Mầm sống Trường Sa Kỳ 2: Vườn treo và hồ cá giữa đại dương - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 05-08-2011   #1
megaup
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Join Date: Mar 2008
Posts: 43,284
Thanks: 1
Thanked 1,013 Times in 489 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 60
megaup Reputation Uy Tín Level 6
megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6
Default Mầm sống Trường Sa

Kỳ 1: Những công dân nhí

TP - Trường Sa, nơi Tổ quốc nh́n từ phía biển, khiến những người lần đầu đặt chân ngỡ ngàng. Văng vẳng trong ánh hoàng hôn, trong hơi khói nồi cơm chiều tiếng khóc trẻ nhỏ và tiếng người mẹ ru: “Con ơi con ngủ cho ngoan - Để anh chiến sĩ vơi cơn nhớ nhà”…

Bé Trường Xuân tṛn 1 tháng tuổi trong ṿng tay của mẹ.

Người đầu tiên sinh ra trên đảo


Lời hát ru là lạ đưa bước chân chúng tôi đến với những ngôi nhà mái ngói đỏ khang trang nằm khuất sau hàng phong ba, bàng vuông rợp bóng. Cách đây 1 tháng, đảo Trường Sa lớn ngập trong niềm vui khôn xiết. Bé Nguyễn Ngọc Trường Xuân, công dân Việt Nam đầu tiên chào đời trên đảo.

Bé là con gái thứ 3 của gia đ́nh anh chị Nguyễn Tấn Thi và Nguyễn Ngọc Thanh Thúy. Bé c̣n có hai người bố nuôi: Bác sĩ Hồ Xuân Lăng, người đặt đường dao đầu tiên trong ca sinh mổ và bác sĩ Nguyễn Hà Ngọc, Trạm trưởng trạm y tế Trường Sa lớn. Trường Xuân c̣n có nghĩa là mùa xuân ở Trường Sa. Sự có mặt của bé ở Trường Sa như làm dịu đi những cơn gió mặn, cái nắng khô người và những cơn giông tố biển khơi.

Nhớ lại thời khắc chào đời của bé Trường Xuân, bác sĩ Nguyễn Hà Ngọc kể: “Qua siêu âm, thăm khám, chúng tôi xác định đây là ca khó, không thể sinh thường. Chị Thúy bị u xơ tử cung. Khối u có đường kính hơn 10 cm. Gần đến ngày sinh, diễn biến của thai phụ càng thêm phức tạp. Ngôi thai nằm ngang, bị thiểu ối và dây nhau quấn cổ thai nhi. Sau khi báo cáo về đất liền với lănh đạo, Bệnh viện Quân y 175 quyết định dùng phương pháp mổ đẻ, bảo đảm an toàn cho mẹ và con.

Ngay lập tức, Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa Hồ Xuân Lăng được cử cấp tốc ra chi viện cho y tế đảo. 6 giờ 30 ngày 4-4, sản phụ Thúy bắt đầu tự chuyển dạ. Đến 8 giờ, mọi việc chuẩn bị đă xong, ca mổ được tiến hành lúc 10 giờ 37 với sự hỗ trợ của Bệnh viện 175 qua cầu truyền h́nh. Chỉ vài phút sau, bé gái nặng 3,2kg đă chào đời, cất tiếng khóc đánh dấu sự kiện công dân đầu tiên ra đời bằng kỹ thuật sinh mổ ở đảo Trường Sa”.

Bé Trường Xuân ngày chào đời. Ảnh do bác sĩ Nguyễn Hà Ngọc (thứ 2 từ trái qua) cung cấp.

Bố bé Trường Xuân, anh Nguyễn Tấn Thi, kể: “Lúc kư vào quyết định chấp nhận sinh mổ, tôi rất băn khoăn, ḷng thấp thỏm không yên. Khi đó, tôi nh́n vào bác sĩ Ngọc. Đôi mắt bác sĩ đầy quyết tâm, tôi nhận ra đó là ánh mắt vừa lo lắng, vừa hy vọng như người thân trong gia đ́nh.
Không khí căng như dây đàn, mọi người ai cũng chắp tay cầu trời khấn Phật. Khi tiếng khóc phát ra từ pḥng mổ th́ tôi không c̣n ḱm được nước mắt. Bước vào pḥng mổ, bác sĩ Ngọc cười rạng rỡ, như nụ cười của người bố đón đứa con đầu ḷng”.

Trạm xá Trường Sa Lớn chỉ có 6 cán bộ, chiến sỹ. Mỗi người một chuyên khoa riêng. Thế nhưng khi đảm nhận công tác ở đây, mọi người đều trở thành bác sĩ… đa khoa. Từ sản, phụ khoa, phẫu thuật đến chữa giập mắt cá, té vỡ đầu, thậm chí kiêm luôn chức vụ bác sĩ thú y. Căn pḥng của bác sĩ Nguyễn Hà Ngọc có ḍng chữ ngồ ngộ: Khám chữa bệnh người lớn, trẻ em và… gia cầm.

“Ở đâu không biết, nhưng đối với anh em làm nghề thầy thuốc ở đây không được có khái niệm bó tay. Dù bất cứ bệnh ǵ, đối với bất cứ bệnh nhân nào cũng đều phải cố gắng hết sức”. Không chỉ cán bộ, chiến sĩ, người dân trên đảo mà cả ngư dân đánh bắt xa bờ, khi gặp nạn chỉ biết trông chờ duy nhất vào trạm xá Trường Sa lớn này.
Một chuyến ra khơi của ngư dân mất gần 500 triệu đồng. Khi gặp nạn, họ không thể quay trở về bờ v́ có về được đến nơi cũng mất 3 - 4 ngày trời, lúc đó bệnh t́nh đă trở nên nghiêm trọng, chưa kể vốn liếng, thậm chí cả gia tài của họ đổ vào chuyến ra khơi, trở về coi như tay trắng.

Chính v́ vậy, các bác sĩ luôn tự hào và tâm niệm, ḿnh đang gánh vác niềm tin của người dân. Ở Trường Sa, bác sĩ và người bệnh như người trong một gia đ́nh. Đảo như xóm nhỏ, mỗi lần gặp nhau là cơ hội hỏi thăm sức khỏe, khám bệnh cho người dân.

Chiến sỹ Trường Sa làm hoa tiêu hướng dẫn tàu vào đảo .

Nơi sinh: Trường Sa

Từ Trường Sa lớn hướng ra cực Tây, nơi đảo Song Tử Tây nằm hiên ngang giữa trùng khơi, cách đây 2 năm cũng có một bé gái ra đời. Anh chị Hồ Dương, Trương Thị Liền sau một thời gian bám trụ và sinh sống tại đảo đă sinh ra viên ngọc quư cho toàn đảo: bé gái Hồ Song Tất Minh. Song: Song Tử Tây. Tất: tất cả mọi người. Minh: Chuẩn đô đốc Phạm Ngọc Minh - Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân ra thăm đảo lúc chị Liền mang thai.

Ngày mang thai, dù được lănh đạo, chỉ huy đảo gợi ư vào đất liền để tiện bề sinh nở, mẹ bé Hồ Song Tất Minh vẫn cương quyết: “Em đă ra đảo lập nghiệp th́ con của em cũng phải được sinh ra trên đảo”. Đảo trưởng, trung tá Phạm Văn Ḥa, xúc động huy động toàn đảo chuẩn bị đón mầm non đầu tiên.

Bé sinh ra khỏe mạnh, mẹ tṛn con vuông trong sự vui mừng khôn xiết của toàn thể cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên đảo. Cả nước hướng về em, Thành Đoàn TPHCM cũng nhận đỡ đầu bé cho đến năm 18 tuổi.

Những đứa con của biển, nói như bác sĩ Nguyễn Hà Ngọc, đều rắn rỏi và hồn nhiên như cây phong ba. Sẽ có thêm nhiều Trường Xuân, nhiều Hồ Song Tất Minh được sinh ra và lớn lên trên Trường Sa. Các em sẽ thay cha, thay mẹ tiếp tục cuộc sinh tồn.

Ngày mang thai, dù được lănh đạo, chỉ huy đảo gợi ư vào đất liền để tiện bề sinh nở, mẹ bé Hồ Song Tất Minh vẫn cương quyết: “Em đă ra đảo lập nghiệp th́ con của em cũng phải được sinh ra trên đảo”.
Ngoài người dân trên đảo, cái tên Trường Sa c̣n có ư nghĩa vô cùng đặc biệt đối với những ngư dân vùng biển Trung và Nam Trung Bộ.
Bệnh xá quân y trên đảo khám chữa bệnh miễn phí, mà ngư dân vốn nghèo nên nhiều khi từ trên bờ có bệnh cũng để mặc không chữa, cứ lênh đênh trên biển hàng tháng trời, khi gặp gió băo hoặc sự cố, phải vào đảo tiếp tế mới được các bác sĩ ở đây chữa bệnh.

Có trường hợp bệnh nhân bị xơ gan, từng đi cấp cứu nhiều lần nhưng vẫn ra biển đánh cá, đến khi biến chứng giăn vỡ tĩnh mạch, đội thuyền mới vội vàng chạy hàng trăm hải lư để đưa vào đảo. Một ngày biển động, tàu cá Quảng Ngăi số hiệu Qng 96156 tất tả leo qua từng con sóng cập cảng Trường Sa lớn.

Một ngư dân bị vỡ xương bánh chè v́ sóng xô, đập vào mạn thuyền, được bạn thuyền đưa vào bệnh xá. Các bác sĩ trên đảo lập tức cấp cứu. Chậm một chút, chân của ngư dân sẽ bị hoại tử. Các bác sĩ tại Trường Sa cũng không quên được bệnh nhân Trần Văn Lên (19 tuổi, ngư dân xă B́nh Châu, huyện B́nh Sơn, tỉnh Quảng Ngăi) bị tai nạn do vỡ ống thở khi đang lặn. Tai nạn làm bệnh nhân co giật, liệt hai chân, bí đại, tiểu tiện, t́nh trạng sức khỏe rất nguy kịch.

Bác sĩ Nguyễn Hà Ngọc cùng các nhân viên bệnh xá đă khẩn trương cấp cứu, dùng thuốc kết hợp cho thở ôxy liều cao và thuốc pḥng tai biến, đồng thời điện thoại xin ư kiến chỉ đạo của Bệnh viện 175. Qua 3 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân qua được cơn nguy kịch.

Người dân đi biển sinh hoạt trên thuyền trong điều kiện ăn ở không được tốt nên hầu như năm nào các bệnh xá trên quần đảo Trường Sa cũng phải tiếp nhận một vài bệnh nhân trong t́nh trạng nguy hiểm đến tính mạng.

“Ở nơi này, con người sống chan ḥa với nhau và chan ḥa với thiên nhiên. Tiền bạc hầu như không có giá trị ở nơi này. Cuộc sống không giàu sang, không danh vọng nhưng b́nh yên và thân thuộc. Ai đă đến Trường Sa đều có cảm giác như ḿnh vừa được sinh ra một lần nữa, được sống lại những cảm xúc trẻ thơ”, bác sĩ Nguyễn Hà Ngọc thổ lộ.

C̣n nữa

Lê Quang Minh, tienphong.vn
megaup_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	82438_400.jpg
Views:	14
Size:	113.9 KB
ID:	283516
Old 05-08-2011   #2
nguyen.minhdung
R5 Cao Thủ Thượng Thừa
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 1,531
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 15
nguyen.minhdung Reputation Uy Tín Level 1
Default

c̣n được bao nhêiu đâu. Sẳn sàng bán gần hết rồi cho bọn Tàu rồi. Toàn bọn bịp bơm
nguyen.minhdung_is_offline  
Old 05-08-2011   #3
megaup
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Join Date: Mar 2008
Posts: 43,284
Thanks: 1
Thanked 1,013 Times in 489 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 60
megaup Reputation Uy Tín Level 6
megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6
Default Mầm sống Trường Sa Kỳ 2: Vườn treo và hồ cá giữa đại dương

Giữa Trường Sa khắc nghiệt, những mầm sống càng thêm mạnh mẽ trong cái nắng gió rát mặt và hơi nước mặn làm han gỉ sắt thép.

Cẩn thận chăm chút từng luống rau xanh.

Nuôi cá lồng giữa đại dương

Cá lồng nuôi trên sông. Thường. Lính Trường Sa phải hơn thế. Họ nuôi được cá lồng ngay giữa biển. Điều khó tin ấy được thực hiện cách đây 4 năm. Trải qua bao khó khăn lắm lúc tưởng chừng phải bỏ cuộc, giờ đây tám lồng cá với hơn 8.000 con cá chim trắng đang được nuôi thử nghiệm nằm ngạo nghễ bên cạnh đảo Đá Tây – ḥn đảo ch́m thuộc quần đảo Trường Sa, cách đất liền gần 700km.

Bắt đầu từ ư tưởng t́m một loại cá phù hợp với điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở vùng biển quần đảo Trường Sa, tạo nguồn hải sản tươi sống cải thiện bữa ăn cho quân và dân huyện đảo, anh em chiến sỹ Công ty Hải sản Trường Sa (thuộc Hải đoàn 129) nuôi thử nghiệm một vài giống cá. 4 “hoa hậu cá” được chọn là: chẽm, hồng đen, mú và chim trắng. Sau 3 năm, anh em bó tay với 3 “ả” khó tính, chỉ c̣n lại mỗi “cô” chim trắng không những chịu đựng được khí hậu mà c̣n phát triển rất nhanh, sức kháng bệnh cao. Ai nấy đều mừng rỡ. Giống cá chim trắng nhập từ nước ngoài, lại mất một công đoạn di chuyển ra đảo, cá giống khi đến tay anh em chỉ c̣n thoi thóp.

Việc đảm bảo “tính mạng” cho đàn cá giống lúc nào cũng được ưu tiên hàng đầu: đảm bảo nước sạch, tránh va đập, tránh gió, nắng… Trong cái khắc nghiệt đó, chúng lớn nhanh và rất khỏe. Tuy nhiên, khi một con dính bệnh là kéo cả đàn nhiễm theo. Mà trên biển th́ đào đâu ra bác sĩ thú y. Vậy là anh em vừa dùng kháng sinh, cách ly những con cá nhiễm bệnh, vừa phải t́m kiếm tài liệu để có cách chữa trị tốt nhất.

Giàn rau xanh tốt trên lô cốt công sự. Mầm xanh cuộc sống vẫn nảy mầm và vươn lên bất chấp cuộc sống c̣n nhiều gian khổ.

Để đi từ đảo ra tới lồng cá phải trèo thang xuống thuyền máy. Bất cẩn một ly, đưa chân xuống trong khi sóng lớn đẩy thuyền trồi lên, đập vào thang là nát chân ngay. Anh Nguyễn Hữu Quang – Đội trưởng Đội nuôi trồng hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây (Cty Hải sản Trường Sa - Bộ Tư lệnh Hải quân) cho biết: “Nuôi trên bờ đă khó, nuôi giữa biển càng khó gấp bội lần. Mỗi lần cho cá ăn phải đi bằng xuồng máy để tiếp cận lồng. Những lúc biển động là dính đ̣n ngay. Một chiếc xuồng máy của đội từng bị sóng đánh bẹp cả hai thân”.

Ông Chu Minh Sơn, Trưởng Ban quản lư Khu Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây cho biết: Đảo Đá Tây được bao bọc xung quanh bởi băi đá ngầm, san hô nhưng có phần không có đá, san hô với độ sâu lư tưởng, tạo thành một ḷng hồ giữa biển, thuận lợi cho việc nuôi cá lồng. Ngoài ra anh em c̣n cung cấp cho ngư dân đánh bắt xa bờ nước ngọt miền phí, dầu BO, lương thực thực phẩm th́ bán bằng giá trong đất liền. Khi tàu thuyền của ngư dân gặp sự cố, anh em kiêm luôn việc sửa chữa. Năm ngoái, đảo Đá Tây đă tiếp nhận 240 lượt tàu ra vào đảo, cung cấp miễn phí nước ngọt và bán 6.000 lít dầu bằng với giá trong đất liền. Gần đây, bà con ngư dân vùng Lư Sơn, Quảng Ngăi hay tin nuôi cá lồng hiệu quả cao đă xin được ra nuôi ổn định lâu dài. “Chúng tôi đă chứng minh được cá chim trắng sống tốt giữa Trường Sa. Tương lai không xa Trường Sa sẽ là nơi làm ăn sinh sống, nuôi trồng thủy hải sản hiệu quả cho bà con dân ḿnh” – ông Sơn nói.

Vườn treo

Biển chẳng bao giờ phụ người khi người sống chan ḥa với biển. Câu nói của một ngư dân vùng biển Khánh Ḥa vô t́nh được gặp khiến chúng tôi suy nghĩ măi. Chỉ ở Trường Sa, mới có thể yêu quư và nâng niu từng lá rau muống, từng cọng giá đỗ… Anh lính trẻ Nguyễn Văn Tú tươi cười khi thấy khách mải mê ngắm nh́n công tŕnh “vườn rau thanh niên” của đơn vị: “Trồng rau ở đây khó lắm các anh ạ. Trong năm chỉ có thời gian từ tháng 2 đến tháng 6 là biển lặng, c̣n lại các tháng khác giông gió, hơi muối táp lên cháy hết cả vườn rau nếu sơ ư quên che chắn cẩn thận. Chỉ cần nh́n một cái lá bắp cải cháy vàng là anh em buồn muốn bỏ ăn rồi. Rau muống, mồng tơi th́ có thể trồng quanh năm, rau cải th́ chỉ từ tháng 1 đến tháng 6. Anh em tranh thủ trồng theo mùa các loại giá đỗ, bao tử, mướp…”.

Vườn rau treo trên đảo Đá Đông.

Đảo Đá Đông có một vườn rau “treo” rất đặc biệt, anh em đùa bảo nó c̣n “vĩ đại” hơn cả vườn treo Babylon. Đó là nguồn thức ăn quư giá cho chiến sỹ trên đảo và là tiếp phẩm cho tàu thuyền ngư dân đánh bắt xa bờ. Thượng úy Đồng Văn Doăn, phó đảo trưởng đảo Đá Đông cho biết: “Trước kia, khi xây dựng đảo Đá Đông, bộ đội chiến sỹ phải vớt các mảnh gỗ trôi dạt trên biển để dựng nên cái nhà giàn này. Tuy nhiên mỗi lúc sóng to gió lớn, nhà giàn bị hư hại khá nhiều.

Sau này, khi công tŕnh xây dựng đảo Đá Đông được hoàn thiện kiên cố, anh em Đoàn thanh niên tận dụng nhà giàn để trồng rau, vừa tăng diện tích sản xuất, vừa cải thiện bữa ăn cho đơn vị”. Vườn treo của chiến sỹ đảo Đá Đông được gia cố bằng đủ loại vật liệu: tấm ván, gỗ, tre nứa, tấm tôn và cả… áo mưa. Vườn được nâng đỡ bằng hệ thống cọc đóng vững chắc trên lớp san hô.

Thượng úy Đồng Văn Doăn kể rằng, mỗi khi sóng to gió lớn, đơn vị phải thay phiên nhau cử người… bảo vệ vườn rau chưa đầy 20 m2. Chỉ cần sóng đánh vào vườn rau, coi như công lao cả đơn vị ch́m nghỉm. Chiến sỹ nhiều khi phải che chắn từng chậu rau, bưng vào trong cất giữ chứ không dám để ngoài trời lúc biển động.

Nói chuyện rau cỏ Song Tử Tây, chiến sỹ đảo hồ hởi khoe đảo có đàn ḅ 9 con, rất “hiếu học”. Th́ ra, Song Tử Tây là đảo lớn, nhưng cũng không đủ cỏ cho ḅ ăn. Thế là ḅ ta nhẩn nha cày trụi cỏ ở sân bóng đá, khi chiến sỹ không để ư chực “xơi” luôn rau xanh của bộ đội. Ḅ th́ thương thật nhưng rau lại vô cùng quư giá. Thế là phải ra “quân lệnh” cấm ḅ bén mảng tới vườn rau.

Từ đó, ḅ chuyển sang xơi… sách báo của chiến sỹ. Chỉ cần vô ư là ḅ ngấu nghiến luôn cả tờ báo đang đọc dở. Con nào con nấy “ngộ” chữ, trông trí thức hẳn. Nhiều chị em văn công đến đảo biểu diễn, áo quần ướt sũng nước biển treo vội nơi hàng rào cũng trở thành… đồ nhắm cho 9 con ḅ! “Thế mà ḅ ở Song Tử Tây vẫn béo tốt, là nguồn thực phẩm tươi quư giá của đơn vị.

Niềm vui người chiến sỹ khi nuôi thành công những con cá to, hiệu quả kinh tế cao.

Cán bộ chiến sỹ ở đảo chủ yếu ăn đồ hộp hằng ngày, v́ là đảo nổi nên rất khó đánh bắt thủy sản, chỉ khi lễ Tết hay có khách quư ra thăm đảo, anh em mới được cải thiện bữa thịt tươi”, thượng úy Thái Đàm Hồng, người quản lư nguồn năng lượng sạch trên đảo cho biết.
Chia tay Trường Sa, chúng tôi nhớ măi h́nh ảnh giàn mướp xanh tốt, lủng lẳng mọc hiên ngang trên lô cốt công sự. Cuộc sống vẫn ươm mầm và nảy nở xanh tươi giữa bộn bề gian khổ.

Gần đây, bà con ngư dân vùng Lư Sơn, Quảng Ngăi hay tin nuôi cá lồng hiệu quả cao đă xin được ra nuôi ổn định lâu dài. “Chúng tôi đă chứng minh được cá chim trắng sống tốt giữa Trường Sa. Tương lai không xa Trường Sa sẽ là nơi làm ăn sinh sống, nuôi trồng thủy hải sản hiệu quả cho bà con dân ḿnh” - ông Sơn nói.

Lê Quang Minh, tienphong.vn
megaup_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	82690_500.jpg
Views:	24
Size:	193.7 KB
ID:	283517
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC2

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 01:54.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.12627 seconds with 12 queries