Nghe theo lời nhà ngoại cảm, nhiều thân nhân liệt sĩ không những không t́m thấy hài cốt, người bị áp vong phát điên mà c̣n bị đẩy vào t́nh huống oái oăm: Bốc nhầm mộ.
T́m kiếm mộ liệt sĩ để quy tụ về với gia đ́nh, quê hương... là t́nh cảm, là khát vọng của người c̣n sống. Đảng, Nhà nước luôn hỗ trợ hết mức bằng chính sách cho hoạt động này. Tuy nhiên, thời gian qua, rộ lên phong trào t́m mộ liệt sĩ bằng ngoại cảm, mà theo nhận định của cơ quan chức năng là “may ít, rủi nhiều”.
Nhầm mộ của người mới chết
Ngày 8.6, ông Lê Văn Thới ở xă Trung Sơn, huyện Gio Linh (Quảng Trị) có tờ tŕnh gửi các cơ quan chức năng về mộ của anh ruột ông tên là Lê Văn Thảnh bị bốc trộm. Ông Lê Văn Thảnh qua đời từ năm 1999 được chôn tại nghĩa địa Cồn Nậy thuộc thôn Vơ Xá, xă Trung Sơn. Ngày 8.6, khi ông Thới đi gặt lúa ngang qua nghĩa địa th́ thấy mộ của anh trai bị khai quật, bốc đi đâu mất.
Ngôi mộ của một người dân ở nghĩa địa Vơ Xá (Gio Linh, Quảng Trị) đă bị anh Hoàng Văn Tùng (Tân Kỳ, Nghệ An) cất bốc nhầm .
Theo phản ánh của một số người dân, ngày 6.6 tại khu nghĩa địa xuất hiện một chiếc xe 7 chỗ ngồi màu đen dán băng rôn “t́m kiếm mộ liệt sĩ” mang biển kiểm soát 37F. Trên xe có cả nam và nữ nên bà con trong xóm cứ nghĩ họ đă tŕnh báo chính quyền địa phương nên không ai để ư đến.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, ông Thới đă kiến nghị lên các cơ quan chức năng giúp gia đ́nh t́m lại hài cốt của anh trai đă bị mất. Lực lượng công an vào cuộc và xác nhận anh Hoàng Văn Tùng và người nhà ở huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, đến nghĩa địa Vơ Xá cất bốc hài cốt liệt sĩ Hoàng Văn Vĩnh (bác ruột của anh Tùng) nhưng đă bốc nhầm hài cốt của ông Thảnh.
Trở lại Nghệ An, chúng tôi không khỏi bùi ngùi khi nghe anh Tùng kể về hành tŕnh t́m kiếm hài cốt người bác ruột. Theo đó, anh Tùng và nhiều người khác trong gia đ́nh đă đến một cơ sở ngoại cảm ở huyện Nam Đàn (Nghệ An) để nhờ gọi hồn, chỉ phần mộ của liệt sĩ Vĩnh.
Tại đây, sau khi cúng lễ và gọi hồn, chị Hoàng Thị Thu, em gái anh Tùng bỗng dưng đổi sắc mặt và có biểu hiện, lời nói khác thường. Theo chỉ dẫn của nhà ngoại cảm cộng với biểu hiện của chị Thu, người nhà liệt sĩ Vĩnh nghĩ rằng hồn liệt sĩ đă hiện về và nhập vào cháu gái. Cả nhà đă khăn gói theo lời phán của “hồn” đi vào Quảng Trị để cất bốc hài cốt.
Thân nhân của liệt sĩ Hoàng Văn Vĩnh (Tân Kỳ, Nghệ An) khai báo việc cất bốc nhầm mộ tại nghĩa địa Vơ Xá (Gio Linh, Quảng Trị) theo chỉ dẫn của nhà ngoại cảm.
Anh Tùng cũng thừa nhận rằng khi cất bốc hài cốt, anh thấy áo quan vẫn chưa phân hủy hết, bên trong quan tài c̣n có một bộ áo vest và gói thuốc, bật lửa. Tuy nhiên, do quá tin vào “hồn” nên người nhà vẫn cất bốc và đưa về quê an táng.
Ông Thới nói: “Khi thân nhân liệt sĩ ở Nghệ An tới gặp tôi họ chỉ khóc, thấy rất tội nên gia đ́nh chúng tôi rất thông cảm. Ngay sau đó, họ đă xây lại mộ cho anh tôi, chi phí cũng mất khoảng hơn chục triệu đồng. Thực tế tôi cũng đồng cảm với sự khao khát t́m thấy phần mộ người thân đă nhiều năm nay của họ”.
Căn cứ mỏng manh
Nhiều thân nhân liệt sĩ t́m được hài cốt người thân tưởng đă thoải mái tư tưởng nhưng sau đó họ lại hoang mang thêm khi chính các trung tâm ngoại cảm lại nói: Vong vẫn ở chiến trường.
Điển h́nh là sự việc xảy ra ở gia đ́nh bà H (xă Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội). Cách đây 7 năm, gia đ́nh bà H đă đi t́m hài cốt liệt sĩ thông qua một trung tâm ngoại cảm ở Hà Nam. Qua chỉ dẫn, gia đ́nh bà H đă t́m được hài cốt đưa về. Tuy nhiên, sau 7 năm, một số thành viên trong gia đ́nh không tin hài cốt đó là người thân của ḿnh nên đă quay trở lại chính trung tâm ở Hà Nam để nhờ kiểm chứng lại.
Theo nhận định của Bộ LĐTBXH, đại đa số hài cốt đưa về chưa có cơ sở để xác định chính xác về liệt sĩ. Cơ sở khoa học của việc áp vong chưa rơ ràng, có biểu hiện của hoạt động mê tín dị đoan. Đặc biệt, một số cá nhân c̣n có biểu hiện lợi dụng việc t́m kiếm hài cốt, sự tự nguyện của gia đ́nh liệt sĩ để trục lợi kinh tế như đặt ḥm công đức để quyên góp tiền trái phép, gợi ư gia đ́nh liệt sĩ thuê xe của cơ sở với giá quá đắt…
“Cảm giác” được khẳng định khi một nhà ngoại cảm khác cho biết, hài cốt liệt sĩ của gia đ́nh vẫn c̣n ở ngoài chiến trường khiến tất cả mọi người đều cảm thấy hoang mang và “thấy có lỗi với người đă khuất”- như bà H nói. Hiện, gia đ́nh bà lại tiếp tục hành tŕnh đi t́m mộ mới.
Ông Nguyễn Viết Chuyên là quản trang hơn 10 năm ở nghĩa trang xă Kim Sơn nhớ tỉ mỉ: “Chỉ tính từ đầu 2011 đến nay đă có thêm 73 liệt sĩ mới t́m thấy được đưa vào trong nghĩa trang của xă. Hầu hết đều t́m theo nhà ngoại cảm. Các gia đ́nh có người rất tin, có người c̣n mơ hồ nhưng thực tế vong đă áp vào người nhà ḿnh để tự nói ra nên khó giải thích được. Vong nói thế nào phải làm theo như thế, cho dù bỏ không biết bao nhiêu công sức, tiền của”.
Riêng một gia đ́nh liệt sĩ khác ở xă Gia Đông (Thuận Thành, Bắc Ninh) th́ ngay trong gia đ́nh có nhiều người không tin đó là hài cốt của người thân ḿnh nên nhất quyết không công nhận. Và họ đă gửi đơn lên xă đề nghị không cho đưa vào nghĩa trang.
Tiếp xúc với PV, một số thân nhân gia đ́nh liệt sĩ vào huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế t́m mộ cho biết, họ không mấy tin tưởng vào chỉ dẫn của nhà ngoại cảm, nhưng v́ không c̣n cách nào khác nên đành nhắm mắt làm liều.
“Ở quê tui rất nhiều gia đ́nh nhờ nhà ngoại cảm chỉ đường, nhưng chỉ số ít t́m được hài cốt người thân. Được sự chỉ dẫn của nhà ngoại cảm ở huyện Nam Đàn, gia đ́nh tui đi t́m hài cốt liệt sĩ đă mấy tháng nay nhưng vẫn chưa có kết quả”- anh Nguyễn Hồng (quê Thanh Chương, Nghệ An), đang t́m hài cốt liệt sĩ ở huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế, cho biết.
Bị tâm thần v́ đi t́m mộ
Điều đáng nói là ở một số địa phương c̣n xảy ra hiện tượng nhiều người đi t́m hài cốt liệt sĩ bằng phương pháp ngoại cảm, lúc đi rất tỉnh táo nhưng sau một thời gian trở về lại phát bệnh tâm thần. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người, ở Nghệ An có 13 trường hợp đi t́m mộ bằng phương pháp ngoại cảm bị bệnh tâm thần phải vào viện điều trị. Có thể c̣n nhiều trường hợp không vào viện điều trị nên không thể thống kê được hết.
Giải thích cho hiện tượng này, TS Nguyễn Chu Phác – Trưởng Bộ môn cận tâm lư (Trung tâm Tiềm năng con người), cho biết, ngoại cảm có rất nhiều phương pháp nhưng trong số đó phương pháp áp vong được ứng dụng nhiều nhất.
Một người nhà đi t́m mộ khi được hỏi hiện tượng phát bệnh đă giải thích: “Ngồi từ sáng tới tối, có người ngồi trong suốt 50 ngày trời phơi nắng, dầm mưa chỉ để thiền và tưởng nhớ tới một người đă khuất th́ những người sức khoẻ kém lại “yếu bóng vía” không phát bệnh mới là chuyện lạ”.
Thanh Xuân - An Sơn
Theo DanViet