06-06-2011
|
#1
|
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 61
|
Cay đắng bác sĩ giúp hơn 100 người được chết
Jack Kevorkian, một bác sĩ người Mỹ gây tranh cãi vì đã hỗ trợ hơn 100 trường hợp tự tử, vừa qua đời ở tuổi 83.
|
Jack Kevorkian, được nhiều người biết đến với biệt danh "Tử thần", vừa qua đời ở tuổi 83. (Ảnh: Getty)
|
Kevorkian bị gán nhiều biệt danh sau khi thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế vào những năm 1990, thời điểm ông này mở một chiến dịch gây sốc: giúp người khác tự kết liễu cuộc sống.
Với những người chỉ trích, Kevorkian là "Tử thần". Nhưng với những ai ủng hộ, ông trở thành một biểu tượng về cải cách lập pháp. Cả hai bên tranh cãi đều đồng ý rằng, nhân vật này đã khơi mào cho một cuộc thảo luận trên toàn quốc và hành động tự tử nhờ sự trợ giúp của bác sĩ ngày nay là hợp pháp ở một số bang nước Mỹ.
"Kevorkian không đi tìm lịch sử, mà ông tạo ra lịch sử" - là kết luận của Geoffrey Feiger, luật sư đại diện cho ông. Ngay cả Jessica Cooper, quan tòa đã tuyên án tù dành cho Kevorkian ở hạt Oakland, Michigan, cũng thừa nhận như vậy.
"Ông ấy đã đưa các vấn đề về tự tử lên hàng đầu", bà Cooper, người hiện là công tố viên hạt Oakland, đánh giá. "Đó là những điều chưa từng được bàn bạc công khai trước kia. Cuộc tranh luận đó vẫn tiếp diễn trong các trường y và trên Phố Chính, nhưng tôi nghĩ những tranh luận mà ông ấy tạo ra đã mang lại sự phát triển và sự chấp nhận lớn hơn về chăm sóc người sắp chết cùng cơ hội lớn hơn cho cái chết với lòng tự trọng".
Jacob Kevorkian chào đời ở Michigan ngày 26/5/1928. Ông nghiên cứu về bệnh học tại trường Đại học Michigan và đạt được những kết quả xuất sắc. Ông tự học 7 ngoại ngữ, trong đó có tiếng Nga và tiếng Nhật. Ông biết vẽ tranh và chơi 3 loại nhạc cụ.
Sau khi tốt nghiệp trường y, Kevorkian trở thành nhà nghiên cứu bệnh học. Vào năm 1958, ông bắt đầu quan tâm đến cái chết và có bài thuyết trình về chủ đề này tại một hội nghị của Hiệp hội vì Sự tiến bộ của Khoa học Mỹ năm 1958, theo báo New York Times. Trong bài thuyết trình, ông đề xuất rằng những kẻ giết người đáng chết nên được xử tử bằng thuốc mê để họ có thể hiến các bộ phận cơ thể cho nghiên cứu.
Sự nghiệp của Kevorkian tỏa sáng năm 1989 khi ông giải thích "cỗ máy tự sát" của mình trên truyền hình. Bác sĩ này thậm chí còn in card quảng cáo dịch vụ của mình mặc dù ông khẳng định sẽ trợ giúp miễn phí.
Khách hàng đầu tiên của Kevorkian là Janet Adkins, một người 53 tuổi bị bệnh Alzheimer, người dùng cỗ máy tự sát để chết trong chiếc xe Volkswagen năm 1990, với sự hiện diện của Kevorkian.
Kevorkian thông báo vụ việc với cảnh sát nhưng không bao giờ bị đưa ra xét xử. Năm sau đó, hai người nữa dùng cỗ máy của ông. Kevorkian liên tục quảng cáo dịch vụ của mình trên truyền hình - ví bản thân như các biểu tượng tranh đấu, trong đó có Gandhi và Martin Luther King.
Nhiều trường hợp bị ung thư, bị Alzheimer, viêm khớp, bệnh tim, khí thũng và đa xơ cứng đã được trợ giúp để chết trong những năm tiếp theo đó.
Bất chấp sự chỉ trích, Kevorkian luôn khẳng định ông đơn giản chỉ giúp bệnh nhân giảm bớt những gì họ phải chịu đựng. Bang nhà của bác sĩ này, Michigan, đã ra luật cấm ông trợ giúp cái chết êm ái nhưng vào năm 1993, Kevorkian tuyên bố ông đã giúp cả thảy 19 người kết liễu cuộc sống của họ.
Những lần khởi tố không thành công tiếp diễn cho đến khi Kevorkian bị bỏ tù vào năm 1999 vì tội "giết người cấp độ 2" với mức án 10-20 năm tù. Tuy nhiên, do sức khỏe không tốt, nhà nghiên cứu bệnh học này đã được giảm án xuống còn 8 năm tù.
Luật sư đại diện của Kevorkian cho biết ông bị viêm gan C và tiểu đường.
Cuộc đời của Kevorkian đã được đưa vào bộ phim "You Don't Know Jack" trên kênh HBO năm 2010. Bộ phim mang về cho nam diễn viên chính Al Pacino một giải Emmy và một Quả cầu vàng cho vai diễn khắc họa xuất sắc hình ảnh nhà nghiên cứu bệnh học Kevorkian.
Tháng trước, Kevorkian phải nhập viện vì viêm phổi và các bệnh về thận. Và vào đêm 3/6, Jack Kevorkian qua đời một cách tự nhiên khi đang nghe nhạc cổ điển.
Thanh Hảo (Theo BBC)
|
|
|