Nga, Mỹ, Trung Quốc không muốn bán đảo Triều Tiên thống nhất; B́nh Nhưỡng có nhiều tiến bộ quân sự giúp họ tự chủ hơn...khiến triển vọng hai miền Nam, Bắc nối liên ngày càng xa vời.
Tiến bộ quân sự
Doanh nhân Hàn Quốc Kim Young-Il hôm qua khẳng định, Triều Tiên thu gọn được đầu đạn tên lửa, đủ nhỏ để lắp vào tên lửa bắn tới Mỹ.
Tên lửa Triền Tiên có thể bắn tới Mỹ. Ảnh minh họa.
Cơ quan t́nh báo quốc gia Hàn Quốc (lực lượng t́nh báo mạnh nhất của nước này) chưa b́nh luận ǵ về thông tin trên.
Tuy nhiên, nếu những ǵ mà doanh nhân Kim Young-Il đưa ra là chính xác th́ nó sẽ phá vỡ thế cân bằng an ninh của Đông Bắc Á và đe dọa cả Mỹ dù nước này cách Triều Tiên hàng ngh́n km.
Nguyên nhân là với những tiến bộ trong lĩnh vực sản xuất tên lửa, vũ khí hạt nhân...th́ chắc chắn, vị thế của Triều Tiên cũng được nâng cao. Điều này gián tiếp giúp họ tiếp tục theo đuổi lập trường cứng rắn; bởi với vũ khí hạt nhân, tên lửa hiện đại, Triều Tiên có thể đe dọa không chỉ Hàn Quốc, Nhật Bản...mà c̣n có thể tấn công Washington.
Nói cách khác, thực lực của B́nh Nhưỡng sẽ mạnh hơn, tương quan lực lượng cân bằng hơn với “đối thủ” và cuộc “đọ sức” trên bán đảo Triều Tiên do đó sẽ càng “gay cấn”, khả năng Hàn Quốc “nuốt gọn” Triều Tiên bị đẩy ra xa bờ hơn nữa.
Nhiều chuyên gia cũng khẳng định, B́nh Nhưỡng có thể đă nghiên cứu thành công đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ để lắp lên tên lửa. Ảnh minh họa.
Có lẽ tín hiệu cho thấy việc Triều Tiên cứng rắn xuất hiện từ nhiều tháng nay và tới hôm qua, Triều Tiên thông báo cắt đứt liên hệ với Hàn Quốc và trả đũa nếu Seoul tiến hành chiến tranh tâm lư chống B́nh Nhưỡng.
Quân ủy trung ương của Triều Tiên ra thông báo: “Quân đội và nhân dân Triều Tiên sẽ không bao giờ giao thiệp với Lee Myung-bak (Tổng thống Hàn Quốc) và phe cánh. Triều Tiên sẽ tấn công bất ngờ, nhằm vào bất kỳ mục tiêu nào của Hàn Quốc nếu Seoul tiến hành chiến tranh tâm lư”.
Trong khi đó, theo Chosun Ilbo, Triều Tiên nắm được tên và địa chỉ email của hầu hết các quan chức quân sự Hàn Quốc. Họ có thể tấn công các địa chỉ này để đoạt lấy các thông tin nhạy cảm.
Cụ thể, Bộ tư lệnh chiến tranh điện tử hôm 27/5 cảnh cáo các quan chức không mở email đáng ngờ. Nguyên nhân là xuất hiện nhiều ngày một nhiều email gửi tới các quan chức quân sự, về h́nh thức là từ các học viện của quân đội nhưng khi truy t́m tận gốc, chúng là các email của hacker Triều Tiên.
Triều Tiên đe dọa tấn công. Ảnh minh họa.
Chi phí lớn
Ngoài việc quân đội B́nh Nhưỡng mạnh lên, yếu tố khác ngăn cản hai miền Triều Tiên thống nhất là phí tổn rất lớn.
Chuyên viên Konstantin Asmolov từ Viện Nghiên cứu Viễn Đông (Viện Hàn lâm khoa học Nga) cho rằng, sự thống nhất của hai miền Triều Tiên theo đề xuất của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak sẽ khiến Seoul tốn chừng 5.000 tỷ USD.
Thế nhưng, Hàn Quốc không có khoản tiền khổng lồ đó. Tổng dự trữ vàng và ngoại tệ của họ hiện ít hơn thế đến 15 lần.
Chưa dừng lại, viễn cảnh một bán đảo Triều Tiên mới, với việc miền Nam “nuốt chửng” miền Bắc, đe dọa làm bùng phát đột ngột những mâu thuẫn ở châu Á.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á-Thái B́nh Dương của Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế IMEMO thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga là Gennady Chufrin nhận định, ngay bây giờ cũng thấy rằng, tương lai mở rộng lănh thổ quốc gia, thống nhất trên bán đảo Triều Tiên có thể gây hiệu ứng boomerang - hay là “gậy ông lại đập lưng ông” - với chính Hàn Quốc.
Trong bối cảnh B́nh Nhưỡng đă và tiếp tục cảnh báo rằng ư đồ thống nhất rất nguy hiểm và đe dọa tấn công th́ lực lượng vũ trang đông đảo của cả hai bên sẵn sàng nổ súng đáp lại bất kỳ hành động khiêu khích nhỏ của phía bên kia.
Và nếu như “bức tường” chia cắt bán đảo Triều Tiên bắt đầu bị phá vỡ, th́ phần địa bàn bên kia chắc chắn sẽ trở thành mục tiêu của tên lửa Triều Tiên.
Nhiều người Hàn Quốc tin rằng, sự thống nhất phải được thực hiện bằng bất cứ giá nào. Ngược lại, B́nh Nhưỡng cảnh báo, những toan tính như vậy cũng ngang với lời tuyên chiến. Ảnh minh họa.
Siêu cường Triều Tiên
Ngoài ra, khi hai miền thống nhất (với phần thắng nghiên về Hàn Quốc) th́ quân Mỹ đang đóng ở Hàn Quốc có thể đến thẳng những địa bàn giáp ranh với Trung Quốc và Nga, gây ra “động đất”, ảnh hưởng tới toàn thế giới và là "thảm họa" của cả Nga lẫn Trung Quốc.
Nói như vậy không có nghĩa là Mỹ "thích" hai miền Triều Tiên thống nhất, bởi Washington sẽ mất nhiều hơn được khi hai miền thống nhất.
Động thái phá vỡ “bức tường Berlin” trên bán đảo Triều Tiên cũng sẽ là một thách thức nghiêm trọng với các nước đồng minh của Seoul, Giáo sư Victor Mizin từ ĐH quan hệ quốc tế MGIMO nêu nhận xét.
Ông Mizin chia sẻ: “Các chuyên viên Mỹ rất sợ một viễn tượng như vậy. Bởi khi đó tiềm năng hạt nhân vốn có của Triều Tiên sẽ được nhân lên khi hợp nhất với sức mạnh công nghiệp và công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc".
Khi đó, Triều Tiên sẽ là một trung tâm quyền lực kinh tế và chính trị hùng mạnh ở Đông Bắc Á, có thể thách thức cả Nhật Bản. Bắc Kinh hẳn cũng sẽ không thích thú ǵ trước sự xuất hiện một đối tượng cứng rắn như vậy trên đấu trường chính trị châu Á.
Do đó, theo Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á-Thái B́nh Dương của Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế IMEMO Gennady Chufrin th́ “hôm nay chưa nên nói về hiện thực nghiêm túc nghiêm túc thống nhất hai miền Triều Tiên".
Thay vào đó, theo ông Chufrin, nên nói về những thứ khác, như bắt đầu và tiếp tục cuộc đối thoại giữa Washington và Bắc Kinh về vấn đề này. Điều chính yếu nhất là không để xẩy ra bùng nổ xung đột vũ trang.
Ông Kim Young-Il cho biết, ḿnh nắm được “bí mật” của Triều Tiên hồi tháng trước, thông qua một người có “quan hệ mật thiết” với chương tŕnh phát triển tên lửa của Triều Tiên.
Tuy nhiên, ông Kim Young-Il không tiết lộ thêm thông tin và cả quốc tịch người cấp tin cho ông bởi luật pháp Hàn Quốc cấm người dân nước dân nước này liên hệ với người Triều Tiên nếu không được Seoul cho phép.
Tuy nhiên, theo Yonhap, những thông tin mà ông Kim Young-Il đưa ra cho thấy, nguồn cấp tin có thể là người Triều Tiên.
Cũng theo ông Kim Young-Il, Triều Tiên kư hiệp định với Trung Quốc, cho phép Bắc Kinh khai thác dầu ở vùng biển Triều Tiên nằm giữa hai nước. Đây là khu vực có thể có 20 tỷ tấn dầu và Trung Quốc có thể khai thác khoảng 7 tỷ tấn và “tiêu sài” trong 30 năm.
Hồi tháng 4, Triều Tiên cũng đe dọa tấn công bất ngờ và không khoan nhượng vào Hàn Quốc khi Seoul thả tờ rơi chống B́nh Nhưỡng.
Khi đó, nhiều nhà hoạt động Hàn Quốc và người trốn khỏi Triều Tiên gửi đi hàng trăm ngh́n tờ rơi, kêu gọi người Triều Tiên nổi dậy chống Chủ tịch Kim Jong-Il. B́nh Nhưỡng coi những hành động này là chiến tranh tâm lư.
Những tuyên bố của Triều Tiên được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Chủ tịch Kim Jong-Il kêu gọi giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên khi ông hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào ở Bắc Kinh.
Năm 2010 là khoảng thời gian quan hệ liên Triều bị kéo căng do xảy ra vụ ch́m tàu Cheonan ngày 26/3 và ngày 23/11, B́nh Nhưỡng nă pháo vào lănh thổ của Seoul. Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên gây ra các vụ tấn công trên và yêu cầu được xin lỗi. Tuy nhiên, đáp lại chỉ là con số 0.
Nam Việt (theo Chosun Ilbo, Yonhap, Ruvr)