Chuyện về hai giọt nước mắt trong đời Nguyễn Cao Kỳ - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 07-23-2011   #1
saigon75
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
saigon75's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 54,629
Thanks: 1,521
Thanked 4,892 Times in 1,268 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 72
saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2
Default Chuyện về hai giọt nước mắt trong đời Nguyễn Cao Kỳ

Ông Nguyễn Cao Kỳ từng giữ cương vị Thủ tướng giai đoạn 1965-1967 và Phó Tổng thống giai đoạn 1967-1971 của chính quyền Việt Nam Cộng ḥa. Là người từng được coi là có tư tưởng chống cộng cực đoan, nhưng kể từ năm 2004, ông Kỳ được nhiều ư kiến đánh giá là một trong những biểu tượng của sự ḥa hợp dân tộc.

Cả cuộc đời ông được ghi dấu bởi sự kiện, có thể là chính sử, cũng phần nhiều là giai thoại nhưng đậm tính cách ngang tàng, dữ dội.

Quá khứ

Theo một số tài liệu, ông Nguyễn Cao Kỳ sinh ngày 23 tháng 7 năm 1930 tại Sơn Tây (Hà Nội), tham gia Quân đội Quốc gia Việt Nam năm 1952 và được đưa vào huấn luyện tại Trường sỹ quan trừ bị khoá I ở Nam Định. Sau đó Nguyễn Cao Kỳ được chọn đi đào tạo tại trường không quân Marrakech tại Maroc.

Ông Nguyễn Cao Kỳ thời kỳ trước năm 1975

Sau Hiệp định Genève, ông ở lại tham gia Quân lực Việt Nam Cộng ḥa, trở thành một trong những phi công và sĩ quan chỉ huy đầu tiên củaKhông lực Việt Nam Cộng hoà. Khi đảo chính 1963 nổ ra, ông đứng về lực lượng đảo chính, nắm quyền chỉ huy không quân, tạo áp lực buộc lực lượng trung thành với tổng thống Ngô Đ́nh Diệm phải đầu hàng.

Sau cuộc đảo chính, Nguyễn Cao Kỳ thăng chức nhanh chóng. Ông trở thành Tư lệnh không quân, mang hàm Thiếu tướng và là Ủy viên củaHội đồng Quân nhân Cách mạng. Tư cách Ủy viên Hội đồng tiếp tục là cơ hội để ông có bước tiến mới về chính trị,

Tướng Kỳ càng nổi lên tại chính trường Sài G̣n sau cuộc đàn áp đấu tranh của Phật giáo và mưu toan ly khai của tướng Nguyễn Chánh Thi ở miền Trung năm 1965.

Năm 1967, ông cùng với tướng Nguyễn Văn Thiệu ứng cử và đắc cử Phó tổng thống Việt Nam Cộng ḥa nhiệm kỳ 1967-1971.

Tướng Nguyễn Cao Kỳ rút lui khỏi ṿng bầu cử Tổng thống năm 1971 của chính quyền Sài G̣n vốn được các nhà chính trị đương thời nh́n nhận như “một tṛ hề chính trị”.

Cho tới nay, nhiều người sống ở miền Nam trước 1975 vẫn truyền tụng giai thoại tướng Kỳ “râu kẽm” tự lái máy bay riêng, bay sát sàn sạt khu vực trung tâm Sài G̣n nơi trụ sở Hăng Hàng không Air Vietnam (gần Trụ sở UBND TP bây giờ) để thả thư tỏ t́nh cầu hôn với cô tiếp viên hoa khôi Đặng Tuyết Mai.

Trong tự sự của ḿnh, ông Kỳ viết: “Cuộc hôn nhân đầu tiên của tôi với một phụ nữ Pháp – và chúng tôi đă có 5 đứa con với nhau – đă kết thúc bằng sự ly thân và tiếp theo đó chúng tôi đă ly dị. Sau khi ly dị với vợ tôi, theo lời của một nhà báo, tôi đă hưởng được “hai năm hết sức sôi động của một người có số đào hoa”.

Có lẽ tôi không cần phải đính chính là sự nhận xét trên đă được phóng đại như thế nào và thực ra tôi cũng đă vui chơi nhiều và thoải mái trong lúc bấy giờ bởi v́ tất cả chúng tôi đều không biết sống chết ngày nào và cần phải sống vội khi ḿnh được sống”.

Năm 1962, ông Kỳ chia tay với bà vợ người Pháp sau khi đă có với nhau 5 người con. Hai năm sau, ông kết duyên của bà Đặng Tuyết Mai.

Ngày 29/4/1975, trước thắng lợi của Quân đội nhân dân Việt Nam, tướng Nguyễn Cao Kỳ tự lái máy bay trực thăng ra hàng không mẫu hạm Midway, bắt đầu chuỗi ngày phải sống lưu vong. Ở Mỹ một thời gian, ông Kỳ và bà Mai chia tay.

Theo lời tự thuật của ông với báo chí trong những lần trở về Việt Nam, ông kiếm sống bằng cách đi làm thuê trong hơn 10 năm đầu sống trên đất Mỹ.

T́m về nguồn cội

Kể từ năm 2004, ông Nguyễn Cao Kỳ đă về Việt Nam bốn lần. Vợ cũ của ông, bà Đặng Tuyết Mai và con gái ông, Nguyễn Cao Kỳ Duyên cũng nhiều lần về thăm quê hương. Bà Đặng Tuyết Mai đă mở quán “Phở Ta” tại số 12-14 đường Lê Qúy Đôn - quận 3 – TP. Hồ Chí Minh. Bà Nguyễn Cao Kỳ Duyên mở một quán cà phê lớn ngay bên cạnh sông Hàn tại TP Đà Nẵng.

Ông Nguyễn Cao Kỳ trong một lần gặp gỡ Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết

Khi trở về Việt Nam, ông được nhiều cấp cao của Việt Nam đón tiếp, đó là những người có trọng trách bên Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và cả Mặt trận Tổ quốc tiếp trọng thị.

Với nhiều phóng viên có mặt tại khách sạn Sheraton TP Hồ Chí Minh vào chiều 15/1/2004, là một ngày đặc biệt. Trong chuyến lần đầu trở về Việt Nam kể từ năm 1975, ông Nguyễn Cao Kỳ đă có buổi tṛ chuyện với giới báo chí trong và ngoài nước. “Đây là lần đầu tiên tôi trở về VN sau 30 năm, c̣n hai tuần nữa tôi bước sang tuổi 75” - ông Kỳ mở đầu câu chuyện.

“30 năm trước tôi khóc v́ tôi đă phải rời bỏ quê hương. Có thể nói đó là lần đầu tiên trong cuộc đời tôi khóc. Và khi tôi nh́n thấy TP.HCM từ trên máy bay trong lần trở về này th́ cũng là lần thứ hai trong đời tôi nước mắt lại tuôn ra. Lại một lần khóc nữa v́ tôi t́m lại quê hương”, ông Nguyễn Cao Kỳ đă khóc khi nhắc lại câu chuyện này.

Trước câu hỏi của phóng viên về việc, ông Kỳ có kế hoạch ǵ ở Việt Nam để thể hiện mong muốn dùng chuyến đi của ḿnh để biểu lộ tinh thần ḥa hợp dân tộc, ông Kỳ trả lời: “Tôi nghĩ rằng riêng sự hiện diện của ḿnh ở đây là một hành động rất rơ ràng”.

Ông Kỳ cũng thừa nhận, chuyến về của ông gây nhiều dư luận: đồng t́nh và không đồng t́nh đều có. “Những nhóm người hải ngoại ở Mỹ quen sống “kiểu Mỹ” cho nên vấn đề ǵ họ cũng có thể có ư kiến chống đối. Tôi sống gần họ nên tôi hiểu đa số người VN trầm lặng ở hải ngoại họ rất thông cảm và chấp nhận những ǵ mà tôi đă nói và đề cập về quê hương. Những nhóm chống đối đó chỉ là thiểu số và bản thân tôi cũng chẳng bao giờ thèm để ư. Tôi cũng muốn nói thêm rằng những người mà giờ phút này, sau 30 năm khi đất nước đă thống nhất và đây là lúc cần sự tập hợp của tất cả người VN trong cũng như ngoài nước để phục hưng đất nước, để VN trở thành một con rồng châu Á. Thế mà lại có những kẻ vẫn muốn quay về chuyện dĩ văng. Chuyện không tưởng”.

Cuối tháng 6/2008, trong chuyến thăm chính thức nước Mỹ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đă có buổi gặp gỡ thân t́nh, ấm cúng với nhiều kiều bào tại Houston, Texas và California. Thủ tướng chia xẻ: "Đất nước là của ḿnh, dân tộc là của ḿnh, chúng ta phải làm sao chung sức, chung ḷng v́ một Việt Nam giàu mạnh, trên cơ sở điểm chung dân tộc".

Người đứng đầu Chính phủ mong bà con kiều bào giữ bản sắc văn hóa của dân tộc ḿnh, mà trước hết là giữ ǵn tiếng nói. "Gặp nhau, giữa những người tóc đen da vàng, mà dùng tiếng Anh cũng hay đấy, nhưng vẫn thấy hơi buồn. Mong bà con hăy luôn hướng về đất nước, bằng tấm ḷng, t́nh cảm với quê hương. Bà con hăy hướng về quê hương, bằng mọi con đường, mọi nẻo. Quê hương là vĩnh hằng, trong khi quá khứ đă là lịch sử, cần gác lại”.

Có mặt tại cuộc gặp, ông Nguyễn Cao Kỳ đáp lời: "Tôi nghĩ Thủ tướng có thể yên tâm. Ngay cả một Việt kiều trẻ không biết ǵ về quá khứ, chỉ trong 1h đồng hồ nghe Thủ tướng nói, họ đă hiểu. Thực sự chúng ta nh́n thấy có bao nhiêu? Được trăm người không? (Ư nói những người Việt biểu t́nh phản đối chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – PV) Nó không thể so sánh với hàng trăm ngh́n người, cả triệu người Việt Nam ở nước ngoài, chưa kể bao nhiêu người từ nhiều năm nay đă trở về quê hương, đóng góp cho quê hương".

Ông Kỳ nói: "Tôi ở đây không chỉ với tư cách người Mỹ gốc Việt ở hải ngoại, mà gần như là một người Việt Nam ở trong nước sang để gặp Thủ tướng, nghe ông Thủ tướng nói những ưu tư của dân tộc ở trong nước. Nghe xong, chính tôi cũng thấy an ḷng".

Ông Nguyễn Cao Kỳ tin tưởng "Thủ tướng và các nhà lănh đạo Việt Nam đủ trí tuệ để chèo chống và đưa đất nước tiến lên".

"Với chuyến đi của Thủ tướng, Việt Nam là một nước nhỏ mà lại có quan hệ giao hảo tốt đẹp với một cường quốc số 1 thế giới, tôi cho là đi đúng đường và rất tốt đẹp. Tôi tincác nhà lănh đạo Việt Nam có đủ sức khỏe, trí tuệ, sự sáng suốt để lănh đạo đất nước, dân tộc tới một chỗ đứng xứng đáng ở cộng đồng quốc tế".

***

Quote:
Ông Nguyễn Cao Kỳ nói về những ngày cuối cùng của chế độ Sài G̣n

Những năm đầu sau khi di tản sống ở Mỹ, ông Nguyễn Cao Kỳ đă viết cuốn hồi kư : “Chúng ta đă thất bại ở miền Nam như thế nào?”. Sau đây là một phần nhỏ của quyển sách ông Kỳ nói về những ngày cuối cùng của chế độ Sài G̣n – bắt đầu từ sau khi thất thủ Buôn Ma Thuột.

Tôi đă định làm đảo chính

Sau khi Buôn Ma Thuột thất thủ, tôi đề nghị tướng Cao Văn Viên (Tổng Tham mưu trưởng – NV) tập trung pháo binh, không quân cùng hai trung đoàn dù, hoặc biệt động quân thiện chiến, và tôi t́nh nguyện chỉ huy chiến dịch tái chiếm này.

Ảnh chụp tại Dinh Độc lập trưa ngày 30/4/1975

Tướng Viên đồng t́nh với tôi, nhưng nó đă bị Tổng thống Thiệu bác bỏ. Nguyên nhân của sự thất bại này là sự bất đồng giữa Bộ Tổng Tham mưu và Tổng thống Thiệu.

Tướng Viên tỏ ra khổ tâm v́ Thiệu đă không tham khảo, mà c̣n bác bỏ các ư kiến của cơ quan tham mưu. Vừa mất Buôn Ma Thuột, Thiệu liền triệu tập ngay cuộc họp kín với một số tướng lĩnh thân cận ở Cam Ranh và ra lệnh cho tướng Phạm Văn Phú (Tư lệnh Quân khu 2 – Quân đoàn 2) rút khỏi Pleiku và Kon Tum lui về trấn giữ pḥng tuyến ở phía Đông Buôn Ma Thuột để phản kích chiếm lại thị xă sau này.

Nhưng sai lầm của Thiệu là biến một cuộc rút lui chiến thuật thành một cuộc tháo chạy tán loạn, kết cục là một sự tan ră của một đạo quân có hơn 1 triệu người được trang bị hiện đại. Không bao lâu sau khi Quân khu 2 – Quân đoàn 2 rút khỏi Tây Nguyên cùng với hàng chục vạn người tị nạn trong cảnh hoảng loạn, cuộc bại trận cuối cùng ở miền Nam đă bắt đầu.

Kể từ đó t́nh trạng hoang mang, dao động, mất tin tưởng lan tràn trong quân lực và lây lan nhanh như một cơn dịch. Mất Tây Nguyên đến lúc tướng Ngô Quang Trưởng (Tư lệnh Quân khu 1, Quân đoàn 1) tập trung lực lượng về co cụm giữa Đà Nẵng) và một số trọng điểm ven biển, nhưng binh lính không c̣n biết ḿnh chiến đấu cho ai, để làm ǵ ?

Sĩ quan th́ miệng kêu gọi lính tử chiến, nhưng lại thúc giục gia đ́nh di tản. Rốt cuộc cả Quân khu 1 – Quân đoàn 1 nơi có lực lượng mạnh nhất gồm 3 sư đoàn lính dù, lính thủy đánh bộ và bộ binh, với xe tăng thiết giáp, không quân hùng hậu nhất đă vỡ trận và thất bại thảm hại. Tướng Trưởng đào thoát ra biển để tháo chạy trước khi Việt Cộng chiếm Đà Nẵng.

T́nh h́nh ngày càng xấu đi, v́ thế để cứu văn t́nh thế, tôi đă nghĩ ngay đến việc đảo chính lật đổ Thiệu. Nhưng đại sứ Martin không ủng hộ tôi và tỏ thái độ chúng tôi sẽ gặp rắc rối nếu tiến hành đảo chính trong lúc này. Martin c̣n bắn tin qua tướng Nguyễn Văn Minh – Tư lệnh không quân do tôi bổ nhiệm trước đó (Minh nhỏ), rằng nếu tôi làm đảo chính CIA sẽ giết tôi. Martin đang theo dơi tôi đấy!

Sau đó người Mỹ đến mua chuộc, thuyết phục tôi. Họ bảo nếu tôi nghe họ th́ dù miền Nam có thua trận, họ vẫn bảo đảm cho cả gia đ́nh tôi ra nước ngoài và chu cấp suốt đời. Vào giữa tháng 4/1975 Martin và tướng CIA Timmes đă đến gặp tôi tiếp tục thuyết phục trong hai giờ liền. Nhưng tôi vẫn giấu Martin về ư định của ḿnh – nếu có lực lượng, tôi sẽ dùng không quân và lính dù làm đảo chính lật đổ Thiệu.

Đến ngày 20/4, nhiều tin đưa về Bộ Tổng Tham mưu nói rằng có tới 15 sư đoàn Bắc Việt đă áp tới gần vành đai pḥng thủ bên ngoài Sài G̣n, một số đơn vị đặc công đă tiến vào khống chế sân bay Biên Ḥa – lớn thứ hai ở miền Nam, ngoài ra c̣n 3 sư đoàn Bắc Việt cũng đă tới gần phía Tây Nam Sài G̣n.

Lúc này Martin tiếp tục thuyết phục Quốc hội Mỹ cấp cứu cho miền Nam, đồng thời trấn an nội các Sài G̣n rằng cứ b́nh tĩnh, thủ đô (Sài G̣n) không hề lâm nguy. Rồi Timmes lại bất ngờ đến gặp tôi để thăm ḍ việc Mỹ đưa Dương Văn Minh (Minh lớn) ra thay Thiệu để làm b́nh phong thương lượng với Hà Nội. Tôi nghĩ nước cờ quái gở này là một phần trong chính sách của Nhà trắng đă được vạch sẵn – thể hiện đă tới hồi Mỹ bỏ rơi miền Nam. Martin đă buộc Thiệu phải từ chức hôm 21/4.

Nhớ lại, tôi không quên khi đó Thiệu – 52 tuổi, tuyên bố trong bài diễn văn thật thống thiết rằng Thiệu bị buộc phải từ chức, đồng thời cùng lúc ấy từ dinh Độc lập chúng tôi đă nghe thấy tiếng đại bác của Việt Cộng đă nổ ở ngoại ô Sài G̣n. Kế vị Thiệu là Phó Tổng thống Trần Văn Hương; một ông già chân t́nh nhưng không sáng suốt, thiếu bản lĩnh.

Sự cáo chung

Tiếp theo đó là một tuần lễ cuối cùng kinh hoàng và hỗn loạn. Đến ngày 26/4, quân đội Bắc Việt đă cắt đứt Sài G̣n với đồng bằng Sông Cửu Long – nơi cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm chính và nằm trong kế hoạch quân đội Sài G̣n sẽ lui về giữ đồng bằng miền Tây một khi Sài G̣n thất thủ. Thế là Sài G̣n bị cô lập.

Tiếp theo, chiều 28/4 Việt Cộng đă dùng máy bay phản lực A37 của Mỹ dội bom vào căn cứ Tân Sơn Nhất, càng gây nên sự hỗn loạn không thể nào văn hồi được trật tự. Tới lúc này tôi cảm thấy những tai họa khủng khiếp sẽ xảy ra nếu chúng tôi không đầu hàng.

Song dẫu tuyệt vọng, tôi vẫn nuôi hy vọng thuyết phục Trần Văn Hương – tân Tổng thống bổ nhiệm tôi nắm lấy và chỉ huy quân đội để cứu văn t́nh thế. Nhưng ông ta không chấp nhận.

Điều này cũng có nghĩa là trong hàng ngũ tướng lĩnh chúng tôi không ai có thể làm ǵ được nữa. Và rồi sau một tuần làm Tổng thống, với áp lực của người Mỹ, Trần Văn Hương lại phải giao chức lại cho Dương Văn Minh, 59 tuổi, người được đại sứ Martin che chở và yêu cầu lưỡng viện Quốc hội ủng hộ.

Sài G̣n chính thức phê chuẩn Minh lớn làm tổng thống ngày 28/4. Cùng ngày, lúc gần 10 giờ đêm, quân đội Bắc Việt bắt đầu nă đại bác và tên lửa vào nhiều nơi trong thành phố Sài G̣n.

Tiếp theo sáng 29/4 quân đội Bắc Việt lại nă pháo dữ dội vào đường băng chính của sân bay Tân Sơn Nhất và trúng kho nhiên liệu bùng phát những đám lửa và cột khói lớn, nhiều máy bay trên đường băng nổ tung.

Không nghi ngờ ǵ nữa, đợt tấn công cuối cùng đánh chiếm Sài G̣n đă mở màn, giờ cáo chung của chế độ Cộng ḥa Nam Việt Nam đă điểm, không cách ǵ ngăn cản nổi. Lúc này tôi chợt nghĩ và tự hỏi – phải chăng người Mỹ ngây thơ tin rằng Minh lớn “có giá” để Hà Nội chấp nhận thương lượng!

Trước t́nh thế quá quẫn bách không c̣n biết làm cách nào để đối phó hăm đà tấn công của Cộng sản lại, tôi vội vă đánh xe lao ngay tới Đại sứ quán Mỹ – th́ bên ngoài một cảnh hỗn loạn, nhốn nháo, hốt hoảng chưa từng có trước một sứ quán của một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới - mà đội quân bảo vệ sứ quán – những tay súng thủy quân lục chiến Mỹ hộ pháp với khẩu M16 lăm lăm trên tay vẫn đành bất lực.

Lúc này là cuối ngày 29/4, mặc dù hết sức cố trấn tĩnh để trấn an nội các mới của tướng Minh lớn, nhưng đại sứ Martin đă không giấu nổi cảnh tuyệt vọng đang diễn ra ngay trước sứ quán của ông – người đại diện cao nhất của Hoa Kỳ ở Sài G̣n lúc này.

Được biết Martin c̣n cố nán lại để chờ thông tin từ trại David xem có hy vọng ǵ về sự chấp nhận thương lượng của Bắc Việt không. Nhưng rồi tất cả đều đă muộn và đổ vỡ. Hà Nội tiếp tục lệnh cho các cánh quân thần tốc đánh vào nội đô, và mờ sáng hôm sau Martin đành phải lao lên trực thăng trên sân thượng của sứ quán Mỹ để ra tàu của hạm đội 7 đang neo đậu chờ ngoài khơi theo lệnh của tổng thống Ford từ Nhà trắng.

Tôi lại đánh xe đến Bộ Tổng tham mưu, nhưng lúc này, tướng ba sao Đồng Văn Khuyên, Tổng tham mưu trưởng chính thức vừa được Minh lớn bỏ nhiệm thay tướng bốn sao Cao Văn Viên – cũng đă bổ nhiệm Sở tháo chạy và rời Sài G̣n ít giờ trước đó. Lúc này cả ngày 29 và đêm sáng 30/4 trên bầu trời Sài G̣n đầy rẫy từng đàn trực thăng Mỹ lao vào, lao ra như con thoi để chở các quan chức Mỹ di tản, nhưng cao xạ của Việt Cộng không cần bắn vào những kẻ đă bỏ chạy.

Đến lúc này tôi thực sự cảm nhận một cách cay đắng rằng mọi hy vọng đều đă tiêu tan. Và, tôi tự lái chiếc trực thăng riêng của ḿnh ra chiếc tàu của hạm đội 7 để cùng di tản với ông Martin sáng hôm 30/4, c̣n gia đ́nh tôi th́ đă rời Nam Việt Nam trước đó mấy ngày.

Theo Bùi Đ́nh Nguyên/Tiền phong
saigon75_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	auto.jpg
Views:	23
Size:	40.6 KB
ID:	302870
Old 07-23-2011   #2
nguoidan
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 9,488
Thanks: 0
Thanked 379 Times in 298 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 28 Post(s)
Rep Power: 23
nguoidan Reputation Uy Tín Level 6
nguoidan Reputation Uy Tín Level 6nguoidan Reputation Uy Tín Level 6nguoidan Reputation Uy Tín Level 6nguoidan Reputation Uy Tín Level 6nguoidan Reputation Uy Tín Level 6nguoidan Reputation Uy Tín Level 6nguoidan Reputation Uy Tín Level 6nguoidan Reputation Uy Tín Level 6nguoidan Reputation Uy Tín Level 6
Default

Thằng thủ dũng xà mâu sủa:"Gặp nhau, giữa những người tóc đen da vàng, mà dùng tiếng Anh cũng hay đấy, nhưng vẫn thấy hơi buồn..."

Buồn lắm chứ, v́ nói tiếng Anh nó có hiểu ǵ đâu, người ta có chửi nó nó cũng ngơ ngơ cái mặt l..
nguoidan_is_offline  
Old 07-23-2011   #3
QSmati
R5 Cao Thủ Thượng Thừa
 
QSmati's Avatar
 
Join Date: Dec 2005
Posts: 1,866
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 20
QSmati Reputation Uy Tín Level 1QSmati Reputation Uy Tín Level 1
Default

Bán nước cầu vinh, không đáng để thương tiếc.
QSmati_is_offline  
Old 07-24-2011   #4
themawave
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
Join Date: Feb 2009
Posts: 2,522
Thanks: 0
Thanked 15 Times in 14 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 18
themawave Reputation Uy Tín Level 1
Default

Đáng tiếc đến bây giờ mới chịu chết..........báo hại mang tiếng cả một Binh Chủng
themawave_is_offline  
Old 07-25-2011   #5
phuash2006
R3 Hảo Kiếm Khách
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 249
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 19
phuash2006 Reputation Uy Tín Level 1
Default

Người này với những tuyên bố có lợi cho chính quyền csvn, có tác hại nghiêm trọng đến danh dự của tập thể các chiến sĩ đă hy sinh v́ hiểm họa cộng sản
phuash2006_is_offline  
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay N1
Best Videos around the world today
Youtube Videos

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 06:10.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08020 seconds with 12 queries