Thực phẩm tăng giá là nguyên do chiếm hơn 30% chỉ số lạm phát của các quốc gia châu Á, chủ yếu là các mặt hàng thịt lợn, đậu và gia vị. Riêng tại Indonesia, giá gia vị như ớt đă có lúc lên cao hơn giá thịt ḅ.
Giá thị lợn tăng tới 57% trong tháng 6 tại Trung Quốc. Gạo, thực phẩm chính của khoảng 4 tỷ người trên thế giới, tăng giá 70% so với năm ngoái.
Giá ớt tại Indonesia đầu năm nay c̣n cao hơn cả giá thịt ḅ. Ảnh:
Internet
Thực phẩm tăng giá chiếm hơn 30% chỉ số lạm phát trung b́nh của các quốc gia châu Á. Con số này của châu Âu và Mỹ lần lượt là 15% và dưới 10%. Sự nhạy cảm của các thị trường mới nổi trong vấn đề giá thịt và rau đẩy các nền kinh tế này tăng mức lăi suất lên cao để ḱm hăm lạm phát trong bối cảnh nền nông nghiệp thế giới thay đổi.
“Đối với các nước có thu nhập thấp, tiêu dùng cho thực phẩm thường chiếm quyền số lớn hơn trong rổ hàng hóa. Khi các nước này trở nên giàu có hơn th́ chi tiêu cho thực phẩm lại là nguyên nhân giảm quyền số trên tổng mức tiêu dùng", theo Yao Xianbin, Giám đốc pḥng phát triển bền vững và khu vực của Ngân hàng Phát triển châu Á.
Tại Trung Quốc, giá thịt lợn tăng chiếm hơn một phần năm tổng tỷ lệ lạm phát trong tháng 6. Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp Mỹ, b́nh quân một người Trung Quốc tiêu thụ khoảng 38,8 kg thịt lợn trong năm 2011, trong khi chỉ sử dụng 9,6kg thịt gà và 4 kg thịt ḅ.
Lạm phát năm 2011 đă vượt mức giới hạn 4% của Chính phủ Trung Quốc, lên tới 6,4% so với năm ngoái và là mức tăng lớn nhất trong ṿng 3 năm trở lại đây. Các ngân hàng Trung Quốc đă phải tăng lăi suất cho vay lên 5 lần kể từ tháng 10 năm ngoái để ḱm chế lạm phát. Ông Shenggen Fan, Giám đốc Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế tại Washington nhận định Trung Quốc cần phải đầu tư thêm vào nghiên cứu cho các cơ sở sản xuất thịt lớn để giúp b́nh ổn giá cả.
Theo Tổ chức Lương thực thế giới (FAO), tháng 6 này giá thực phẩm thế giới đạt gần mức kỷ lục hồi tháng 2, chủ yếu là do giá đường, thịt và bơ sữa tăng cao. Chỉ số của 55 loại mặt hàng thực phẩm tăng từ 231,4 điểm hồi tháng 5 lên 233,8 điểm trong tháng 6. Con số này sắp bằng với 237,7 điểm kỷ lục lập vào tháng 2 năm nay.
Tháng 1/2011, tờ
akarta Globe cho biết mặt hàng ớt tại Indonesia tăng gấp 5 lần so với năm ngoái đẩy giá gia vị lên mức đắt hơn cả thịt ḅ. Đầu năm 2011, Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia Suswono nói Chính phủ sẽ phân phát hạt giống ớt cho 100.000 hộ dân. Ngân hàng Indonesia cũng đă tăng lăi suất vào tháng 2.
Ngân hàng Trung ương Ấn Độ cũng đă tăng lăi suất lên 10 lần kể từ đầu năm 2010 tới nay. Tháng 12/2010, Ấn Độ cho biết nước này sẽ mua rau từ nước ngoài, đồng thời cấm các hoạt động xuất khẩu mặt hàng này sau khi những cơn mưa lớn gây thiệt hại nặng nề cho mùa màng và đẩy giá mọi thứ lên cao.
Theo bản báo cáo của Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế gửi cho FAO th́ khoảng 42% số hộ gia đ́nh tại Ấn Độ ăn chay và phụ thuộc vào cây đậu. Ấn Độ hiện sản xuất khoảng 73% sản lượng đậu lăng trên thế giới, đây cũng là thực phẩm chính của nước này.
Chuyên gia kinh tế cao cấp Shubhada Rao của Yes Bank Ltd. có trụ sở tại Mumbai, Ấn Độ nói: “Một phần của việc lạm phát thực phẩm là do giá đậu tăng cao, trong khi sản phẩm này gần như là nông sản của riêng Ấn Độ. Đây là vấn đề tiêu dùng riêng và chúng tôi chẳng thể cung cấp đầy đủ mặt hàng này tại thị trường toàn cầu được".
Anh Quân (
ổng hợp)
nguồn: vnexpress