Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đă thảo luận với Nhà Trắng về việc từ chức ngoại trưởng vào năm tới để trở thành người đứng đầu Ngân hàng thế giới (WB), các nguồn tin biết về các cuộc thảo luận cho hay.
Bà Clinton, cựu đệ nhất phu nhân, cựu Thượng nghị sĩ New York và từng là đối thủ chính trị của Tổng thống Barack Obama, đă nhanh chóng trở thành một trong những nhân vật quyền lực nhất trong nội các của ông sau khi bà bắt đầu nhiệm kỳ tại Bộ ngoại giao Mỹ đầu tháng 1/2009.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton.
Tuy nhiên, bà Clinton cũng đă nói công khai rằng bà không có ư định ở lại Bộ ngoại giao Mỹ nhiều hơn 4 năm. Các trợ lư cho hay bà Clinton đă bày tỏ sự quan tâm đối với chiếc ghế tại WB khi chủ tịch hiện thời, ông Robert Zoellick, kết thúc nhiệm kỳ vào giữa năm 2012.
“Bà Clinton muốn vị trí đó”, một nguồn cho biết. Một nguồn tin khác cũng nói tương tự.
Nguồn tin thứ 3 cho hay Tổng thống Obama đă bày rỏ sự ủng hộ đối với sự thay đổi vị trí của bà. Chưa rơ là ông Obama đă chính thức đồng ư đề cử bà vào ghế chủ tịch WB hay chưa, vốn cũng cần sự phê chuẩn của 187 nước thành viên của tổ chức này.
Tuy nhiên, Thư kư báo chí Nhà Trắng Jay Carney đă bác bỏ thông tin trên. “Hoàn toàn không có chuyện đó”, ông Carney nói.
Một phát ngôn viên của bà Clinton, Philippe Reines, cũng phủ nhận chuyện Ngoại trưởng muốn ghế tại WB hay bất kỳ cuộc thảo luận với Tổng thống và Nhà Trắng.
Những tiết lộ trên có thể làm ảnh hưởng tới nỗ lực của bà Clinton với tư cách là nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ nếu bà bị xem là hết quyền hành và trở thành người sắp măn nhiệm vào thời điểm chính quyền Obama gặp các thách thức lớn về chính sách ngoại giao.
Thông thường, tên của các ứng viên tiềm năng cho WB không nổi lên hơn 1 năm trước khi vị trí này bị bỏ trống. Nhưng thời điểm diễn ra các cuộc thảo luận trên năm nay không phải là bất thường trong bối cảnh tổ chức chị em của nó, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), bị khuyết ghế giám đốc sau sự ra đi bất ngờ của Dominique Strauss-Kahn do dính bê bối t́nh dục.
WB cung cấp hàng tỷ USD trong các quỹ phát triển cho các quốc gia nghèo nhất thế giới và cũng là trung tâm của các vấn đề như thay đổi khí hậu, tái thiết các quốc gia sau xung đột và gần đây là các cuộc chuyển giao sang nền dân chủ tại Tunisia và Ai Cập.
Phụ nữ chưa từng lănh đạo WB hay IMF
Theo truyền thống, chủ tịch WB thường là một người Mỹ trong khi giám đốc IMF thường là một người châu Âu.
Nhưng các nền kinh tế đang trỗi dậy, vốn bị đóng “cấm cửa” với tiến tŕnh chọn lựa những người đứng đầu IMF hay WB, đang thách thức thỏa thuận ngầm đó giữa châu Âu và Mỹ.
Mỹ chưa công khai ủng hộ ứng viên châu Âu cho vị trí giám đốc IMF, nữ Bộ trưởng Tài chính Pháp Christine Lagarde, mặc dù sự ủng hộ Washington là điều có thể dự đoán.
Nếu bà Clinton trở thành chủ tịch WB hay Lagarde trở thành giám đốc IMF, họ sẽ là những phụ nữ đầu tiên đứng đầu 2 tổ chức quyền lực này.
Nếu Ngoại trưởng Clinton rời Bộ ngoại giao, Thượng nghị sĩ John Kerry, một đồng minh thân cận của ông Obama và hiện là chủ tịch Ủy ban quan hệ đối ngoại Thượng viện, sẽ nằm trong số các ứng viên có thể thay thế bà.
Đạo đức nghề nghiệp và năng lực xuất sắc của cựu Thượng nghị sĩ New York được ông Obama xem là những phẩm chất quan trọng cho vị trí của bà Clinton với tư cách là nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ, mặc dù bà không có kinh nghiệm ngoại giao toàn diện khi đến với ghế ngoại trưởng.
Bà Clinton đă chấp nhận những đặc thù của công việc, ngồi nhiều giờ trên máy bay trong các chuyến công du tới các quốc gia đồng minh như Nhật Bản, Anh và tới thăm các điểm nóng như Afghanistan và Trung Đông.
Ngoại trưởng Mỹ đă thẳng thắn bày tỏ quan điểm về các vấn đề phát triển toàn cầu, đặc biệt là ủng hộ các vấn đề liên quan tới trẻ em và phụ nữ tại các quốc gia đang phát triển. Bà Clinton đă xem đó là một phần trọng tâm công việc tại Bộ ngoại giao. Chồng bà, cựu Tổng thống Clinton, cũng tham gia vào các vấn đề nhu vậy thông qua công tác từ thiện tại Tổ chức sáng kiến toàn cầu Clinton (Clinton Global Initiative).
An B́nh
Theo Reuters