05-01-2011
|
#1
|
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Dec 2006
Posts: 54,629
Thanks: 1,521
Thanked 4,892 Times in 1,268 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 73
|
Mổ xẻ máy bay ném bom chiến thuật JH-7 "made in China"
JH-7 là máy bay ném bom chiến thuật của không quân và không quân thuộc hải quân Trung Quốc. Đây là một trong những thiết kế của Trung Quốc có tỉ lệ nội địa hóa rất cao kể từ khâu thiết kế tới chế tạo.
Lịch sử phát triển
Năm 1973, Bộ công nghiệp hàng không Trung Quốc bắt đầu đưa ra lư thuyết máy bay ném bom chiến thuật siêu âm nhằm thay thế vai tṛ máy bay ném bom hạng nhẹ H-5 và Q-5 đang phục vụ trong Không quân Trung Quốc. Nhiệm vụ phát triển được giao cho viện 603 (viện thiết kế máy bay Tây An).
Đầu năm 1977, Hội đồng Nhà nước và Ủy ban quân sự Trung Ương quyết định phê chuẩn chương tŕnh phát triển máy bay ném bom mới. Viện 603 chịu trách nhiệm là nhà thiết kế máy bay chính, nhà máy chế tạo máy bay Tây An làm nhiệm vụ sản xuất. Việc phát triển động cơ được giao cho nhà máy 403 (Nhà máy chế tạo động cơ hàng không Tây An). Ban đầu, tên hiệu máy bay được gọi là Hong-7 (H-7).
Những năm 1980, giống như hầu hết các chương tŕnh quốc pḥng khác th́ dự án H-7 gần như dừng lại để dành cho ưu tiên phát triển kinh tế Trung Quốc thời điểm đó. Tuy vậy, do quân đội đang rất cần thay thế máy bay ném bom quá lạc hậu H-5. Nên năm 1982, lănh đạo Trung Quốc đă nhất chí ưu tiên kinh phí phát triển H-7.
Năm 1985, dự án H-7 một lần nữa phải đối mặt với việc bị hủy bỏ, nhưng rất may sau đó nó đă được “hồi sinh”.
Nguyên mẫu H-7 hoàn thiện tháng 8/1988 và tiết lộ lần đầu tháng 12/1988 ở triển lăm hàng không quốc tế Farnborough. Cũng năm đó, H-7 thử nghiệm cất cánh thành công và để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới th́ nó chính thức đổi tên thành JH-7. Chữ “JH” phiên âm tiếng Trung là Jianjiji Hongzhaji (tiêm kích – bom).
![](http://bee.net.vn/dataimages/201104/original/images691320_04.jpg) | Máy bay tiêm kích bom chiến thuật JH-7. |
Đầu những năm 1990, JH-7 lại một lần nữa đứng trước nguy cơ “loại bỏ” khi Trung Quốc tiến hành nhập khẩu máy bay chiến đấu tiên tiến Sukhoi Su-27 và Su-30 từ Nga. Nhưng một lần nữa, JH-7 lại “gặp may” nó vẫn được phát triển và đưa vào trang bị trong lực lượng Không quân của Hải quân Trung Quốc năm 1992.
Không quân Trung Quốc ban đầu đă không đồng ư tiếp nhận JH-7 v́ họ cho rằng loại máy bay này sử dụng công nghệ cũ và trang bị động cơ không đáng tin cậy. Phải tới năm 2004, không quân mới chấp thuận biên chế JH-7 sau một số cải tiến hệ thống điện tử và vũ khí với công nghệ hiện đại.
Thiết kế của JH-7
JH-7 là máy bay tiêm kích – bom thiết kế và trang bị cho không quân thuộc Hải quân Trung Quốc với vai tṛ chủ yếu là chống hạm.
Phiên bản JH-7 trang bị radar điều khiển hỏa lực Type 232 H Eagle Eye (mắt đại bàng) để thực nhiệm vụ không đối không và không đối hải. “Mắt đại bàng” tồn tại điểm thiếu sót lớn nhất là không thể hỗ trợ các cuộc tấn công bằng vũ khí chính xác cao trên đất liền.
JH-7 c̣n lắp thiết bị nhận diện bạn - thù, thiết bị đối phó điện tử, radar cảnh báo sớm, thiết bị gây nhiễu chủ động/bị động.
JH-7 vũ trang pháo hai ṇng tự động GSh-23L cỡ 23mm có tốc độ bắn 300 viên/phút. Nó có 9 giá treo (6 giá dưới cánh, 2 giá ở đầu mút cánh và 1 ở dưới thân) mang tổng cộng 9.000kg vũ khí các loại.
Trong nhiệm vụ không đối hải, JH-7 mang 4 tên lửa đối hạm cận âm YJ-81 và 2 tên lửa không đối không tầm ngắn PL-5C/E cùng 1.400 lít nhiên liệu phụ. Máy bay khi đó sẽ bay ở độ cao thấp nhằm tránh sự phát hiện của radar đối phương và phóng YJ-81 khi cách tàu mục tiêu khoảng 30-40km.
Ngoài ra, JH-7 có khả năng mang 20 quả bom không điều khiển loại 250kg cho nhiệm vụ đối đất. Để mang số bom lớn như vậy, trên các giá treo JH-7 lắp hệ thống giá phụ (mỗi giá mang 4 quả bom).
![](http://bee.net.vn/dataimages/201104/original/images691322_02.jpg) | Động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy WS-9. |
Máy bay trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Roll – Royce Spey Mk202 cho phép đạt tốc độ tối đa 1.808km/h, tầm hoạt động gần 4.000km, trần bay 16.000m.
Cải tiến nổi bật của JH-7A
Lực lượng Không quân Trung Quốc “không chịu tiếp nhận” JH-7 do nó không đáp ứng yêu cầu mà không quân đặt ra. Đặc biệt, đó là nó không có khả năng thực hiện nhiệm vụ tấn công bằng vũ khí chính xác cao mà đây lại là yêu cầu không thể thiếu của chiến tranh hiện đại.
V́ vậy, cơ quan thiết kế Tây An đă cải tiến JH-7 với công nghệ mới, tiên tiến hơn.
Cấu trúc thân JH-7A sử dụng vật liệu composite và hợp kim làm giảm trọng lượng rỗng của máy bay (khoảng 400kg) trong khi trọng lượng cất cánh tối đa tăng thêm 10%.
JH-7A trang bị radar điều khiển hỏa lực đa chức năng JL-10A với 11 chế độ làm việc gồm: đánh chặn tầm trung, không chiến tầm ngắn, tấn công mục tiêu mặt biển/mặt đất, định vị… . Radar có tầm phát hiện mục tiêu tới 80km và cự ly theo dơi 40km.
Buồng lái cải thiện hơn về sự “tiện nghi” với màn h́nh HUD và hai màn h́nh LCD đa năng hiển thị thông tin liên quan đến chuyến bay, t́nh trạng vũ khí.
JH-7A có tới 11 giá treo vũ khí (6 dưới cánh, 2 ở đầu mút cánh, 1 dưới thân và 2 dưới thân gần vị trí cửa hút khí).
![](http://bee.net.vn/dataimages/201104/original/images691324_02.jpg) | JH-7A chuẩn bị lắp tên lửa hành tŕnh không đối đất KD-88. |
Cấu h́nh vũ khí của JH-7A cũng tương tự JH-7 nhưng bổ sung khả năng mang vũ khí tấn công chính xác cao như: tên lửa chống radar YJ-91, tên lửa không đối đất dẫn đường TV KD-88 và bom dẫn đường bằng laze loại 250kg.
Phiên bản cải tiến JH-7A trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy WS-9 (mẫu sao chép từ động cơ Mk202).
JH-7 c̣n có một phiên bản dành cho mục đích xuất khẩu là FBC-1 Flying Leopard. Nhưng hiện tại không có bất kỳ khách hàng quốc tế nào ngó ngàng tới FBC-1.
Ngày nay, trong biên chế Không quân thuộc Hải quân Trung Quốc có ba trung đoàn JH7/7A nằm ở ba hạm đội. Không quân Trung Quốc có sự phục vụ của một trung đoàn JH-7A.
N. Hoàng
theo KHĐS
|
|
|