Mỗi sáng chủ nhật tháng sáu, mỗi sáng biết bao con tim người Việt khắp nơi nín thở theo dơi diễn biến các cuộc tuần hành ôn ḥa của thanh niên, trí thức yêu nước, cùng nhau xuống đường, cùng nhau đến trước đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, lănh sự quán Trung Quốc tại Sài G̣n để phản đối đường lưỡi ḅ phi lư, phản đối Trung Quốc tiếp tục gây hấn tại Biển Đông, phản đối chính sách bành trướng dă tâm chiếm trọn Biển Đông, và quan trọng hơn, bảy tỏ nguyện vọng, trách nhiệm công dân với Tổ Quốc.
Sau hai lần biểu t́nh đầu tháng sáu ngày 5 và 12 giữa tháng , khí thế hào hùng của sinh viên thanh niên đă làm ngỡ ngàng dư luận trong và ngoài nước. Các trang báo mạng đăng tải diễn biến và h́nh ảnh từng phút về cuộc biểu t́nh ở hai thành phố lớn nhất Việt Nam.
Nhưng, từ những chủ nhật sau, đó là những chủ nhật ngồi của thanh niên, sinh viên Sài G̣n.
Những người nhiệt t́nh trong các lần biểu t́nh đă bị điểm mặt, đă bị mời lên an ninh làm việc để được khuyên bảo rằng, hăy để nhà nước lo, người dân xuống đường như vậy dễ bị kẻ xấu lợi dụng, làm mất trật tự an ninh, và làm khó cho các quan hệ ngoại giao mà nhà nước đang tiến hành. Ngoài việc được mời lên nói chuyện với cơ quan an ninh, những nhân vật bị coi là ṇng cốt của cuộc biểu t́nh c̣n bị chốt tại nhà, không cho ra ngoài vào mỗi sáng chủ nhật như trường hợp của blog An Đỗ Nguyên, Sphinx … và rất rất nhiều người khác.
Và ngày hôm nay 03/7, nghe theo lời kêu gọi của nhóm Thanh Niên Yêu Nước và bài viết của bác Phạm Viết Đào đăng trên trang danlambao. Tôi hào hứng ra khỏi nhà vào sáng sớm. Tôi vô tư tin vào việc bày tỏ ḷng yêu nước là trách nhiệm của tôi, trách nhiệm của một công dân Việt Nam. Tôi vội lấy sơn vẽ h́nh chữ S và hai trái tim biểu tượng cho Hoàng Sa - Trường Sa, bên trên viết chữ No China. Sơn c̣n chưa khô hẳn, tôi mặc vào người và hănh diện tới công viên 30/4, nơi có rất đông các bạn trẻ đă và đang tiếp tục đổ về từ mọi ngả.
Tôi ngồi xuống bên vệ cỏ và quan sát. Không có các công an sắc phục xanh, cảnh sát giao thông cũng rất ít, một nhóm bạn trẻ chắc của thành đoàn đang chơi các tṛ chơi như diễn kịch giữa công viên. Các nhóm thanh niên từ từ đổ về ngồi đầy công viên rất đông. Nhưng không khí hết sức trầm. Các anh an ninh mặc thường phục đứng, ngồi, đi dạo đầy trong công viên, ḥa vào các nhóm bạn trẻ. V́ tôi đi một ḿnh, không có quen ai, cũng không có ư định rủ rê ai, v́ tôi chỉ muốn tự ḿnh bày tỏ quyền công dân của ḿnh, và trách nhiệm của ḿnh một cách ôn ḥa trước an nguy của đất nước. Tôi ngồi đó chỉ có một ḿnh và quan sát. Ở góc công viên cách tôi không xa, một anh an ninh hướng máy điện thoại chụp h́nh tôi, tôi quay lại nh́n anh ta. Rồi có vài người an ninh ngồi ghế đá phía sau tôi, hướng máy chụp h́nh về phía tôi, chắc họ đang muốn chụp h́nh vẽ và chữ No China trên lưng áo của tôi. Một anh thanh niên cao ráo, gương mặt sáng sủa lại ngồi bên cạnh tôi, anh ta nh́n tôi cười.
Tôi: anh là công an phải không?
AN: không cần nói em cũng biết rồi, không có biểu t́nh ǵ đâu, em về đi.
Tôi: em muốn ngồi đây chờ đoàn người diễu hành để cùng đồng hành với họ.
AN: em đi với ai?
Tôi: em đi một ḿnh.
AN: sao lại tới đây biểu t́nh?
Tôi: em đọc trên trang danlambao, đọc lời kêu gọi biểu t́nh chống Trung Quốc, và được biết, nhà nước bật đèn xanh cho người dân biểu t́nh chống Trung Quốc.
AN: làm ǵ có chuyện nhà nước bật đèn xanh, không bao giờ có chuyện cho biểu t́nh.
Tôi: rơ ràng bài viết của bác Phạm Viết Đào có nói rơ, nhà nước bật đèn xanh, v́ Trung Quốc càng ngày càng lấn lướt ngang ngược. Nên em tự tin là các anh sẽ không đàn áp, không bắt người biểu t́nh.
AN: bọn anh không bắt ai hết, chỉ thuyết phục như đang ngồi thuyết phục em thôi.
Tôi: anh không thấy các h́nh ảnh đầy trên trang mạng sao? h́nh ảnh công an bắt người, lột hết áo người ta, bê người lên bóp cổ.
AN: đấy chỉ là vài trường hợp thôi, mấy người đó cũng bị kỷ luật. Em đọc báo mạng như vậy, chỉ nghe kẻ xấu tung tin không đúng sự thật. Em có biết là xuống đường đông người, kẻ xấu lợi dụng ḷng yêu nước của bọn em, làm điều ǵ sao kiểm soát được, em không thấy trên mạng hô hào lật đổ chính phủ, ném bom xăng … nếu có chuyện ǵ gây hấn giữa công an và người biểu t́nh, th́ họ lại la ó lên là công an đánh người, bắt người mà không hiểu sự t́nh.
Tôi: anh không thấy là các cuộc biểu t́nh vừa qua hết sức ôn ḥa, các bạn trẻ chỉ giương những biểu ngữ phản đối đường lưỡi ḅ phi lư của Trung Quốc, phản đối Trung Quốc gây hấn ngay trong lănh hải của Việt Nam. Chính thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng lên tiếng “phải khẳng định chủ quyền lănh hải bằng mọi giá” . Bọn em xuống đường biểu t́nh chống Trung Quốc để ủng hộ nhà nước, ủng hộ lời phát biểu của thủ tướng, sao bên an ninh bọn anh dám phản đối thủ tướng.
AN: em hiểu không đúng, ủng hộ có nhiều cách. có thể viết bài gửi báo, đóng góp quyên tiền cho Trường Sa, xuống đường biểu t́nh chỉ để kẻ xấu lợi dụng thôi.
Tôi: bây giờ, bọn em sẽ cùng đứng lên đi trong trật tự, anh để cho bọn em được thể hiện ḷng yêu nước và không ngăn cản chứ.
AN: không được, làm vậy sẽ chỉ làm phức tạp thêm và làm khó cho nhà nước thôi. Nhà nước có chủ trương trong quan hệ ngoại giao, ḿnh đang là nước nhỏ, phải khôn khéo.
Tôi: tại sao người dân bày tỏ ḷng yêu nước lại bị ngăn cản. Nếu một ngày, Trung Quốc đánh Việt Nam, người dân thờ ơ, không quan tâm, th́ nhà nước làm sao dựa vào dân mà đánh trả Trung Quốc, như vậy sẽ mất nước thôi. Phải nuôi dưỡng ḷng yêu nước của mọi tầng lớp người dân chứ.
AN: nếu Trung Quốc đánh em có dám ra Hoàng Sa , Trường Sa không? ngồi đây mà đ̣i biểu t́nh
Tôi : nếu có chiến tranh, nhất định người dân sẽ sẵn sàng, trong đó có em. Anh có dám ra đảo Trường Sa không mà ngồi đây ngăn cản.
AN: anh cũng yêu nước, cũng tức giận vô cùng khi đọc tin và nghe tin tức. Nhưng phải tỉnh táo, không để ḷng yêu nước bị kẻ xấu lợi dụng như vậy.
Nắng chiếu thẳng nơi tồi ngồi, tôi đội chiếc nón xanh che nắng và đeo kính mát, nh́n anh ta ngồi cạnh tôi bị nắng chiếu thẳng mặt, mồ hôi xâm xấp trên trán, tôi lấy chai nước mơ tôi chuẩn bị sẵn ở nhà đưa cho anh. Tôi nói : nước mơ này mẹ em tự ngâm đó, em pha hai chai v́ nghĩ rằng đi biểu t́nh sẽ rất khát nước, anh giữ lấy một chai uống đi. Chúng tôi tạm gác chuyện bất đồng lại nói chuyện bâng quơ vô hại. Anh nói em ở ngoài bắc ở đâu, tôi nói tôi ở quận Hoàn Kiếm. Anh nói chưa đi Hà Nội bao giờ nên không biết. Anh trách tại bọn em rủ nhau đi biểu t́nh, mà người yêu anh ở nhà, anh không đưa đi chơi chủ nhật được. Tôi nói anh về với người yêu đi, đừng ở đây nữa. Anh nói anh chưa hoàn thành nhiệm vụ th́ sao về được, bao giờ bọn em về hết anh mới về được. Rồi có bộ đàm kêu, anh ta nói, em cứng đầu quá, anh không nói chuyện nữa, em nên về đi.
Anh ta bỏ đi, ngay sau đó, tôi thấy có ba người mặc thường phục, gương mặt hung dữ bằm trợn hướng về phía tôi. Họ lấy điện thoại ra chụp tôi. Tôi đứng dậy di chuyển và gọi điện cho bạn tôi ở Hà Nội. Nghe trên điện thoại, tiếng hô vang trời đầy khí thế của đoàn biểu t́nh khiến tim tôi rộn ràng. Ở Sài G̣n tôi đứng đây với ba anh đi theo tôi từ ba hướng khác nhau, nhưng giữ cự ly cách tôi chỉ khoảng 30 m, tôi biết tôi sắp có chuyện. Tôi ngồi xuống một ghế đă, tiếp tục nói chuyện điện thoại với bạn tôi, và muốn tiếp tục được nghe tiếng hô vang từ đoàn biểu t́nh. Tôi buồn bă lấy chai nước tiếp tục uống và hiểu rằng, tôi sẽ được chăm sóc rất tận t́nh từ ba anh kia.
Người đến từ các ngả, ngồi rải khắp công viên, các bạn trẻ nói cười, tôi nghe có mấy bạn tới từ Phan Thiết, từ Đồng Nai …. Tôi đứng lên từ từ đi về phía bên kia công viên, tôi thấy ba anh đi theo hướng về tôi. Tôi quyết định rảo bước về phía anh an ninh ban năy thuyết phục tôi trở về. Anh ta đang đứng cùng một vài người có vẻ như sếp chịu trách nhiệm ở đây.
Tôi: anh uống hết nước mơ em cho anh chưa?
AN: anh uống rồi, giờ em về chứ ?
Tôi: em về nè, không bắt chứ ?
AN: không bắt, em về đi, để anh đưa em về.
Tôi: Thôi, em đi taxi được rồi
AN: để anh gọi taxi cho em. Em phải biết hôm nay em rất đặc biệt đây. Về đi và hứa không quay lại nhé
Tôi: em về, nhưng nếu Trung Quốc c̣n gây hấn, em sẽ c̣n tham gia biểu t́nh chống Trung Quốc.
Tôi liếc nh́n ba anh kia cũng đi về phía tôi. Thấy tôi đang đứng cùng anh an ninh, họ nh́n rồi quay đi chỗ khác. Mấy người khác cũng nh́n vào chiếc áo có chữ No China tôi mặc trên người. Taxi vừa tới, tôi cám ơn rồi lên taxi đi. Tôi ngó qua cửa sổ thấy mấy người kia gọi anh ta lại hỏi ǵ đó, anh ta có vẻ phân trần. Taxi đưa tôi tới bến xe bus tại chợ Bến Thành. Tồi đi xe bus về nhà, tôi rất chán nản, mệt mỏi nên chỉ muốn về nhà cáng sớm càng tốt.
Về nhà không bao lâu, anh công an khu vực phụ trách phường tôi gọi điện thoại hỏi thăm tôi. Anh muốn kiểm tra nhân khẩu và khai báo nơi tôi làm việc. Tôi hỏi có việc ǵ không? Anh ta nói chỉ là cập nhật thông tin thôi. Không có ǵ hết. Tôi vui vẻ hợp tác và đọc lại tên các thành viên trong gia đ́nh mà anh ta đă biết rơ. Chỉ hơi lạ chút, hôm nay là ngày chủ nhật, mà sao lại hỏi về nhân khẩu của tôi bất thường vậy? Nhưng cũng không sao, tôi là một công dân tốt, nên không có ǵ phải dấu diếm hết.
Tôi mệt mỏi đi nằm và buồn cho một ngày chủ nhật tiếp tục ngồi của các bạn trẻ Sài G̣n.
Tôi viết bài này, muốn cám ơn anh an ńnh đă cùng tôi chia sẻ những quan điểm tuy bất đồng nhưng ôn ḥa. Tôi cám ơn v́ anh đă để tôi được trở về an toàn. Tôi biết tôi có thể sẽ sớm gặp lại anh một ngày không xa. Nhưng tôi tin, anh cũng như tôi, cũng yêu nước và căm giận khi biết giặc ngoại xâm đang gậm nhấm lănh thổ, lănh hải của tổ quốc. Tôi tin, nếu có chiến tranh xảy ra, anh cũng sẵn sàng cầm súng thay v́ phải ngồi hàng giờ để thuyết phục tôi về đi và đừng tham gia biểu t́nh nữa. Tôi tin, anh cũng đau ḷng v́ không được tự do cất tiếng nói yêu nước từ đáy ḷng, chỉ v́ nhiệm vụ anh đang giữ trọng trách. Tôi tin, là chúng tôi hiểu và đồng cảm được với nhau. Dù tôi có ngây thơ, dại khờ, th́ tôi vẫn giữ niềm tin và hy vọng, mọi người dân Việt đều tràn đầy ḷng yêu nước truyền thống từ cha ông. Chỉ khác nhau ở chỗ, nhiều người đang chọn thái độ im lặng, chưa thể hiện ra thôi !
NÓN LÁ SÀI G̉N
Phusaonline