Chiến tranh là nơi con người sử dụng mọi công cụ có thể t́m ra trên trái đất để triệt hạ kẻ thù. Để chiến thắng, tôn giáo, triết học, khoa học và nghệ thuật tất cả đều có thể bị bóp méo hoặc bị lợi dụng bằng mọi phương án có thể.
Trong số đó, vũ khí sinh học chính là một trong những “sáng tạo” khủng khiếp nhất, bao gồm các loại virus, vi khuẩn, nấm, côn trùng được dùng để giết hại đối thủ, làm đối phương tê liệt hoặc hủy diệt tài nguyên của kẻ thù.
Ngay từ những năm 1.500 trước Công Nguyên, người Hittie ở Tiểu Á đă nhận ra sức mạnh của bệnh truyền nhiễm và t́m cách làm lây truyền bệnh dịch hạch tại vùng đất của kẻ thù. Các đội quân t́m cách bắn các xác chết mang dịch bệnh vào các pháo đài kiên cố hoặc đầu độc các giếng nước của đối phương.
Đáng chú ư hơn, nhiều nhà sử học c̣n cho rằng 10 loại bệnh dịch mà theo kinh thánh là của nhà tiên tri Moses làm phép chống lại người Ai Cập thực chất là vũ khí sinh học có thật chứ không phải thần thánh ǵ.
Đấy là câu chuyện về thời cổ. Từ đó đến nay kiến thức của loại người về các tác nhân gây bệnh và về hệ miễn dịch đă tăng lên chóng mặt cùng với sự tiến bộ của y học. Oái oăm thay, tri thức y học cũng đồng thời được ấp ủ để làm mầm mống vũ khí.
Nửa đầu thế kỷ 20 đă chứng kiến người Đức và người Nhật sử dụng bệnh Than trong chiến trận, sau đó Mỹ, Anh và Nga cũng nối gót phát triển loại vũ khí này.
Năm 1972, v́ hậu quả thảm khốc của nó mà cộng đồng quốc tế đă nhất trí thực thi hiệp ước về việc hủy diệt vũ khí sinh hóa và cấm phát triển, sản xuất cũng như tàng trữ vũ khí sinh học và hóa học. Tuy nhiên đến giờ, không có ai đảm bảo rằng không có quốc gia nào đang lén lút phát triển vũ khí sinh học, cũng như không có ai chắc chắn trong thực tế những kiến thức sinh hóa đang có sẽ không bị lợi dụng bởi các nhóm khủng bố dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Trong kịch bản kinh hoàng nhất mà các nhà khoa học đang lo ngại, bộ gien của đối phương có thể được sử dụng làm chỉ thị đặc hiệu để các sinh vật tấn công. Nói cách khác, vũ khí sinh học có thể khiến một dân tộc cụ thể biến mất một cách có chọn lọc.
Các chuyên gia chống độc có mặt tại toàn nhà Hart Building của Thượng nghị viện Hoa Kỳ sau khi một bức thư chứa vi khuẩn than được gửi tới văn pḥng của Thượng nghị sỹ Tom Daschle (AFP).
Trong loạt bài này Đất Việt xin tổng hợp 10 loại tác nhân đáng sợ nhất đă, đang hoặc sẽ có thể được sử dụng trong chiến tranh sinh học của loài người:
Vũ khí sinh học loại A:
Trung tâm pḥng chống bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) phân loại các vũ khí sinh học loại A với các tiêu chí:
Có thể lây lan dễ dàng với số nạn nhân lớn, có thể gây ra rối loạn đối với dân chúng, và cần được chuẩn bị pḥng chống ở chế độ đặc biệt.
Hiện tại mới có 6 tác nhân sinh học được xếp vào nhóm A và tất cả đều đáng được xếp và danh sách mười vũ khí sinh học đáng sợ nhất. (nguồn: CDC).
1. Đậu mùa
Thuật ngữ “vũ khí sinh học” thường gợi ra h́nh ảnh về các pḥng thí nghiệm sạch bong với những nhân viên mặc áo bảo hộ và các ống nghiệm chứa đầy các chất lỏng hủy diệt. Thực tế, trong lịch sử vũ khí sinh học có bộ mặt đời thường hơn nhiều: một kẻ đi đày lang thang trên vùng đất mới, vài cái túi đă được bổ sung bọ chét mang dịch hạch.
Thậm chí trong cuộc chiến giành thuộc địa giữa Anh và Pháp năm 1763, vũ khí sinh học đơn giả chỉ là một cái chăn. Theo lệnh của viên tướng nổi tiếng Jeffrey Amherst, Quân đội Anh đưa những chiếc chăn tẩm virus đậu mùa để triệt hạ các bộ lạc thổ dân Bắc Mỹ tại Ottawa lúc đó là đồng minh của Pháp.
Những người dân bản xứ này hoàn toàn không có khả miễn dịch với virus đậu mùa bởi họ chưa hề gặp bệnh dịch này như đối thủ của họ. Kết quả của chiến thuật này là dịch bệnh đă quét qua những bộ lạc khốn khổ đó không khác ǵ độ hủy diệt của một trận cháy rừng.
Bệnh đậu mùa có thủ phạm là virus variola trong đó chủng phổ biến nhất gây chết ở 30% số người mắc phải. Dấu hiệu nhận thấy bệnh bao gồm sốt, đau toàn thân và phát ban do các vết sưng chứa nước hoặc vảy, cuối cùng sẽ biến thành sẹo lơm suốt đời nếu như bệnh nhân c̣n sống.
Đậu mùa thường được lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm virus hoặc dịch cơ thể của họ nhưng cũng có thể được truyền qua không khí qua các môi trường kín và chật hẹp.
Năm 1967 tổ chức Y tế thế giới mở một chiến dịch để loại bỏ hoàn toàn bệnh đậu mùa bằng tiêm chủng hàng loạt. Chiến dịch đă thành công rực rỡ khi bệnh đậu mùa không c̣n lây lan tự nhiên sau ca bệnh cuối cùng ghi nhận năm 1977.
Tuy bệnh đă không c̣n trong tự nhiên nhưng các chủng virus vẫn được duy tŕ trong các pḥng thí nghiệm ở Nga và Mỹ dưới sự đồng ư của WHO. Mặt khác do virus đậu mùa đă từng được quan tâm rất lớn trong các chương tŕnh vũ khí của một số quốc gia, không ai dám chắc có nơi nào vẫn đang cất giấu loại virus chết người này.
CDC xếp đậu mùa vào nhóm vũ khí sinh học loại A do tỷ lệ tử vong cao và khả năng lan truyền qua không khí của nó. Hiện đă có vaccine pḥng đậu mùa nhưng nh́n chung chỉ có các nhân viên y tế và quân sự là được tiêm pḥng, đồng nghĩa với việc đa số dân chúng c̣n lại hứng chịu rủi ro cực lớn nếu xảy ra tấn công bằng virus đậu mùa. Virus có thể được phát tán dưới dạng hơi giống như phun thuốc sâu hoặc thậm chí bằng cách cổ điển nhất là đưa một người mang bệnh vào khu vực cần tấn công.
2. Bệnh Than
Mùa thu 2001, những bức thư chứa một loại bột trắng bí ẩn đă được gửi đến các văn pḥng Thượng nghị sỹ và báo giới Mỹ. Khi những người có trách nhiệm thông báo chất bột đó là bào tử của loại vi khuẩn chết người Bacillus anthracis, cảm giáchoảng loạn bao trùm xă hội Mỹ.
Vụ tấn công này đă làm 22 người nhiễm virus và 5 người trong số đó tử vong. Bảy năm sau đó FBI mới lần đến được thủ phạm là nhà nghiên cứu Bruce Ivans, ông này được chính phủ trả lương để nghiên cứu bệnh than nhưng đă tự tử trước khi việc điều tra hoàn tất.
Với tỷ lệ tự vong cao và khả năng tồn tại lâu trong môi trường, hiển nhiên vi khuẩn than được xếp vào nhóm vũ khí sinh học loại A. Loại vi khuẩn này sống trong đất và do đó tiếp xúc và truyền bào tử sang các động vật ăn cỏ. Con người có thể nhiễm qua tiếp xúc, hít thở hoặc nuốt phải B. anthracis.
Con đường tấn công của Bacillus anthracis.
Phần lớn các ca nhiễm bệnh than là qua tiếp xúc ngoài da với vi khuẩn nhưng h́nh thức nguy hiểm nhất là hít vào qua đường hô hấp, trong đó bào tử xuất hiện tại phổi và được các tế bào miễn dịch mang đến các hạch bạch huyết. Tại đây các bào tử sẽ nhân lên và giải phóng độc tố dẫn đến các triệu chứng sốt, rối loạn hô hấp, đau mỏi cơ, sưng hạch bạch huyết, nôn, tả và xuất hiện các nhọt màu đen.
Nếu không được điều trị, chắc chắn bệnh nhân sẽ tử vong, thậm chí cả khi có trợ giúp y tế cũng chỉ có một phần tư số bệnh nhân sống sót. Tất cả 5 ca tử vong năm 2001 đều là do lây nhiễm qua h́nh thức nguy hiểm này.
Bệnh than không dễ mắc phải trong các điều kiện b́nh thường và nó cũng không thể lây từ người sang người. Giống như đậu mùa, cũng lại chỉ có các nhân viên y tế, bác sỹ thú y và nhân viên quân đội là được chủng ngừa căn bệnh này. Phần c̣n lại luôn nằm trong nguy cơ khi có bất kỳ một cuộc tấn công tương tự xảy ra.
Cùng với việc không được tiêm chủng đầy đủ (điều kiện chung thấy ở hầu hết các tác nhân trong danh sách của chúng ta), khả năng sống dai cũng là một đặc điểm quan trọng của vi khuẩn bệnh than. Một số vi khuẩn Bacillus anthracis có thể được giữ 40 năm hoặc hơn mà vẫn không mất đi khả năng giết người, trong khi nhiều tác nhân sinh học khác chỉ có thể tồn tại một thời gian ngắn dưới điều kiện đặc biệt. Đặc tính này khiến cho vi khuẩn than chiếm ưu thế trong các chương tŕnh vũ khí sinh học trên khắp thế giới.
Năm 1930 các nhà khoa học Nhật Bản đă thực hiện các thí nghiệm trên người với vi khuẩn than trong môi trường phun khí tại Đơn vị nghiên cứu vũ khí sinh học 731, một trạm nghiên cứu tai tiếng đặt tại vùng chiếm đóng Manchuria (Măn Châu Lư, Trung Quốc) của người Nhật.
Quân đội Anh cũng làm thí nghiệm với bom vi khuẩn than vào năm 1942 khiến cho cả đảo Gruinard bị nhiễm khuẩn đến mức 44 năm sau người ta phải dùng đến 280 tấn formaldehyde để khử trùng khu vực này. Quân đội Liên Xô cũng vô t́nh để ṛ rỉ vi khuẩn than theo đường không khí khiến 66 người thiệt mạng.
Ngày nay, Bacillus anthracis vẫn là một trong những loại vũ khí sinh học đáng sợ và nổi tiếng nhất. Vô số chương tŕnh vũ khí đă hợp sức sản xuất tác nhân chết người này, trong khi tiêm chủng hàng loạt chỉ có thể tiến hành khi đă xảy ra nhiễm khuẩn hàng loạt.Tag: Vũ khí sinh hóa, vũ khí hủy diệt lớn
Lê Ngọc/baodatviet