Bộ Ngoại giao Pakistan bày tỏ quan ngại sâu sắc v́ lực lượng đặc nhiệm Mỹ đă tiêu diệt Bin Laden mà không thông báo trước. (*)
Mỹ đơn phương, Pakistan "tự ái"
Trong cuộc trả lời phỏng vấn của tờ Washington Post, Tổng thống Pakistan, ông Asif Ali Zardari đă chỉ trích Mỹ đơn phương hành động và từ chối bàn luận về vấn đề ISI có thể đă che chở cho bin Laden trước khi ông bị diệt bởi Quân đội Mỹ.
Tuy nhiên, ông Zardari cho biết, sự việc này không ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa Pakistan và Mỹ, dù việc tiêu diệt bin Laden không phải là một hành động chung nhưng nó cũng đánh dấu một thập kỷ của quan hệ hợp tác và đối tác có hiệu quả Mỹ - Pakistan, dẫn đến việc loại bỏ Osama bin Laden - mối đe dọa thế giới văn minh.
Bin Laden ẩn nấp ngay gần Thủ đô Pakistan làm cho nhiều nghị sĩ Mỹ bất b́nh. Trong khi đó, hành động đơn phương của Mỹ khiến Pakistan cảm thấy mất thể diện.
Sau khi bin Laden bị tiêu diệt, một số hăng thông tấn của Mỹ cho rằng Pakistan đă che dấu nơi ở của bin Laden. C̣n các quan chức phương Tây, từ lâu đă xem Pakistan như là cái nôi của khủng bố quốc tế. Bởi việc theo đuổi mục tiêu chống chủ nghĩa khủng bố của Pakistan đă không được thực hiện một cách có hiệu quả.
Trước các thông tin này ông Zardari tuyên bố: "Sự suy đoán vô căn cứ có thể làm cho tin tức trở nên thú vị, nhưng nó không phản ánh thực tế…".
Ngày 3/5, trả lời phỏng vấn tạp chí Time, Giám đốc CIA Leon Panetta cho biết: CIA không phối hợp với Pakistan trong cuộc tấn công bin Laden bởi "làm việc với những người Pakistan có thể gây nguy hiểm cho các nhiệm vụ. Họ có thể báo động cho mục tiêu".
T́nh báo Pakistan chơi tṛ hai mang?
Robert Fisk, nhà báo của Anh, người từng phỏng vấn bin Laden, nói rằng, ISI không phải là một tổ chức thực sự đoàn kết từ trên xuống dưới. Trong tổ chức này luôn tồn tại các quan điểm khác nhau một số thân Mỹ, một số chống Mỹ và thông cảm đối với các nhóm Hồi giáo cực đoan.
Trên thực tế quan hệ giữa CIA và ISI đă không mấy êm ấm sau khi CIA quyết định rút đại diện CIA tại Islamabad về nước (ngày 16/12/2010) sau khi người này bị đe dọa giết chết.
Sở dĩ có quyết định này là do nhiều quan chức CIA nghi vấn ISI chơi tṛ "ném đá giấu tay". Một số nguồn tin khác cho biết thêm, tên tuổi của người đại diện bị công khai trên một số tờ báo Pakistan, do liên quan đến vụ kiện của gia đ́nh các nạn nhân vùng bộ lạc North Waziristan (bị chết oan trong các vụ oanh kích bằng máy bay không người lái của CIA).
CIA nghi ngờ người của ISI đă xúi giục gia đ́nh nạn nhân ở North Waziristan kiện CIA, đồng thời cố t́nh làm lộ danh tính người đại diện.
CIA cho biết thêm, đây là hành động của ISI nhằm "trả thù" cho việc người đứng đầu ISI là Ahmed Shuja Pasha bị một phiên ṭa dân sự hồi tháng 11/2010 ở New York, Mỹ buộc tội liên quan trong vụ đánh bom liên hoàn ở Mumbai tháng 11/2008 làm chết gần 170 người.
Ở Pakistan, Bin Laden nhận được sự ủng hộ của một bộ phận không nhỏ người dân theo đạo Hồi. Trong ảnh, nhiều người Hồi giáo cầu nguyện cho Bin Laden sau khi nghe tin ông này bị Mỹ hạ sát.
Ngoài ra, trong năm 2010, CIA đă gia tăng cường truy lùng khủng bố ở Pakistan, thực hiện khoảng 107 vụ oanh kích bằng máy bay không người lái vào các vùng núi tây bắc Pakistan giáp với Afghanistan, nơi Mỹ gọi là các "thiên đường" dành cho bọn khủng bố.
Trong nhiều trường hợp, các vụ oanh kích gây thương vong cho những người dân vô tội sống trong vùng, gây nên làn sóng bất b́nh trong công chúng Pakistan.
Các hoạt động truy lùng khủng bố của CIA gặp phải nhiều trở ngại do ISI lẫn quân đội Pakistan không nhiệt t́nh trong việc phối hợp hỗ trợ. V́ vậy, Mỹ đă không ngừng thúc ép Pakistan cho mở rộng phạm vi mục tiêu.
Chính sự tăng cường các vụ oanh kích của CIA bên trong lănh thổ Pakistan thúc đẩy làn sóng chống Mỹ ngày càng dâng cao ở nước này. Từ đó, khiến cho các hoạt động của nhân viên CIA tại Islamabad khó tránh khỏi nguy hiểm.
(*) Theo đó, các máy bay trực thăng Mỹ đă nhập không phận Pakistan bằng cách sử dụng các "điểm mù" (do địa h́nh đồi núi xung quanh Abbottabad) trong vùng phủ sóng radar để xâm nhập không phận Pakistan. Đồng thời, Pakistan gọi đây hành động đơn phương không được sự chấp thuận của nước này.
Pakistan chỉ phát hiện máy bay của Mỹ vài phút trước khi được thông báo. "Điều quan trọng cần nhấn mạnh rằng, Mỹ đă lợi dụng các vũ khí công nghệ cao để đơn phương thu thập tin tức cũng như nơi cư trú của bin Laden mà không thông qua phía Pakistan”.
Hamid Gul, Giám đốc cũ của Cơ quan t́nh báo Pakistan ISI, nói với hăng thông tấn Al Jazeera rằng: "Họ (lực lượng đặc nhiệm Mỹ) lẻn vào và thực hiện một cuộc đột kích, mà là một hành động chiến tranh thực sự".
Lan Giang (theo al Jazeera)