Những cuộc tấn công đẫm máu liên tục của Taliban trong bối cảnh Mỹ chuẩn bị rút quân khỏi Afghanistan đang đánh đổ mọi nỗ lực của liên quân trong việc duy tŕ an ninh tại quốc gia Nam Á này.
Bước lùi an ninh
Với việc NATO chuyển giao quyền kiểm soát an ninh của một số khu vực cho chính quyền địa phương Afghanistan và tuyên bố của Tướng David Petraeus trước khi ra đi rằng cuộc chiến chống khủng bố tại quốc gia Nam Á đang đi đúng hướng, cộng đồng quốc tế có cảm giác là lực lượng an ninh Mỹ cũng như Tổng thống Hamid Karzai đang được tận hưởng một mùa hè b́nh an.
Trong buổi lễ từ nhiệm đầu tuần này, tướng Petraeus hùng hồn tuyên bố rằng: “Các bạn và những người anh em Afghanistan đă đánh bại được kẻ thù ở nhiều nơi trên đất nước này. Trái ngược với những dự báo từ các chuyên gia t́nh báo về sự gia tăng của những vụ tấn công nghiêm trọng, thực tế số vụ tấn công trong ṿng hơn hai tháng qua giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái”.
Tuy nhiên, dường như thực tế không phải là màu hồng như ông Petraeus khẳng định. T́nh h́nh an ninh tại Afghanistan đang thực sự bị Taliban “cài số lùi”.
Ông Petraeus tự tin về những thành quả ḿnh đă đạt được cho Afghanistan.
Báo cáo công bố ngày 23/6 vừa qua của Liên Hiệp Quốc về t́nh h́nh an ninh tại Afghanistan trong 6 tháng đầu năm 2011 cho thấy, số vụ bất ổn an ninh tăng 51% so với cùng kỳ năm 2010. Chỉ riêng trong quư 2 năm nay, xung đột tại đất nước Nam Á này làm 1.090 dân thường thiệt mạng, tăng 20% so với quư 2/2010.
Nh́n chung, báo cáo của Liên Hiệp Quốc đưa ra một bức tranh ảm đạm về t́nh h́nh an ninh tại quốc gia Nam Á này. Đặc biệt, trong khi ông Petraeus tuyên bố trước các binh sĩ rằng “các bạn đă giành được quyền kiểm soát nhiều khu vực quan trọng như tỉnh Helmand và Kandahar từ tay Taliban” th́ báo cáo của Liên Hiệp Quốc lại khẳng định, Kandahar là khu vực bất ổn và xảy ra nhiều vụ bạo lực đẫm máu nhất Afghanistan, điển h́nh là vụ ám sát ông Ahmed Wali Karzai, em trai Tổng thống Hamid Karzai.
Sau cái chết của Wali Karzai là hàng loạt vụ tấn công vào các quan chức khác dù lực lượng an ninh Afghanistan đă được tăng cường tối đa. Ngày 13/7, ông Gulab Mangal, tỉnh trưởng Helmand thoát chết trong một vụ phục kích trên đường đưa đám tang ông Wali Karzai.
Qua ngày hôm sau, một kẻ đánh bom liều chết tấn công thánh đường Hồi giáo Hikmatullah Hikmat trong lúc tiến hành lễ truy điệu ông Wali Karzai, cướp đi sinh mạng của một giáo sĩ cấp cao, chủ tịch hội đồng tỉnh Ulema và ba người khác, gây thương tích cho 13 người.
Và gần đây nhất là vụ ông Jan Mohammad Khan, cựu tỉnh trưởng tỉnh Uruzgan đồng thời là một trong những cố vấn quan trọng nhất của Tổng thống Karzai bị sát hại đêm 17/7 cùng với một đại biểu Quốc hội tỉnh Uruzgan.
Georgette Gagnon, một quan chức về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc nhận định: “Rơ ràng lực lượng an ninh Afghanistan cũng như liên quân Mỹ đang phải trải qua giai đoạn hết sức khó khăn. Kẻ thù của họ sẵn sàng nhắm bắn mọi đối tượng, kể cả dân thường và t́m mọi cách để ḱm hăm sự phát triển của Afghanistan và quyết đưa đất nước này về thời kỳ cách đây vài thế kỷ”.
Không có lối thoát?
Với những diễn biến căng thẳng trên cùng với sự “tháo chạy” của Mỹ, Afghanistan khó có thể t́m thấy “ánh sáng cuối đường hầm”.
Lỗ hổng an ninh tại tỉnh Kandahar, nơi ông Wali Karzai cai trị là điều có thể dễ dàng nhận thấy. Dù những người chống đối mô tả ông Wali Karzai là một quan tham tàn bạo, đẩy nhiều thường dân Afghanistan về phía lực lượng nổi dậy nhưng họ cũng phải thừa nhận, việc kiểm soát bằng bàn tay sắt bọc nhung của ông ngăn cản được một cuộc tranh giành quyền lực và tiền bạc đẫm máu giữa các bộ tộc vốn “bằng mặt nhưng không bằng ḷng”, chỉ chờ một cơ hội thuận tiện là ra tay.
Nay cơ hội đó đă đến. Em trai đồng thời cũng là người hùng của Tổng thống đă bị loại ra khỏi ṿng chiến. Các nhà phân tích tin rằng Taliban sẽ nhân cơ hội này đẩy mạnh cuộc chiến.
Kate Clark, một chuyên viên cao cấp thuộc tổ chức Afghanistan Analyst Network phân tích: “Dù có nhiều ứng cử viên thay thế ông Wali Karzai nhưng không một cá nhân nào có đủ sức đem lại sự b́nh ổn dù là tạm thời ở Kandahar”.
Mỹ rút quân để lại một bức tranh u ám cho an ninh Anfghanistan.
Thêm vào đó, đối với các chiến lược gia Mỹ, trong bối cảnh cần phải đạt được ba mục tiêu: Củng cố chính quyền Kabul, bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan và nỗ lực đàm phán với Taliban tiến đến một hiệp định ḥa b́nh, Wali Karzai chết đi để lại nhiều tiếc nuối bởi đơn giản, ông Wali Karzai can dự vào cả ba mục tiêu trên.
Ông tập hợp được nhiều bộ tộc ủng hộ Tổng thống Karzai, mở rộng quyền kiểm soát của Kabul đến các tỉnh. Wali Karzai cũng là cố vấn chiến lược của quân đội Mỹ-Anh, giúp họ hiểu biết sâu sắc hơn các bộ tộc, rất hữu ích trong giai đoạn Mỹ bắt đầu rút quân. Đặc biệt, kể từ năm 2007, Wali Karzai là nhà lănh đạo Afghanistan đầu tiên bắt đầu đàm phán với Taliban.
Tờ
Indian Express ngày 19/7 cũng b́nh luận: “Vụ ám sát ông Khan và Wali Karzai là một cú đánh trực tiếp vào nỗ lực thực thi quyền lực của Chính phủ Afghanistan trong bối cảnh NATO chuẩn bị chuyển giao toàn bộ việc kiểm soát an ninh ở 7 khu vực trong tháng này. Nó cũng đặt ra một câu hỏi bức bách: Liệu lực lượng an ninh Afghanistan có đảm đương nổi việc bảo vệ những khu vực sắp được chuyển giao?”.
Yunos Fakor, một nhà phân tích ở Kandahar tỏ ra bi quan: “Cái chết của Wali Karzai có thể dẫn đến suy sụp t́nh h́nh an ninh vốn rất mong manh không chỉ ở Kandahar mà trên khắp Afghanistan. Các bộ tộc sẽ nổi dậy tranh giành quyền lực và Taliban sẽ nhân cơ hội đẩy mạnh cuộc chiến chống Chính phủ Kabul”.
Trong khi đó, theo trang tin
Nationalpost, phong trào Taliban đang có những bước tiến vững chắc khó có thể đánh gục tại Afghanistan. Đó không phải là những chiến thắng quân sự thông thường mà chính là ḷng dân.
Cái chết của ông Wali Karzai là thông điệp rơ ràng mà Taliban gửi đến nhân dân Afghanistan: Nếu Tổng thống Karzai và quân đội Mỹ không thể bảo vệ những nhân vật có máu mặt như Wali Karzai th́ làm sao có thể bảo đảm tính mạng cho các bạn.
Nationalpost khẳng định, thông điệp này đang dần lay chuyển tâm lư của người dân Afghanistan và một khi nó “ăn sâu” vào tâm thức của họ th́ coi như “cuộc chơi đă chấm dứt” đối với chính quyền của ông Karzai và nỗ lực của liên quân Mỹ - NATO.
Trang tin này lư giải, tiêu chí để đánh giá tính hợp pháp của một chính quyền không chỉ ở sự ổn định chính trị, xă hội và văn hóa mà quan trọng là cảm giác an toàn mà người dân có được.
“Taliban hiện vẫn chưa nhận được nhiều người dân Afghanistan ủng hộ bởi họ không quên cách cai trị hà khắc của Taliban cũng như những vụ thảm sát đẫm máu mà phong trào này gây ra trong 6 tháng qua. Tuy nhiên, sự căm phẫn đó vẫn không thể nói lên điều ǵ. Nhân dân Afghanistan không thể lăn xả thân ḿnh v́ chính quyền để chống lại Taliban nếu chính quyền không thể đảm bảo an ninh cho họ. Đó chính là yếu tố có thể đánh gục chính quyền Karzai và Mỹ”,
Nationalpost nhấn mạnh.
Trà My (tổng hợp)
Theo ĐấtViệt