Nghệ sĩ và nhà báo: Ai lợi dụng ai?
Vướng vào scandal, nghệ sĩ lớn tiếng cho rằng nhà báo bịa đặt hoặc thêm bớt thông tin. Ngược lại, nhà báo khẳng định: 'Tôi vẫn giữ băng ghi âm của anh/ chị đây mà'. Chuyện 'cơm không lành, canh không ngọt' giữa nghệ sĩ và báo chí đang ngày càng căng thẳng, thậm chí 'không nh́n mặt nhau'.
Ví dụ kinh điển giữa nghệ sĩ với truyền thông là câu chuyện "vạ miệng" của nghệ sĩ hài Vượng "Râu" trong chủ đề "ai là số 1 hay số 2" gây ầm ĩ dư luận. C̣n gần đây nhất, chuyện ca sĩ Thanh Thảo “trút nỗi ḷng” về mối t́nh với người mẫu B́nh Minh - người đàn ông đang sở hữu gia đ́nh êm ấm.... đă khiến “búp bê” phải hứng chịu làn sóng chỉ trích, chê trách cay nghiệt của công chúng, dù theo lời cô phân trần, th́ những tâm sự này chỉ mang tính chất gia đình, chia sẻ nội bộ chứ không ngờ bị phóng viên phơi bày công khai...
Trên đây chỉ là hai trong số những câu chuyện tuy rất nhỏ, điển hình cho mối quan hệ giữa nghệ sĩ với báo chí bên cạnh những chuyện “cơm không lành, canh chưa ngọt” vẫn xảy ra hằng ngày trên mặt báo. Dù bản chất do nghệ sĩ cố ý nói ra, hay vô tình trở thành nạn nhân của câu chuyện, chỉ có họ mới biết. Nhân ngày báo chí Việt Nam 21.6, Xzone xin trích dẫn một vài ý kiến của người trong cuộc là những nghệ sĩ kiêm nhà báo, nói về mối quan hệ giữa nghệ sĩ với báo chí.
Ngọc Diệp
Diễn viên – phóng viên Đinh Ngọc Diệp: 'Thà nghỉ làm báo chứ không dìm hàng'.
Việc bùng nổ xu hướng báo mới, sự phát triển chóng mặt của báo điện tử với các chuyên mục xoay quanh giới showbiz, chuyện của sao, chuyện hậu trường.... đă tạo cơ hội cho không ít người làm báo thể hiện khả năng làm nghề, nhưng đồng thời thật đau ḷng trước hiện tượng xuống dốc về chất lượng thông tin và không ít lần khiến tôi bức xúc.
Tôi rất hiểu và thông cảm tâm trạng của người làm báo khi đối mặt với áp lực về thời gian, số lượng tin bài đủ nóng sốt, độc quyền, ảnh lạ, sốc để được “ghi điểm”. Những bài báo vô thưởng vô phạt sẽ không đủ nổi bật để thu hút sự quan tâm của độc giả giữa hàng ngh́n nguồn tin tức, sự kiện nóng hổi diễn ra xung quanh nên càng giật gân, sẽ càng "hút". Nhiều khi đọc các ngôn từ hiện đại đạt đến độ... trần tục mà một số trang báo điện tử, trang tin tức sử dụng như kiểu "Điểm mặt hồ lyViệt...", thực sự khiến tôi và bạn bè trong giới thót tim!
Chuyện tốt chẳng ai khen hay người ta chẳng đọc đến nên cứ là chuyện xấu, tai nạn, quá khứ hay đời tư sẽ bị ngấu nghiến, xâu xé, thậm chí vu oan, giá họa đến mức nạn nhân chỉ c̣n biết ú ớ, ngơ ngác, rồi ngậm bồ ḥn làm ngọt chứ càng phản ứng sẽ càng bị soi mói thêm nhiều. Báo chí h́nh như được trao cho cái đặc quyền có thể tác động mạnh mẽ nhiều nhất đến dư luận, nên không ít những "con sâu" ỷ lại, chủ quan mặc sức vô tư phán xét và đánh giá người khác gây không ít hậu quả tai hại. Tôi không hiểu điều gì đã khiến người ta quên hẳn đi cái gọi là "chất", chiều sâu của công việc ḿnh đang làm!
Với nghề, tôi phân biệt báo chí ở cả hai mặt tính thị trường và tính nhân văn. Tôi thà hy sinh tính thị trường, không viết cẩu thả hay thiếu trung thực chỉ nhằm chạy theo thị hiếu nhất thời mà đánh mất cái tâm, đạo đức nghề nghiệp. Tôi nghĩ, nếu mình làm báo mà không thể làm nhân vật của ḿnh đẹp hơn, sáng hơn với ngòi bút và những trải nghiệm của mình th́ đừng làm báo. Tôi thà nghỉ làm báo chứ nhất quyết không bán lương tâm hay đi soi mói, chỉ nhìn mặt tiêu cực, nhằm “dìm hàng” họ để thể hiện rằng ta đây viết hay, biết phát hiện...
Tôi rất khó tính trong cách viết báo, khó đến từng dấu chấm phẩy. Vậy mà nhiều khi chỉ vừa về đến nhà sau một show diễn là đă thấy h́nh ḿnh "chễm trệ" phủ ngập các trang báo mạng rồi. Tôi thật sự khó hiểu và chỉ biết lắc đầu tự hỏi, số lượng thì nhanh và nhiều đó nhưng chất lượng thông tin thì hên xui quá.
Lê Quang Thanh Tâm
Diễn viên – phóng viên Lê Quang Thanh Tâm – Đừng biến mình thành “công cụ” của nghệ sĩ.
Trong thời đại thông tin bùng nổ như vũ bão thế này thì mối quan hệ giữa nhà báo với nghệ sĩ là quan hệ đôi bên cùng có lợi. Đã là nghệ sĩ thì cần PR hình ảnh, nhà báo cần nghệ sĩ để có thông tin, bài hay, nóng, sốt... Lắm nghệ sĩ than thân, trách phận vì sao bị báo chí soi quá kỹ về lời ăn tiếng nói của mình. Đơn giản khi anh chị không cẩn thận, nói bậy hoặc hứng quá nói cho đã miệng, bị báo chí chộp được, phơi bày trên mặt báo thì anh không trách ai được. Có trách thì hãy trách bản thân mình ăn nói kém suy nghĩ, ăn nói hàm hồ, và thậm chí là ăn nói thật thà quá mà thôi (có thể đây là trường hợp lỡ lời).
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp cố tình nói quá để làm chiêu PR cho mình. Đến khi bị báo chí, dư luận phản ứng quá bắt đầu quay ngược trở lại phản ứng cho rằng nhà báo nói xạo, vu khống... rằng tôi chỉ tâm sự riêng tư hoặc nhà báo bịa đặt thông tin... Tôi nghĩ, nghệ sĩ cần có văn hóa phát biểu và ngược lại, nhà báo cần có lương tâm nghề nghiệp khi khai thác và đăng tải thông tin nào đó từ nghệ sĩ.
Nhà báo mà cố tình bịa đặt thông tin, “dìm hàng” nghệ sĩ thì bản thân nghệ sĩ đó cũng cần tố cáo nhà báo trước dư luận và công chúng, với ban biên tập. Ngược lại, nhà báo cũng nên khách quan, bình tĩnh trước một thông tin nào đó được cung cấp từ phía nghệ sĩ. Cần biết khai thác thông tin đó đến mức nào có lợi cho bản thân mình, cho tờ báo, nhất là tránh biến mình thành “công cụ” của nghệ sĩ, bởi làm thế là đang tự hại mình.
Nanthan Lee
Ca sĩ – phóng viên Nathan Lee: N ên lược bỏ những mối quan hệ “lợi dụng” nhau
Báo chí là lăng kính phản chiếu, tôn vinh h́nh ảnh nghệ sĩ đến với khán giả dù đôi lúc cũng bị “sai lệch màu sắc thực”. Ngược lại, giới nghệ sĩ là nguồn “tài nguyên” phong phú và dồi dào để báo chí khai thác. Nói một cách ví von, nghệ sĩ là “mỏ đề tài” cho các bạn phóng viên cày xới, “đào sâu cuốc bẫm”.
Với tôi, nhà báo cũng là nghệ sĩ bởi công việc của họ cũng là hoạt động sáng tạo, nên xét về bản chất nghề nghiệp nhà báo - nghệ sĩ ở một góc độ nào đó khá tương đồng. Do đó việc chúng ta gắn bó, cùng nhau phát triển là việc rất nên làm.
Với những scandal liên quan đến cách làm việc giữa nhà báo với nghệ sĩ, tôi nghĩ nói một cách nào đó người nghệ sĩ cho rằng họ là “nạn nhân” cũng không sai, v́ h́nh ảnh của họ đi đến với người đọc đă được “lọc” qua góc nh́n của người phóng viên. Tuy nhiên, nghệ sĩ cũng chỉ là người bị chú ư nên cần phải cẩn trọng trong những điều thuộc về phạm trù riêng tư cá nhân, bởi những vấn đề riêng của họ sẽ trở thành scandal, c̣n nhà báo chỉ truyền tải những điều mà người đọc quan tâm.
Chuyện “cơm không lành, canh không ngọt” giữa nhà báo – nghệ sĩ cũng giống như việc lái xe ngoài đường vậy. Bạn đi nhiều th́ xác suất va quệt cao, nhưng có bị xây xước nặng nhẹ hay không là tùy vào tay lái của bạn. Nếu chẳng may bị người khác đâm thẳng vào ḿnh th́ coi như là bạn bị “sao quả tạ” rơi vào đầu thôi. Thời gian vừa rồi tôi cũng bị “sao quả tạ” rơi trúng ḿnh, nhưng may mà không bị xây xát nhiều lắm!
Bởi thế tôi nghĩ nên lược bỏ những mối quan hệ lợi dụng nhau giữa nhà báo và nghệ sĩ theo kiểu nhà báo dùng scandal nghệ sĩ để bán báo, hoặc tăng pageview, c̣n nghệ sĩ dùng nhà báo để PR tên tuổi bằng những chiêu thức “cửa sau”. Đó là mối quan hệ không bền vững, làm xấu đi h́nh ảnh của cả đôi bên. Tôi hi vọng mối quan hệ nhà báo – nghệ sĩ sẽ là mối quan hệ hợp tác, thấu hiểu, chia sẻ và phản ánh lại h́nh ảnh nghệ sĩ dưới lăng kính thật màu nhất.
Nhân ngày báo chí Việt Nam 21.6, tôi cũng xin gửi lời chúc mừng đến các bạn nhà báo, phóng viên, biên tập viên, sức khỏe, thành công và luôn năng động trong công việc.
Đặng Anh Tuấn
Ca sĩ – phóng viên Đặng Anh Tuấn (Nhóm F5): Báo chí và nghệ sĩ mới là “thủ phạm”
Với rất nhiều scandal vớ vẩn của nghệ sĩ được đưa lên mặt báo trong thời gian vừa rồi, tôi nghĩ chính báo chí và nghệ sĩ mới là thủ phạm, và nạn nhân ở đây chính là độc giả chứ không phải ai khác. Đừng bao giờ nói đó là tai nạn, bởi khi những câu chuyện na ná nhau cứ lặp đi lặp lại như vậy th́ có thể xem là tai nạn được không?
Nhà báo và nghệ sĩ đều là những con người khá nhạy cảm và hiểu biết, nên chắc chắn “những cái đầu thép” ấy không thể nào mắc sai lầm liên tục được. Hơn nữa bây giờ nghệ sĩ đâu phải đơn thân phát ngôn mà sau đó cả một êkip hùng hậu cố vấn nên và không nên nói ǵ. Vấn đề ở đây chính là cả đôi bên “cần” những sai lầm đó? Vì đôi bên đều có lợi nên đừng nghĩ ai quan trọng hơn ai và đừng bao giờ dùng quyền lực để làm việc theo kiểu ban ơn.
Báo chí không ưa người nào thì dập, nghệ sĩ ngôi sao thì ơng ẹo, trịch thượng với báo chí. Muôn h́nh vạn trạng, độc giả bị báo chí tung hỏa mù, nghệ sĩ lấp lửng với những phát ngôn nhằm điều khiển báo chí theo theo chiến lược PR của ḿnh.
Với góc độ người trong cuộc phát biểu, tôi cho rằng để tránh gây ra những tai nạn truyền thông đáng tiếc, đầu tiên các bạn phải tôn trọng đạo đức báo chí cũng như kỹ năng tác nghiệp chuyên nghiệp. Khi có tâm, ng̣i bút của các bạn sẽ rất… thẳng. Vả lại, quan điểm của tôi là sự góp ư, xây dựng chân thành có giá trị gấp hàng ngàn lần những lời khen có cánh hay những câu chê tơi tả.
C̣n nghệ sĩ có cách tiếp cận khán giả riêng, tôi ủng hộ và mừng cho họ nếu họ mau chóng tiến thân. Tuy nhiên để lựa chọn được con đường đúng để đi tới đích mới là bản lĩnh đích thực của những ai làm nghệ thuật chân chính.
Hà Nhuận Nam (Theo Showbiz)