HÀ NỘI (TH) - Trung Ương Đảng CSVN họp một tuần lễ bắt đầu từ ngày Thứ Hai 4 tháng 7, 2011 để “xem xét, quyết định giới thiệu nhân sự cho các chức danh lănh đạo chủ chốt của cơ quan nhà nước để Quốc Hội bầu, phê chuẩn.”
Nguyễn Phú Trọng (hàng đầu, giữa) được bầu làm tổng bí thư trong Đại Hội Đảng XI ngày 19 tháng 1, 2011 đứng chụp h́nh với 2 thành viên của Bộ Chính Trị tái cử là Trương Tấn Sang (phải), Nguyễn Tấn Dũng (trái) và các thành viên của Trung Ương Đảng khóa mới. (H́nh: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Đây là lần thứ hai kể từ tháng 1, 2011 khi 175 đảng viên cao cấp được “cơ cấu” vào “trung ương” họp để đưa ra các quyết định, kế hoạch chỉ đạo điều hành đảng và nhà nước và cả Quốc Hội.
Ngồi trên cùng Trung Ương Đảng là Bộ Chính Trị gồm 14 người. Đây là cơ quan quyền lực nhất chi phối không những hoạt động của Đảng CSVN mà c̣n chính sách và đường lối của nhà nước.
Như một luật bất thành văn, những kẻ quyền hành nhất trong Bộ Chính Trị Hà Nội sắp xếp chia chác nhân sự với nhau theo phe nhóm, sự thân tín để bảo vệ quyền lợi cá nhân.
Bản tin của TTXVN khi đưa tin cuộc họp này nói rằng ngoài chuyện “giới thiệu nhân sự,” c̣n có “chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến Pháp 1992.” Không ai tin chế độ Hà Nội lại bỏ điều 4 dành độc quyền cai trị cho đảng CSVN.
Những ai công khai lên tiếng đ̣i CSVN bỏ điều 4 Hiến Pháp, trả lại quyền tự do chính trị lại cho dân đều bị bỏ tù, hay ít nhất bị khủng bố đàn áp.
Trên h́nh thức Trung Ương Đảng CSVN đưa danh sách “giới thiệu” người làm chủ tịch nước, phó chủ tịch nước để quốc hội “nhất trí.” Chủ tịch nước “giới thiệu” người làm thủ tướng để quốc hội “nhất trí,” rồi thủ tướng lại đưa danh sách chính phủ và các cơ quan ngang bộ cho quốc hội “nhất trí” theo dây chuyền.
Những tin tức hành lang từ tháng 1 khi diễn ra Đại Hội Đảng kỳ XI th́ Nguyễn Minh Triết về hưu và được Trương Tấn Sang, thường trực ban Bí Thư Bộ Chính Trị thay thế ở chức vụ chủ tịch nước. Nguyễn Tấn Dũng vẫn nắm ghế thủ tướng dù nhăm nhe cái ghế tổng bí thư.
Nguyễn Sinh Hùng từ chức phó thủ tướng được đẩy sang làm chủ tịch Quốc Hội thay cho Nguyễn Phú Trọng (leo lên ghế tổng bí thư đảng CSVN).
Mới đây, nhiều đảng viên lăo thành trong đảng CSVN gửi thư tố cáo Nguyễn Sinh Hùng nhiều tội, cho rằng ông ta không xứng đáng ở vị trí biểu tượng cho quyền lực (hàm) cao nhất nước.
Một số tin tức gần đây cho thấy phe cánh Trương Tấn Sang muốn hất cẳng Nguyễn Tấn Dũng, dành cho ông Sang cái ghế thủ tướng, cái chức có cả “tiếng” và “miếng” thay v́ cái ghế chủ tịch nước chỉ có “tiếng” mà không có “miếng.” Nếu chuyện này có thật và phe Trương Tấn Sang đủ mạnh, người ta có thể thấy sự bất ngờ diễn ra trong kỳ họp Trung Ương Đảng lần này và kỳ họp Quốc hội vào ngày 21 tháng 7 tới đây.
Quốc hội “đảng cử dân bầu” khóa XIII sẽ nhóm khóa đầu tiên có 2 tuần lễ nhưng tới 11 ngày đă được dùng để “quyết định nhân sự cấp cao.”
Trong một bản tin khác trong ngày Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011, báo Tuổi Trẻ nói chế độ Hà Nội đang chuẩn bị một dự thảo nghị định sửa đổi chi tiết của Nghị Định 37 về “minh bạch tài sản, thu nhập” của cán bộ đảng viên có chức có uyền từ trung ương đến địa phương.
Dự thảo nghị định này mới hé một tí khi đ̣i hỏi phải “công khai bản kê khai tài sản thu nhập” nhưng lại vẫn giới hạn trong phạm vi “công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị” cán bộ đó “thường xuyên làm việc.”
Thay v́ công khai là công khai để dân chúng được biết th́ “Căn cứ vào đặc điểm, t́nh h́nh của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền quản lư cán bộ, công chức, viên chức quyết định công khai bằng h́nh thức công bố tại cuộc họp hoặc niêm yết bản kê khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị.”
theo nv