Mỗi người một thời và mỗi thời sẽ lại gắn bó với những “biểu tượng”, những “bảng giá trị” của riêng ḿnh
Tôi từng nhủ ḷng sẽ tôn bất kỳ nữ ca sĩ nào đă góp phần “kéo” được cậu Út tôi trở lại làm một khán/thính giả nhiệt thành của ca nhạc trong nước sau năm 1975 là “diva” (nữ danh ca). Sự thực là suốt mấy năm liền kể từ năm 1975, cậu tôi dứt khoát không nghe nhạc “đỏ”. Trước sau chỉ có PD, PĐC, TCS,... qua những tiếng hát TT, LT, KL,… mới lọt được vào danh sách nhạc tuyển trong “kho báu” băng nhạc của cậu.
Cậu tôi chỉ bắt đầu để ư đến ḍng nhạc này kể từ năm 1980, khi nghe radio từ buồng mấy anh em tôi vọng ra tiếng hát rất ấn tượng của một ca sĩ (sau này cậu mới biết là Lâm Xuân) đang hát một bài cũng rất ấn tượng (cũng sau này cậu mới biết là Hành khúc ngày và đêm). Nhưng rồi không chỉ có Lâm Xuân mà Kiều Bạch với Mùa chim én bay cũng “dụ” được cậu gác đũa ghé mắt qua màn h́nh tivi (đen trắng).
Chẳng bao lâu, cậu “kết” Cẩm Vân - cô ca sĩ tóc ngắn, người đầy đặn, luôn mặc áo dài thật đẹp, nhất là cái áo màu đen có thêu con rồng lóng lánh rất lớn - hát Bài ca không quên. Mà ca sĩ này đâu chỉ có Bài ca không quên.
Giọng ca Cẩm Vân
Chỉ tính tới những năm đầu 1980, cô đă có cả một danh sách đáng nể: Những đôi mắt mang h́nh viên đạn, Giai điệu Tổ quốc, Vết chân tṛn trên cát, Mùa xuân t́nh yêu, Trong đêm xuân thành phố, T́nh anh, Hát cho t́nh yêu hát cho cuộc đời, Hoàng hôn trên sóng, Nha Trang thu, Mùa xuân, T́nh yêu, Huyền thoại mẹ, Đêm thành phố đầy sao…; chưa kể những bài hát tiếng Nga của Alla Pugatcheva, như: Bài hát về tôi (Pesenka pro menhya), Đừng hứa nhé! (Nhe obeshai!), Số phận (Sonhet), Khi yêu ai nỡ hững hờ(Nhe otrekoyutsya, lyubya) đă đủ khiến một người khó tính như cậu phải “tâm phục khẩu phục”.
Nhưng nếu radio và tivi (vẫn chỉ đen trắng) đă giúp cậu tôi khám phá Cẩm Vân th́ chính giọng ca của Ngọc Bích lại “lôi” cậu ra tới rạp Xổ Số Kiến Thiết (đường Lê Duẩn) để nghe (và cả xem) cô hát hằng tuần, cùng với ban nhạc Đài Truyền h́nh TP. Giờ th́ ngoài Cẩm Vân, cậu “chấm” thêm Ngọc Bích, với những T́nh ca mùa xuân, Giai điệu mùa xuân, Tạm biệt chim én, Cỏ non xanh, Cám ơn mùa thu, Lời tỏ t́nh của mùa xuân, Lá thư ngày Tết,... và nhất là Woman in love, Malagueña, Chiquitita, Gimme gimme, Voulez-vous, Lay all your love on me, Summer night city, Happy New Year, Self-control, The lucky one...
Hệt một “ma nữ”, từ trên sân khấu, Ngọc Bích đă tạo những cơn băo “điện từ” lan truyền đến tận hàng ghế khán giả xa nhất khiến họ phải nhổm dậy, nín thở, mắt không chớp, mồm há hốc, nghe và nh́n cô vừa hát vừa “diễn như không diễn”, thoải mái mà quá sức điệu nghệ, từ giây đầu xuất hiện đến phút chót khuất vào cánh gà.
Ngọc Bích
Một điều chúng tôi c̣n nhớ là những ca sĩ thời đó không cần phải ăn mặc hở hang, co giật liên hồi hay chạy cả xuống chỗ khán giả ngồi để “truyền lửa” như nhiều ca sĩ hôm nay hay làm, mà hiệu ứng từ mọi phía vẫn chẳng v́ vậy mà kém đi chút nào. Tôi cũng c̣n nhớ có lần ca sĩ Ngọc Tân tŕnh diễn xong, thay v́ ra về, đă nán lại ở cửa hông, để chờ coi Ngọc Bích “làm ăn” cách nào mà thiên hạ “phê” dữ vậy.
Và cứ thế, cậu tôi trở thành một khán giả “trung kiên” của sân khấu ca nhạc Đài Truyền h́nh TPHCM cho đến khi nó… ră đám. Những tưởng cậu từ giă luôn chuyện nghe ca nhạc nhưng ít lâu sau, cậu đă kịp “khám phá lại” Bảo Yến. Trước đó, khi đi coi ca nhạc trên truyền h́nh, cậu đă có dịp thấy một Bảo Yến lộng lẫy với Hoàng hôn trên đại dương và cô em Nhă Phương - cả hai đều xinh đẹp, tài năng, sôi động, mà hồi đó cũng rất nhiều khán thính giả đă hâm mộ nhưng cậu lại chưa có ấn tượng chi lắm.
Bảo Yến
Chỉ từ khi Bảo Yến “kết hôn” với những bản ḥa âm và phối khí tài hoa của Quốc Dũng, cô mới trở nên “sát thủ” - trầm đọng, da diết và đáng gờm. Những Sợi nhớ sợi thương, Thư t́nh cuối mùa thu, Bèo dạt mây trôi, Chiều hạ vàng, Chuyến đ̣ quê hương, Mưa trên phố Huế, Ru ta ngậm ngùi, Ở hai đầu nỗi nhớ, Nhớ mẹ, Hương thầm, Bài ca Tết cho em, Ngại ngùng,… của Bảo Yến đă thực sự gây “choáng” cho cậu tôi, sâu nặng và lâu dài.
… Giờ cậu tôi không c̣n như ngày đó: Trán đă nhăn, tóc đă hoa râm, dù thỉnh thoảng vẫn ngồi nghe lại những giọng ca cậu từng mê, hát những bài hát cậu từng thích. C̣n những sản phẩm ca nhạc của hôm nay, cậu không màng. Ai cũng vậy, mỗi người một thời và mỗi thời sẽ lại gắn bó với những “biểu tượng”, những “bảng giá trị” của riêng ḿnh, như những hành trang không dễ thay thế hay rũ bỏ, những hoài niệm không dễ nguôi quên. Cậu tôi không phải là trường hợp cá biệt.
Theo Người Lao Động