Ngụy biện và chống chế - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 07-26-2011   #1
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 108
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default Ngụy biện và chống chế

Khi ḿnh đưa bài Đau xót nhục nhă biết bao của Phạm Xuân Nguyên lên, sau đó được Ba Sàm dẫn lại, có rất nhiều phản hồi, cả những phản hồi trên trang Ba Sàm và cả những email điện thoại cho ḿnh và Phạm Xuân Nguyên, trong đó 2 có hai phản hồi đă được Ba Sàm đưa lên dưới bài. Hai phản hồi này rất quan trọng, bởi v́ nó có vẻ là tiếng nói của người trong cuộc ở xứ Nghệ và nghe cũng có lư có t́nh. Ḿnh không hề có ư phê phán ư kiến của hai phản hồi đó, bởi v́ đó là những phản hồi chân t́nh, cởi mở. Chỉ v́ sợ mấy ông bà này cả tin vào những lư lẽ mị dân, lúc nào người ta cũng có sẵn một mớ ngụy biện và chống chế để che lấp sai lầm và tội lỗi của họ, v́ thế ḿnh đă gọi điện cho Phạm Xuân Nguyên hăy viết bài nói rơ hơn. Trong khi chờ đợi bài của Phạm Xuân Nguyên, ḿnh chỉ nói vài ba ư của ḿnh trước đă.

1.Thực ra bài của Phạm Xuân Nguyên có tên: “Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà”, ḿnh đă cắt đoạn đầu v́ nó có vẻ diễn giải văn chương trong một bài viết phản ánh một sự kiện. Việc cắt bỏ cũng đă được PXN đồng ư. Nay xin đưa lại nguyên văn đoạn bị căt như thế này:

“Đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc từ nước ngoài về lại Việt Nam ở Cao Bằng, lập căn cứ, tiến hành xây dựng tổ chức và lực lượng, chuẩn bị cho cách mạng giành chính quyền từ tay thực dân xâm lược. Trong nhiều việc cấp bách phải làm lúc này, ông Nguyễn không quên việc tuyên truyền vận động nhân dân, và trong việc tuyên truyền th́ ông không quên nhắc lại lịch sử nước nhà với truyền thống hào hùng chống giặc ngoại xâm, ǵn giữ non sông đất nước. Bài học cốt lơi ông Nguyễn rút ra cho đồng bào ḿnh từ trong lịch sử đến hiện tại, đó là: đoàn kết nhân dân là sức mạnh vô địch. Trên báo Việt Nam Độc Lập xuất bản ở chiến khu, số 117 ra ngày 1/2/1942, ông Nguyễn có bài “Nên học sử ta”. Ông kết thúc bài viết: “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một th́ nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết th́ bị nước ngoài xâm lấn”.

Ngay trong năm 1942 Việt Minh tuyên truyền Bộ đă cho xuất bản cuốn diễn ca Lịch sử nước ta của ông Nguyễn viết theo thể lục bát. Mở đầu bằng hai câu thiết tha khẩn cầu “Dân ta phải biết sử ta / Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, ông Nguyễn đă khái quát vắn tắt sự nghiệp chống giặc phương Bắc và giặc phương Tây để cứu nước và giữ nước của các anh hùng dân tộc trải suốt hành tŕnh lịch sử từ thời lập quốc đến đầu thế kỷ XX.

An Dương Vương thế Hùng Vương

Quốc danh Âu Lạc cầm quyền trị dân

Nước Tàu cậy thế đông người

Kéo quân áp bức giống ṇi Việt Nam

Quân Tàu nhiều kẻ tham lam

Dân ta há dễ chịu làm tôi ngươi?

.………..

V́ Lư Phật Tử ngu hèn

Để cho Tàu lại xâm quyền nước ta.

Thương dân cực khổ xót xa,

Ông Mai Hắc Đế đứng ra đánh Tàu

V́ dân đoàn kết chưa sâu

Cho nên thất bại trước sau mấy lần

Ngô Quyền quê ở Đường Lâm

Cứu dân ra khỏi cát lầm ngàn năm

……………

Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn

Mặc dầu tướng ít binh đơn không nàn…

Mười năm sự nghiệp hoàn thành

Nước ta thoát khỏi cái vành nguy nan

V́ dân hăng hái kết đoàn

Nên khôi phục chóng giang san Lạc Hồng.

Những câu thơ sáu tám viết theo lối diễn ca dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi sâu vào ḷng người. Đoạn thơ tập trung nhất, tiêu biểu nhất nói về sự đoàn kết nhân dân, đoàn kết giữa nhân dân và người cầm quyền, để giữ ǵn và bảo vệ lănh thổ chủ quyền quốc gia là đoạn nói về Nguyễn Huệ. Đây cũng là đoạn thơ hay nhất, theo tôi, trong bài diễn ca của ông Nguyễn. Tôi đồ rằng khi viết những ḍng thơ này ông Nguyễn cũng rất tâm đắc và sảng khoái.

Nguyễn Huệ là kẻ phi thường

Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm, giặc Tàu

Ông đà chí cả mưu cao

Dân ta lại biết cùng nhau một ḷng

Cho nên Tàu dẫu làm hung

Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà

Biểu dương thiên tài quân sự của người anh hùng dân tộc và sức mạnh đoàn kết toàn dân bằng những lời thơ ca khoát đạt như vậy, ông Nguyễn quả đă thổi vào ḷng mỗi người dân Việt Nam khi đó đang trong ṿng nô lệ và cả ngày nay đă độc lập tự do một niềm tự hào to lớn về dân tộc ḿnh và một ḷng yêu nước nồng nàn.”

Như vậy đă rơ ư v́ sao Xứ Nghệ chọn đoạn diễn ca đó của Bác để tạc vào văn bia. Bây giờ xin nói rơ về hai phản hồi trong trang Ba Sàm.

1.Về phản hồi thứ nhất: “Trong bài viết của PXN, thông tin về việc thay đổi nội dung khắc trên bia là chính xác, tuy nhiên việc suy diễn về nguyên nhân thay đổi th́ không đúng. Từ khi bia được dựng lên (khi t́nh h́nh quan hệ Việt – Trung chưa nóng như bây giờ), nhiều người (cả khách tham quan lẫn bậc thức giả) đă có ư kiến về một số bất ổn:

- Có hợp lư không khi bia đá lại khắc mấy lời thơ khá nôm na trong một bài diễn ca lịch sử, mà đoạn thơ ấy không khái quát hết công trạng của vua Quang Trung (chỉ nói việc chống ngoai xâm mà không đề cập công lao thống nhất đất nước)?

- Bản khắc có “lỗi kỹ thuật”: một ḍng tám tiếng để sót mất một tiếng, c̣n bảy (tôi không nhớ rơ ḍng ấy là ḍng nào). Lỗi này một thời gian ngắn sau đă được khắc phục, bằng cách trám phủ mặt đá và khắc lại. Chính v́ thế, có một dạo, bia bị trùm vải (trông rất tức cười) để người ta khắc phục lỗi kỹ thuật nói trên.

- Trong đoạn thơ của Bác có từ “kẻ” (kẻ phi thường). Rất nhiều người dân thắc mắc sao lại dùng đại từ “kẻ” đề nói về một bậc đại anh hùng, bởi họ nghĩ từ kẻ chỉ được dùng để chỉ kẻ xấu: kẻ thù, kẻ gian, kẻ bán nước… Tất nhiên, thắc mắc này không hợp lư.

Cộng cả mấy lư do chính trên, người ta đă quyết định thay nội dung một tấm bia, sau khi đă có nhiều hội nghị bàn bạc.”

Có nhiều ư trong phản hồi này, quan trọng có hai ư: Một là thơ Bác nôm na quá ( ư là chê thơ dở), hai là chữ kẻ ngày này đă biến nghĩa thành nghĩa xấu, để vậy dân sẽ hiểu lầm. Xin thưa: Người ta không khắc thơ Bác lên bia mà khắc lời dạy của Bác, nói khác đi, đoạn diễn ca đó được coi là lời dạy của Bác về tấm gương yêu nước chống Tàu của vua Quang Trung, v́ thế nó mới được chọn để khắc lên bia. Mượn cớ ” thơ Bác nôm na” để chối bỏ lời dạy của Bác là vô lễ. Hơn nữa lời dạy đó của Bác lại vô cùng có ư nghĩa trong thời buổi bây giờ tại sao lại bỏ đi? Nếu chữ ké bị coi là nghĩa xấu, để vậy dân bị hiểu lầm, tại sao không thay bằng chữ khác tương đương, ví dụ chữ vị (Vị anh hùng) chẳng hạn. Thay chữ của bậc tiền nhân lỗi lạc quả là không hay, nhưng nếu xét thấy không thể không thay th́ việc thay thế sẽ được người đời thông cảm. Bảo rằng v́ chữ ké “có vấn đề” mới đành bỏ lời dạy thiêng liêng của Bác, đó là ngụy biện và chống chế của mấy ông bà quen thói mị dân.

2. Về phản hồi thứ 2: “Hai bài văn bia ở đền thờ Quang Trung trên núi Quyết từ khi mới khánh thành đă có nhiều ư kiến. Nh́n chung, người ta không chê nội dung mà cho là “không hay”.Nhất là bài “Công trạng vua Quang Trung” bị cho là “gạch đầu ḍng”, không xứng là văn bia. Bài của Cụ Hồ th́ một số vị có chức sắc thắc mắc chữ “Kẻ” (NH là kẻ phi thường”). Mấy năm gần đây người ta đă nhờ (thuê?) ông Vũ Khiêu viết bài. Ông Vũ Khiêu đă viết hai bài, dài mấy trăm câu. Qua nhiều lần góp ư, cách đây chừng ba bốn tháng ǵ đó UBND thành phố Vinh đă tổ chức một hội thảo bàn về hai bài của ông Vũ Khiêu. Đa số các ư kiến của các văn nghệ sỹ, các vị có kiến thức, chữ nghĩa đều không đồng t́nh. Nhiều người cho là văn khẩu hiệu.

Nhà văn Nguyễn Thị Phước TBT tạp chí Sông Lam c̣n nói là văn không ra văn, thơ không ra thơ. Nếu có gửi tạp chí SL, th́ SL cũng không đăng. Tuy nhiên lănh đạo thành phố th́ “nhất trí cao” bài của bác “anh hùng lao động”, “giáo sư tuyên giáo”. Nghe nói sau đó ông Vũ Khiêu có chỉnh sửa lại, rút ngắn bớt. Tuy nhiên hồn cốt, chất lượng th́ vẫn không thay đổi.

Để thăm ḍ dư luận hiện nay người ta đă cho làm thử hai bản bằng compuzit (composite), rồi áp vào hai tấm bia cũ.Hai bài cũ vẫn chưa bị đục bỏ. Thiết nghĩ, đây là việc hệ trọng không thể khinh xuất. Đề nghị dư luận khắp nơi cho thêm ư kiến.”

V́ không đọc được bản “Công trạng vua Quang Trung” và bài viết của Vũ Khiêu nên ḿnh không có ư kiến. Cái này chắc chắn PXN sẽ trả lời. Thông tin “Hai bài cũ vẫn chưa bị đục bỏ” chưa được kiểm chứng, nhưng nói rằng “Để thăm ḍ dư luận hiện nay người ta đă cho làm thử hai bản bằng compuzit (composite), rồi áp vào hai tấm bia cũ” th́ quá buồn cười. Để thăm ḍ dư luận tại sao không để bản cũ cạnh bản mới? Lấy bản mới áp đè lên bản cũ rồi bảo làm vậy để thăm ḍ, đến con nít lên ba chúng nó cũng chẳng tin. Lại vẫn ngụy biện và chống chế.

Như đă nói ḿnh không hề phê phán hai blogger có hai phản hồi trên, chỉ v́ ḿnh sợ họ lại tin vớ tin vẩn mấy ông trùm ngụy biện, chống chế nên viết bài này thôi.

Ttrong khi chờ bài của Phạm Xuân Nguyên, ḿnh xin đưa ư kiến của một nhà ngôn ngữ học, ts Hoàng Dũng.

“Kẻ phi thường”

Hoàng Dũng

Trong Lịch sử nước ta, cụ Hồ viết:

Nguyễn Huệ là kẻ phi thường

Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm giặc Tàu

Đó không phải là lần duy nhất cụ Hồ dùng “kẻ phi thường”. Cũng trong tác phẩm trên, cụ c̣n viết:

Công Uẩn là kẻ phi thường,

Dựng lên nhà Lư cầm quyền nước ta

Như thế, “kẻ phi thường” nhất định không phải là một lỗi viết nhịu của cụ Hồ. Trong một comment trên trang anhbasam, có người cho rằng: “Trong đoạn thơ của Bác có từ “kẻ” (kẻ phi thường). Rất nhiều người dân thắc mắc sao lại dùng đại từ “kẻ” để nói về một bậc đại anh hùng, bởi họ nghĩ từ “kẻ” chỉ được dùng để chỉ kẻ xấu: kẻ thù, kẻ gian, kẻ bán nước…”. Và tuy có nói vớt: “Tất nhiên, thắc mắc này không hợp lư.”, họ vẫn không cho biết thắc mắc này “không hợp lư” ở chỗ nào. Nói trắng ra, họ muốn chê cụ Hồ viết dở!

Vậy “kẻ” có nhất thiết xấu nghĩa (pejorative) hay không?

Xưa tác phẩm Les misérables của Victor Hugo được Nguyễn Văn Vĩnh dịch là Những kẻ khốn nạn; ngày nay th́ được dịch là Những người khốn khổ. Chữ “khốn nạn” nay thường dùng để bày tỏ sự khinh bỉ, nguyền rủa, chứ không phải chỉ sự khổ sở đến mức thảm hại, như trong cách hiểu ngày xưa, v́ thế dễ hiểu tại sao lại được thay bằng “khốn khổ”. Cách dùng “kẻ” của Nguyễn Văn Vĩnh cho thấy thời ông “kẻ” hoàn toàn không có tính chất xấu nghĩa. Quả vậy, Nguyễn Hữu Tiến, trong bản dịch Vũ trung tuỳ bút, đăng trên Nam Phong năm 1927-1928, từng viết: “Đời nhà Hán có đặt ra khoa hiền lương phương chính, thực là một cách đặc biệt để đăi kẻ phi thường mà cầu lấy người tài.”

Như thế, phải chăng ngày nay “kẻ” đă chuyển từ sắc thái trung hoà sang sắc thái xấu nghĩa? Và như thế, đứng trên quan điểm ngày nay, phải viết “người phi thường”, chứ không thể “kẻ phi thường”?

Không hẳn! Ngày nay, “kẻ” vẫn c̣n có cách dùng trung hoà: có “kẻ cắp”, “kẻ cướp”, “kẻ thù”, “kẻ trộm”, … nhưng vẫn có “kẻ sĩ”, “kẻ đàn anh”, “kẻ ở người đi”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, … Và không hiếm người vẫn dùng “kẻ phi thường”: Mộng B́nh Sơn trong bản dịch Hán Sở tranh hùng (nhà xuất bản Hương Hoa, 1962) viết: “Lời nói của Đại vương theo thông thường th́ cho là chí lư. Song đây là kẻ phi thường. Kẻ phi thường có thể có những hoàn cảnh phi thường.”; Tràng Thiên trong Tiểu thuyết hiện đại (nhà xuất bản Thời mới, 1963) viết: “Nhân vật tiểu thuyết thuở đầu tiên là những kẻ phi thường, hành tung gây nên kinh ngạc.”; hoà thượng Thích Thanh Từ trong Nhặt lá bồ đề (nhà xuất bản Tôn giáo, 2003) viết: “Thật một kẻ phi thường. Việc kiến đạo giải thoát đâu phải chỉ dành cho kẻ trí thức đạo gia. Một tay thợ rèn, khi quăng búa tắt ḷ th́ liền đó bể lửa hóa thanh lương, rảnh tay dạo khúc vô sanh.”

Nói tóm, không đủ căn cứ để xác quyết “kẻ phi thường” là cách dùng sai, dù theo cách hiểu xưa hay nay. Và như thế, việc đục bỏ thơ cụ Hồ không phải v́ lư do văn chương. Và tôi hoàn toàn tin rằng Anh hùng Lao động, Giáo sư Vũ Khiêu đủ đức khiêm tốn phi thường để, nếu biết văn của ông được khắc vào bia đặt vào chỗ đă đục bỏ văn cụ Hồ, tự thẹn mà yêu cầu chính quyền Nghệ An miễn cho ông cái vinh dự nhường ấy.

H. D.

quechoa
Hanna_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	11
Size:	20.0 KB
ID:	303621
Old 07-26-2011   #2
nguoidan
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 9,488
Thanks: 0
Thanked 379 Times in 298 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 28 Post(s)
Rep Power: 23
nguoidan Reputation Uy Tín Level 6
nguoidan Reputation Uy Tín Level 6nguoidan Reputation Uy Tín Level 6nguoidan Reputation Uy Tín Level 6nguoidan Reputation Uy Tín Level 6nguoidan Reputation Uy Tín Level 6nguoidan Reputation Uy Tín Level 6nguoidan Reputation Uy Tín Level 6nguoidan Reputation Uy Tín Level 6nguoidan Reputation Uy Tín Level 6
Default

“Tổ chức Wikileaks công bố một tài liệu “tuyệt mật” động trời liên quan đến VN. Đó là biên bản họp kín giữa Nguyễn Văn Linh, Tổng bí thư đảng CSVN, Đỗ Mười, Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng, đại diện cho phía VN và Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư và Lư Bằng, Thủ Tướng TC trong 2 ngày 3,4 tháng 9-1990 tại Thành Đô.
Thông tin này nằm trong số 3.100 các bức điện đánh đi từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh của cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ tại VN gửi chính phủ Hoa Kỳ.

“V́ sự tồn tại của sự nghiệp thành công chủ nghĩa CS, đảng CSVN và Nhà Nước VN đề nghị phiá TQ giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phiá VN xin làm hết ḿnh để vun đắp t́nh hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ và VN bày tỏ ḷng mong muốn đồng ư sẵn sàng chấp nhận đề nghị phiá TQ để VN được hưởng quy chế KHU TỰ TRỊ TRỰC THUỘC CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG TẠI BẮC KINH như TQ đă dành cho Tây Tạng, Nội Mông, Quảng Tây. Phía TQ đồng ư chấp nhận đề nghị nói trên, cho phía VN thời hạn 30 năm (1990-2020) để đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đ́nh các dân tộc Trung Quốc” (ĐấtViệtonline ngày 20-6-2011).

Qua tài liệu trên cho thấy chưa có “một triều đại” nào khốn nạn bằng “triều đại Hồ Chí Minh” và cái đảng Cộng Sản của y.
nguoidan_is_offline  
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC1

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 03:20.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.04626 seconds with 12 queries