước thứ hai trong quá tŕnh cải cách của Việt Nam, đánh dấu phương hướng đa phương hoá, đa dạng hoá trong các lựa chọn về chính sách đối ngoại. Quá tŕnh xích lại gần với cộng đồng chung thế giới nên được đánh giá trong bối cảnh đề cao các ưu tiên về phát triển và hiện đại hoá đất nước lên hàng đầu. Toàn cầu hoá trong mối quan hệ Việt – Mỹ, v́ thế, kiến tạo một h́nh dung về thế giới ngày càng liên kết mà trong đó chia sẻ lợi ích sẽ là yếu tố chủ đạo.
Bên cạnh đó, sự trỗi dậy của Trung Quốc xoay quanh cuộc tranh luận liệu cán cân quyền lực toàn cầu có đang chuyển đổi.
Với Trung Quốc, một ngôi sao đang lên, đồng nghĩa rằng đây sẽ là đầu máy tăng trưởng và thịnh vượng của nền kinh tế khu vực. Gắn kết vào nền kinh tế có 1,34 tỉ dân này là xu thế tất yếu, để tận dụng nguồn tài nguyên, giá thành nhân công, thị trường nội địa khổng lồ và xung lực tăng trưởng dồi dào.
Điểm mà các nhà phân tích chiến lược đặt câu hỏi là sự trỗi dậy của Trung Quốc (i) sẽ làm thay đổi cấu trúc “đồng minh” của Mỹ tại châu Á – Thái B́nh Dương như thế nào, và cũng không kém phần quan trọng (ii) là sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn chiến lược của các nước nhỏ hay các nước vẫn chưa định h́nh vị trí của ḿnh trong bàn cờ khu vực. Thái độ lúc mềm mỏng, lúc cứng rắn với từng quốc gia, diễn ra trong từng diễn đàn, từng t́nh huống từ Bắc Kinh tạo nên những tiên đoán khác nhau từ các nước liên quan. Hoặc như chính sách của Bắc Kinh trong hồ sơ sông Mekong thời gian vừa qua cũng gây lo ngại cho những nước ở hạ nguồn...
“Hăy cho tôi một điểm tựa...”
Quan hệ Việt – Mỹ đang trong giai đoạn mà yếu tố lợi ích đang đóng vai tṛ tiên quyết. Mỹ là một đối tác quan trọng với Việt Nam bởi những tích cực mà hợp tác kinh tế, thương mại, giáo dục, chuyển giao công nghệ do Mỹ đem lại. Ngược lại, Việt Nam càng ngày càng trở nên quan trọng hơn với Mỹ, xét trên bàn cờ địa chính trị chung của khu vực châu Á.
Riêng với chính quyền Obama, mở rộng hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, c̣n thể hiện thuyết sách ngoại giao mới tập trung vào ba ưu tiên chuyển đổi, trong đó ưu tiên chuyển đổi địa dư, từ châu Âu sang châu Á với sự trở lại của nước Mỹ tại khu vực Thái B́nh Dương, nằm ở vị trí đầu tiên.
Tuy vậy, kinh nghiệm “chơi” với Mỹ cho thấy, một hợp tác dựa vào tiêu chí lợi ích sẽ mang tính ngắn hạn và có khả năng bị thay đổi rất nhanh v́ chuyển biến lợi ích từ bên trong chính trị đối nội. Một hợp tác mà nền tảng của nó vừa dựa trên lợi ích nhưng cũng vừa phải vượt trên các yếu tố lợi ích, mới tiệm cận gần đến mô h́nh bền vững lâu dài.
Trên góc nh́n đó, quá tŕnh “định chế hoá” đang là bước kế tiếp mà hai bên cần tiến hành. Trong lĩnh vực kinh tế thương mại, “Hiệp định Thương mại tự do xuyên Thái B́nh Dương (Trans – Pacific Partnership Trade Agreement – TPP)” hiện đang đàm phán tới ṿng thứ sáu, là tâm điểm. Sáng kiến thương mại tự do được Mỹ khởi xướng gần đây, tiếp tục sẽ gắn Việt Nam vào ḍng thác thương mại đa phương toàn cầu, thiết lập một liên minh ngoại thương mà tầm hoạt động của nó là xuyên hai châu lục. Xét về mặt địa chính trị, ư nghĩa thứ hai vượt qua những con số: TPP hơn là một kế hoạch tự do thương mại. Trên căn bản, đó c̣n có thể được đánh giá là “một dự án chính trị” nhằm thiết chế hoá một môi trường khu vực ổn định. Lănh vực ngoại giao, quốc pḥng dường như nhạy cảm hơn, v́ gắn liền đến nhiều yếu tố khách quan khác trong khu vực.
Trả lời báo chí, đại sứ Lê Công Phụng cho biết: “Việt Nam và Mỹ đă nhất trí thiết lập cơ chế đối thoại chiến lược về an ninh – quốc pḥng và cho đến nay đă tiến hành được ba ṿng đối thoại. Việt Nam là một trong số rất ít các nước ở Đông Nam Á có cơ chế này với Mỹ”.
Một phát biểu khác của thứ trưởng bộ Quốc pḥng Nguyễn Chí Vịnh lại khẳng định chính sách “ba không” của Việt Nam: “không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia”. Động thái này cho thấy một “định chế cứng” ở dạng liên minh quân sự, theo đó, các nước ràng buộc với nhau bằng một cam kết bảo vệ an ninh lẫn nhau (và có thể chống lại một đe doạ đến từ phe thứ ba) không phải là lựa chọn hiện tại của Việt Nam. Một “định chế mềm”, tuy vậy, vẫn có thể khả thi qua h́nh thức đối thoại chiến lược về an ninh – quốc pḥng như lời của đại sứ Phụng hay các mô thức hợp tác hải quân mang tính chừng mực giữa Hoa Kỳ và Việt Nam thời gian gần đây.
Ngoài ra, trên b́nh diện đa phương, “Cộng đồng chung Đông Á” (East Asian Community – EAC) cũng là một diễn đàn khác, thông qua đó kết nối hơn vai tṛ của Mỹ vào các định chế an ninh chung của toàn vùng, mà cho đến nay nước Mỹ (cùng với Nga) vẫn c̣n bị giới hạn với tư cách là quan sát viên.
“Hăy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng quả đất lên”, câu nói của Archimedes có thể xem như một phương châm hành động. Bài toán của hai vị tân đại sứ sẽ nằm ở việc xây dựng điểm tựa này tới đâu thông qua quá tŕnh xúc tiến các định chế hoá trong những năm sắp tới. Một thách thức vừa là của hai vị đại sứ vừa của cả chính phủ và nhân dân hai quốc gia để đưa mối quan hệ Việt – Mỹ lên một tầm cao mới.
Nguyễn Chính Tâm
Saigontiepthi