05-11-2011
|
#1
|
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 60
|
Bé gái hoại tử chân vì bị rắn hổ mèo cắn
Trong lúc chơi đùa, bé H. núp vào đống củi khô để trốn nhóm bạn, không may bị rắn hổ mèo cắn vào mu bàn chân. Ngay sau đó cháu H. được chuyển đến bệnh viện cấp cứu, cháu may mắn thoát khỏi nguy kịch nhưng chân trái đã bị hoại tử nặng.
Tai nạn nguy hiểm trên đã xảy đến với cháu N.N.H (10 tuổi, ngụ tại Long Thành, Đồng Nai). Ngày 27/4, cháu được chuyển đến bệnh viện Nhi Đồng 1 - TPHCM trong tình trạng lơ mơ kèm theo co giật, nói sảng, chân trái sưng phù gây đau nhức.
Trước đó H. chơi cùng đám trẻ trong xóm ở khu vườn sau nhà. Để trốn nhóm bạn, cháu núp vào đống củi khô và bất ngờ thấy đau nhói ở chân. Khi nhìn xuống cháu thét lên kinh hãi vì con rắn hổ mèo vẫn đang trong tư thế định lao vào tấn công tiếp.
Chân trái của bé H. hoại tử do nhiễm độc nặng
Nghe tiếng hô hoán, người lớn chạy tới đập chết con rắn đồng thời sơ cứu rồi chuyển bé H. đến bệnh viện địa phương. Sau 3 ngày điều trị tại đây, H. có biểu hiện nặng hơn, rơi vào trạng thái lơ mơ, nói sảng, vết rắn cắn ở vùng mu bàn chân trái sưng phù, bầm tím gây hoạt tử lan rộng lên cẳng chân và đùi.
Cháu được chuyển lên bệnh viện Nhi Đồng 1. Tại đây, kết quả xét nghiệm cho thấy H. bị tổn thương nội tạng (gan, thận, phổi) kèm theo rối loạn đông máu do nhiễm độc nặng khiến H. Ngay lập tức cháu được hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn, lọc máu liên tục, kết hợp cắt lọc vết thương hoại tử. Tuy nhiên, tình trạng của cháu vẫn không mấy cải thiện. Để giảm thiểu tổn thương hoại tử mô bác sĩ đã quyết định điều trị cho H. bằng oxi cao áp kết hợp với sử dụng kháng sinh mạnh giúp giảm đau, hạ sốt. Sau hơn 2 tuần điều trị tích cực, hiện cháu đã cai được máy thở, tỉnh táo và ăn uống được.
Qua trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo, để hạn chế những tai nạn nguy hiểm cho trẻ như rắn cắn, ong đốt… phụ huynh phải để mắt đến trẻ đồng thời cảnh báo các bé không nên chơi ở những khu vực nguy hiểm có thể là nơi trú ẩn của ong và rắn như lùm cây, bụi rậm hay đống củi khô, đống gạch đá…
Trong trường hợp trẻ bị rắn cắn, cần nhanh chóng xác định danh tính loại rắn, để trẻ nằm trong tư thế vết rắn cắn thấp hơn tim, nhanh chóng rửa sạch vết thương bằng nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn, tuyệt đối không garo, không chích vết thương để hút máu. Sau khi sơ cứu cần chuyển bé đến bệnh viện điều trị kịp thời.
Li Uyên
(Dân trí)
|
|
|