Đă đến lúc tiến nhanh ra biển - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 06-09-2011   #1
adams
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
adams's Avatar
 
Join Date: Jun 2009
Location: US
Posts: 17,796
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 33
adams Reputation Uy Tín Level 1adams Reputation Uy Tín Level 1adams Reputation Uy Tín Level 1adams Reputation Uy Tín Level 1adams Reputation Uy Tín Level 1
Default Đă đến lúc tiến nhanh ra biển

Thế kỷ 21 là “thế kỷ của biển và đại dương”. Vấn đề khai thác biển đă trở thành mối quan tâm mang tính chiến lược của hầu hết các quốc gia trên thế giới, kể cả các quốc gia có biển và không có biển.

Tại Diễn đàn kinh tế biển Việt Nam 2011, do Bộ Tài nguyên – Môi trường, Hiệp hội doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài tổ chức ở thành phố Nha Trang, Khánh Ḥa hôm qua, hơn 100 đại biểu là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu kinh tế, doanh nghiệp và đại biểu các cơ quan quản lư trong và ngoài nước đă cùng sôi nổi thao luận nhiều vấn đề bức thiết để bảo tồn, phát triển biển.

Tại diễn đàn lần này, các đại biểu tham gia thảo luận ở ba phiên: Kinh tế biển Việt Nam - Tiềm năng và triển vọng; toàn cảnh các khu kinh tế ven biển Việt Nam và những vấn đề đặt ra, phiên thứ ba là kinh nghiệm phát triển khu kinh tế tự do của thế giới - Những kiến nghị cho Việt Nam.



Khai thác hiệu quả "mỏ vàng" biển phải thực sự lành mạnh và có tầm nh́n xa. Ảnh: TNLinh.

Mở rộng khai thác

Ông Nguyễn Văn Đức, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường, nhấn mạnh, vấn đề khai thác biển đă trở thành mối quan tâm mang tính chiến lược của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trong điều kiện các nguồn tài nguyên đất liền đang ngày càng cạn kiệt, biển càng được quan tâm hơn. Mặt khác, sự bùng nổ dân số trên thế giới đang ngày càng gia tăng (dự báo đến 2015, dân số thế giới khoảng 7,5 tỷ người) cũng là nguyên nhân làm không gian kinh tế truyền thống trở nên chật chội. Nhiều nước bắt đầu quay mặt ra biển và nghĩ đến các phương án biến biển và hải đảo thành lănh địa, thành không gian kinh tế mới”.

Hiện nay, nhiều nước và vùng lănh thổ trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore... có nền kinh tế hầu như phụ thuộc sống c̣n vào biển Đông. Hằng năm, có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và 45% hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản; khoảng 60% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc... được vận chuyển bằng đường biển. C̣n nền kinh tế Singapore hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào biển… Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, trong một vài thập kỷ tới, khối lượng hàng hóa vận chuyển qua biển Đông sẽ tăng gấp hai, ba lần hiện nay, khi đó biển Đông nói chung và vùng biển Việt Nam nói riêng càng có vai tṛ to lớn trong thương mại thế giới.

Riêng Việt Nam, với vùng biển rộng hơn 3 lần diện tích đất liền, chứa đựng nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, cùng sự hiện diện của hơn 3.000 đảo lớn nhỏ và hai quần đảo ngoài khơi là Hoàng Sa và Trường Sa, đă tạo thế và lực trong xây dựng các cụm dịch vụ hậu cần cho hoạt động biển, phát triển du lịch biển đảo và thế trận quốc pḥng, an ninh. Việt Nam đang hướng mạnh về biển để tăng cường tiềm lực kinh tế. Khai thác biển cho phát triển kinh tế là một cách làm đầy hứa hẹn, mang tính chiến lược và được đánh giá là có vai tṛ ngày càng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xă hội.

Chưa khai thác hết tiềm năng biển

Kinh tế biển Việt Nam đă, đang tăng trưởng đáng kể về quy mô và thay đổi rơ rệt về ngành nghề, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng GDP. Tuy nhiên nếu so sánh với một số nước có biển trong khu vực, th́ giá trị hoạt động của kinh tế biển Việt Nam chỉ bằng 24% Trung Quốc, 14% của Hàn Quốc và 1% của Nhật Bản. Từ những con số đó, có thể nhận định, Việt Nam đang đứng trên mỏ vàng nhưng chưa khai thác hết tiềm năng. Theo PGS. TS Trần Đ́nh Thiên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Việt Nam, đă đến lúc cần có những đột phá mới trong tư duy và chiến lược phát triển kinh tế biển. Phải chuyển nhanh từ phương thức “ṃ cua bắt ốc” sang phương thức kết hợp: khai thác mặt tiền (biển - lợi thế địa chiến lược) cộng với tự do hóa (thể chế vượt trước) - đây là công thức thành công của nhiều quốc gia trong nỗ lực phát triển kinh tế biển và trở thành cường quốc biển.

Điều làm các nhà khoa học lo ngại là hiện nay, về nguyên tắc Việt Nam đă mở cửa hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Nhưng, thực chất, trong thời gian dài, chúng ta mới chỉ chú trọng với việc mở hàng loạt cửa khẩu và phát triển khu kinh tế cửa khẩu trên biên giới đất liền mà ít mở ra biển, qua các cảng biển. “Gần đây, mấy chục tỉnh sát biển đua nhau làm cảng, đă xây dựng gần một trăm cảng biển, song động lực “vươn ra biển lớn” của phong trào này lại rầm rộ đến mức trở thành “hội chứng” th́ thật sự không rơ ràng, bị chi phối bởi tư duy lợi ích cục bộ, thay v́ mục tiêu phát triển lành mạnh và có tầm nh́n xa”, giáo sư Thiên nhấn mạnh.

Một vấn đề quan trọng khác là Việt Nam đang trong tiến tŕnh hội nhập với thế giới. V́ vậy, đối với biển, chúng ta cần nghiên cứu và đưa ra một đường lối hợp tác hiệu quả với các quốc gia, nhằm phục vụ cho việc khai thác các tiềm năng biển, phát triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc. Đây thực sự là những vấn đề quan trọng mà cộng đồng phải chung tay mạnh mẽ, nhằm thực hiện thành công chiến lược biển, sớm đưa Việt Nam trở thành một quốc gia giàu v́ biển, mạnh v́ biển.

Đánh giá thực trạng các khu kinh tế hiện nay, tiến sĩ Vơ Đại Lược, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á – Thái B́nh Dương, nhận xét: Việt Nam đă có 15 khu kinh tế và đang có chủ trương thành lập thêm 3 khu kinh tế nữa, trong tương lai sẽ là 27. Việc phát triển này là quá nhiều, xét nhu cầu th́ chỉ cần 3 khu kinh tế. Thực tế các khu kinh tế hiện nay na ná các Khu công nghiệp, không có sự bứt phát và xứng tầm với các khu kinh tế một số nước trên thế giới, khái niệm khu kinh tế công nghệ cao c̣n xa...

Minh Ngọc
ĐVO
adams_is_offline  
Attached Images
 
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC3

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 07:11.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06273 seconds with 12 queries