Cảm động người 38 năm yêu măi vợ điên - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 07-16-2011   #1
jojolotus
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
jojolotus's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 41,760
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 57
jojolotus Reputation Uy Tín Level 1jojolotus Reputation Uy Tín Level 1
Default Cảm động người 38 năm yêu măi vợ điên

Đêm trên miền sơn cước thanh vắng, mưa bắt đầu nặng hạt dần, cả vùng đồi đă ch́m sâu trong giấc ngủ. Một tiếng hét từ đâu vọng lại đập vào vách đá phía xa kéo tôi ra khỏi giấc ngủ. Ông Chuân nằm bên khẽ cựa ḿnh thở dài: "Khổ cho ông Hoa, lại đội mưa đi t́m vợ...".

Và tiếp đó là câu chuyện cảm động chập chờn trong giấc ngủ của tôi. Sáng hôm sau tôi đ̣i ông Chuân đưa sang căn nhà của người đàn bà điên đă chạy suốt đêm mưa hôm qua.

Có lẽ căn nhà lợp lá kè này là căn nhà lá c̣n lại cuối cùng ở cái làng phần nhiều là dân lên khai hoang. Mùi khai nồng từ đâu bay tới làm nên cảm giác khó chịu khi bước vào căn nhà. Hiểu cảm giác của tôi, ông Chuân giải thích: "Mùi của bà ấy đấy!". Ngồi trước mặt chúng tôi là người đàn ông mang khuôn mặt khắc khổ với nước da sạm nắng. Ông là Trương Như Hoa ngụ tại thôn Đồng Hải (xă Hải Long, huyện Như Thanh, Thanh Hóa).

Ông kể: Quê ông ở huyện Triệu Hải (tỉnh B́nh Trị Thiên, nay là Quảng Trị). Năm 1954, ông tập kết ra Bắc làm công nhân ở Nông trường Trịnh Môn (Nghệ An); 2 năm sau chuyển về Lâm trường Như Xuân (Thanh Hóa) làm lái xe. Năm 1959 ông cưới vợ qua sự mai mối của một đồng nghiệp và chấp nhận cảnh hai vợ chồng ở cách xa nhau v́ vợ ông làm ở nhà máy Dệt Nam Định.

Sau này, khi nhà máy bị đánh phá nặng nề ông Hoa xin cho vợ về Lâm trường Như Xuân làm công nhân. Cuộc sống của gia đ́nh công nhân nhỏ bé cứ thế trôi, hai ông bà hạnh phúc bên 6 đứa con. Nhưng đến năm 1973 bà phát bệnh, căn bệnh thần kinh do di chứng của 2 lần chịu sức ép của bom. Điều trị tại bệnh viện tỉnh 2 năm th́ bệnh thuyên giảm và bà cũng về mất sức. Hàng ngày thuốc thang, tưởng có thể chiến thắng được bệnh tật, nhưng đến năm 1978 th́ bệnh của bà trở nên trầm trọng, các bác sỹ lắc đầu. Và từ đó đến nay, ông Hoa đă viết nên một chuyện t́nh cảm động.



Ông Trương Như Hoa hàng ngày vẫn chăm sóc người vợ của ḿnh...

Ông Hoa chỉ vào chiếc ấm nhôm trên bàn: "Chiếc ấm ni tôi mua theo phân phối từ xưa. Chú xem, tôi phải g̣ lại hàng trăm lần rồi đấy. Bà ấy lên cơn là đập hết đồ trong nhà". Rồi ông chỉ những song cửa găy đôi, chiếc mâm méo mó và cả những vết sẹo trên khuôn mặt của ḿnh. Tất cả là tác phẩm của những khi bà lên cơn điên loạn.

Những ngày bà mới phát bệnh các con c̣n nhỏ, một ḿnh ông phải gồng ḿnh trông vợ, chăm con. Rồi liên tục những đêm hàng xóm phải nghe tiếng la hét: "Cháy, cháy, máy bay ḱa" và những lời than khóc: "Con ni cháy đen tề, thằng tê chết rồi!". Bà bị ảnh hưởng quá lớn của trận bom ngày trước. La hét, bà chạy khắp làng, chui vào trốn trong các lùm cây, cống rănh. Mỗi lần như vậy người ta lại thấy ông cầm đèn chạy theo t́m. Khi bà c̣n khỏe, c̣n chạy được th́ hầu như hôm nào dân làng cũng chứng kiến cảnh đó, lâu dần thành quen.

Ông c̣n nhớ, một đêm mùa hè năm 1980, bà bỏ chạy ra ngoài nhưng không la hét. Khi ông phát hiện ra chạy theo th́ chẳng thấy đâu. Mấy người con ông nước mắt ngắn nước mắt dài cùng cha thắp đuốc đi t́m mẹ. Gần nửa đêm, đám thanh niên đi chơi nghe tiếng người thở dưới chân cây cầu vào làng nên bỏ chạy tán loạn. Ông t́m được bà về. Cả đêm đó ông thức trắng canh, sợ bà chạy ra ngoài.

Nhiều lần ông t́m thấy bà đang ngồi thu lu ngoài đồng, nơi góc vườn, trong chuồng lợn. Vào những ngày mưa, sấm chớp bệnh của bà càng phát mạnh. Theo ông th́ bà nghe tiếng sấm sét tưởng tiếng bom nên tâm thần sinh ra hoảng loạn. Căn nhà tranh của ông bà then cài cửa không đủ chắc chắn để cản lại cơn điên bà gánh chịu.

Một đêm đông giá lạnh, bà lên cơn chạy ra ngoài và rơi xuống chiếc giếng mới đào chưa kịp xây thành. May mắn, vùng đồi núi nên nước trong giếng không sâu, chỉ ngang ngực. Khi ông lao theo th́ bà đă vùng vẫy dưới giếng, không kịp suy nghĩ, ông nhảy theo xuống giếng và cho bà ngồi trên cổ. Hồi đó làng xóm c̣n thưa thớt, nhà nhà cách nhau xa nên tiếng kêu giúp đỡ của ông vọng lên chỉ màn đêm nghe được. Lúc này các con ông đă đi làm ăn xa, chỉ c̣n đứa con gái út đang tuổi ăn tuổi ngủ nên không nghe được tiếng cha gọi. Vậy là cả một đêm ông đội bà đứng dưới làn nước lạnh cóng. Sáng sớm đứa con gái tỉnh dậy phát hiện, bà mới được đưa lên khỏi giếng.

Ngày ông bà c̣n ăn cơm chung mâm, nhiều khi đang ăn bà cầm bát cơm ném thẳng vào mặt ông rồi hét toáng lên. Chuyện mâm cơm bay từ trong nhà ra ngoài sân dường như đă thành quen thuộc với ông. Có lần bà hắt nước sôi vào người ông đến giờ c̣n để lại dấu tích. Sau ông phải mua bát nhựa cho bà dùng để khi bà lên cơn mặt ông bớt chịu đựng. Trong nhà ông không dám để những đồ mà bà có thể biến nó thành "vật thể bay" bất cứ lúc nào. Theo lời ông Hoa, khổ nhất là chuyện vệ sinh của bà, rồi mỗi lần tắm rửa, cắt tóc, cắt móng chân móng tay ông phải ngồi "nịnh" hàng giờ đồng hồ bà mới đồng ư.

Ông Hoa ngập ngừng kể tôi nghe chuyện người bố vợ của ông đến thăm con cách đây 18 năm. Ở chơi gần một tháng, chứng kiến cảnh người con rể chịu cực khổ với người vợ điên loạn, đập phá suốt ngày ông không cầm được ḷng. Khi bước chân lên xe về quê, ông gọi ông Hoa lại và nhắn nhủ: "Tuy đó là con gái của bố nhưng nó bệnh nặng quá rồi, cứ để thế khổ cho con quá. Không ai trách con đâu!". Người cha gạt nước mắt nh́n anh con rể đang đứng bần thần nơi bến xe. Ông hiểu ư người cha vợ. Ông chạy về nhà mở tủ đem toàn bộ số thuốc ngủ c̣n lại vứt xuống ao, số thuốc bệnh viện cấp để dùng cho bà mỗi khi bà lên cơn. Hôm đó ông ôm bà khóc cả một ngày.

Đôi mắt bất thần của ông nh́n vào phía sau cánh cửa căn buồng. Nay tôi phải đút cơm cho bà ấy ăn no trước rồi ḿnh mới ăn được, không bà ấy lại đập phá. Sáng nào ông cũng đi chợ mua bún, bánh đúc cho bà, đấy là những món bà thích từ thời con gái. Ông Hoa trầm ngâm: "Hôm nào không có hai món đấy là bà ấy đ̣i, không chịu ăn cơm và ông lại ngồi tỉ tê hàng giờ đồng hồ bà mới chịu ăn.

Nay bà ít chạy nhảy la hét lung tung hơn ngày trước, mà có chạy cũng không được lâu, đôi mắt ông Hoa ngân ngấn nước: "Bà ấy yếu rồi, sức khỏe kém lắm rồi!". Không khí căn nhà lắng xuống khi ông Hoa đưa tay thấm giọt nước mắt nơi g̣ má. H́nh như ông đă quá quen với cảnh la hét đập phá của bà, giờ vắng nó ông thấy buồn. Buồn hơn khi ông nhận ra bà không đập phá được như ngày trước là do sức khỏe của bà đă cạn kiệt.

Với hai suất lương hưu ít ỏi cặp vợ chồng già đang sống những ngày cơ cực của ḿnh. Căn nhà gỗ lợp lá kè vẫn ấp ủ trong nó câu chuyện t́nh có một không hai trong suốt bao năm qua.


Theo Thanh Lư (Người đưa tin)
jojolotus_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1310804932_ong-hoa-cham-vo.jpg
Views:	11
Size:	14.2 KB
ID:	301364
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC2

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 07:58.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06656 seconds with 12 queries