06-09-2011
|
#1
|
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 61
|
Ấn Độ và Pakistan chạy đua vũ trang trên không
Các chuyên gia quân sự cho rằng, kế hoạch hiện đại hoá Không quân của Ấn Độ và các chương tŕnh phát triển vũ trang của Pakistan có thể làm cho Nam Á nóng lên từng ngày.
Mới đây, Ấn Độ cũng đă mua 82 máy bay chiến đấu Sukhoi-30MKI của Nga, hệ thống cảnh báo sớm máy bay A-50/Phalcon của Israel, hàng chục máy bay vận tải C-130J Super Hercules và máy bay tuần tra biển tầm xa P8I của Mỹ.
Dự kiến, Không quân Ấn Độ sẽ thay các máy bay tiêm kích cũ do Liên Xô và Pháp sản xuất bằng các máy bay tiêm kích hiện đại. Kế hoạch này cũng tương tự như kế hoạch của Pakistan - loại khỏi biên chế các máy bay tiêm kích cũ của Trung Quốc, được chế tạo trên cơ sở thiết kế của Liên Xô trước đây.
Máy bay chiến đấu Su-30MKI Ấn Độ mua của Nga
Trước những động thái này của Ấn Độ, Pakistan tuyên bố sắp tới sẽ sở hữu thêm 50 máy tiêm kích JF-17 Thunder. Việc sản xuất các máy bay này được tiến hành bởi một công ty liên doanh giữa Pakistan và Trung Quốc, có trụ sở cách Islamabad 50km. Theo một nguồn tin thân cận, JF-17 mới sẽ được trang bị các thiết bị hàng không do Italy sản xuất.
Nếu so sánh về chất lượng, các thiết bị hàng không của Italy có những ưu điểm vượt trội các thiết bị tương tự của Trung Quốc, được lắp đặt trên 30 máy bay đầu tiên được trang bị trong thành phần Không quân Pakistan. Chiếc tiêm kích đầu tiên đă được sản xuất vào tháng 11/2010. Đến năm 2015, Pakistan có thể sở hữu từ 250 đến 300 chiếc máy bay tiêm kích loại này.
Ngoài ra, Pakistan đang sở hữu các máy bay tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất, trong đó có 18 biến thể cải tiến Block 52. Việc cung cấp mới được 2 bên hoàn tất vào tháng 2/2011 qua. Đến nay, Pakistan đă tiến hành hiện đại hoá 26 chiếc F-16 biến thể cũ.
Máy bay F-16 của Không quân Pakistan
Bộ trưởng Quốc pḥng Pakistan Ahmed Mukhtar cho biết, trên nguyên tắc, Trung Quốc đă nhất trí cung cấp cho Không quân Pakistan các máy bay tiêm kích J10 – máy bay tiêm kích ṇng cốt của Không quân Trung Quốc.
Theo dự kiến ban đầu, Pakistan muốn mua 36 chiếc tiêm kích J10, nhưng hợp đồng trong thương vụ này c̣n phải phụ thuộc vào phía Bắc Kinh. Bắc Kinh đang quan ngại nếu cung cấp các công nghệ quân sự tiên tiến cho Pakistan có thể sẽ ảnh hưởng đến quan hệ thương mại với phương Tây.
Đánh giá của các chuyên gia
Cựu nhân viên khoa học thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề hoà b́nh quốc tế Stockholm (SIPRI), ông Siemon Wezeman nói rằng, Ấn Độ muốn trở thành một cường quốc khu vực. Tham vọng này được biểu hiện rơ nhất trong việc Ấn Độ tích cực tăng cường tiềm lực quân sự nước ḿnh.
Trong khi đó, Pakistan đang t́m mọi cách duy tŕ thế cân bằng có thể với người hàng xóm vốn có nhiều xích mích này.
Ông Siemon Wezeman cho biết thêm, Trung Quốc và Pakistan là mối đe doạ tiềm tàng đối với Ấn Độ. Chính v́ vậy, Ấn Độ đă sẵn sàng làm tất cả để tăng cường khả năng quân sự của ḿnh.
Đoàn quan chức quân sự Pakistan thăm Trung Quốc
Các nhà phân tích quân sự và cựu ngoại giao cho rằng, việc Pakistan tăng cường sức mạnh cho không quân là đ̣n “đáp trả” trực tiếp trước kế hoạch của Ấn Độ trong việc mua 126 máy bay chiến đấu hiện đại từ phương Tây.
Theo quan điểm của các nhà phân tích Ấn Độ, việc Mỹ bán các biến thể mới nhất của F-16 cho Pakistan đă trở thành lí do quan trọng khiến cho các máy bay tiêm kích F/A-18E/F và F-16IN của Mỹ không trúng thầu trong thương vụ MMRCA (Ấn Độ).
Với sự tương quan lực lượng như vậy, nhiều chuyên gia cho rằng trong thời gian tới, cuộc chạy đua vũ trang trên không giữa Ấn Độ và Pakistan sẽ c̣n quyết liệt hơn, nhất là trong bối cảnh hai nước vẫn bất đồng trong nhiều vấn đề như tranh chấp chủ quyền tại khu vực Kashmir, một số nhóm phiến quân chống Ấn Độ ấn náu tại Pakistan và hàng loạt các vấn đề khác.
Anh Dũng (tổng hợp)
ĐVO
|
|
|