Theo t́m hiểu của phóng viên , tại thôn Ngọc Khám, xă Gia Đông, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh có nhiều gia đ́nh đă đi gặp “thủ trưởng” Cương (tên thật là Vương Văn Cương, SN 1989, ở làng Nghĩa Xá, xă Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành) để nhờ t́m mộ.
Trong số đó, có không ít trường hợp sau khi rời nhà “thủ trưởng” đă có những dấu hiệu bất thường, nói năng nhảm nhí, điên điên dại dại. Cá biệt, có người phải nhập viện để điều trị bệnh... tâm thần!
Suưt chết ngạt v́ vợ hóa điên
Một người dân thôn Ngọc Khám cho hay: “Thôn có chừng 7, 8 gia đ́nh đi t́m mộ bằng phương pháp ngoại cảm tại nhà “thủ trưởng” Cương. Tất cả đều t́m được hài cốt nhưng 3, 4 nhà có người bị vong nhập không ra. Đặc biệt, có trường hợp bị tâm thần hai chục ngày nay chưa khỏi rồi”.
Lần theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi t́m đến nhà chị Nguyễn Thị Tám (46 tuổi), người có anh trai hy sinh trong chiến tranh. Người nhà chị Tám xác nhận: “Thấy nhiều gia đ́nh trong thôn Ngọc Khám t́m được mộ liệt sỹ, gia đ́nh chúng tôi cũng thành kính khăn gói xuống nhà “thủ trưởng” Cương để t́m mộ”. Sau đó, “thủ trưởng” đă “chỉ đường” cho gia đ́nh chị Tám vào tít mạn Phú Yên, Khánh Ḥa...
"Thủ trưởng” Cương cầm điện thoại đi áp vong cho các tín chủ
Mẹ chồng chị Tám kể: “Gia đ́nh đă đi t́m được mộ liệt sỹ rồi. Nhưng chôn cất xong đâu đấy th́ cái Tám phát bệnh. Lúc đầu, tưởng chỉ do chôn cất nên mệt ốm, nhưng 3, 4 hôm mà nó vẫn không khỏi, cứ nói năng lảm nhảm, lại có những hành động như người lính, thần trí không được ổn định. Gia đ́nh sợ quá nên đă đưa nó đi chữa trị khắp nơi. Do bệnh t́nh nó không khỏi, gần hai chục ngày nay, chúng tôi phải đưa nó vào Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang chữa trị. Bây giờ cháu nó cũng đỡ hơn nhiều rồi”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Minh Khiên - Trưởng thôn thôn Ngọc Khám cho biết: “Thôn có 7 gia đ́nh nhờ nhà ngoại cảm Cương ở thôn Nghĩa Xá, xă Nghĩa Đạo t́m mộ. Các gia đ́nh trên đều đă t́m được hài cốt mang về nhà. Nhưng có một số gia đ́nh khi đưa hài cốt về th́ người nhà bỗng nhiên mắc bệnh lạ, thần trí điên loạn, không kiểm soát được hành vi”.
Ông Khiên nói kĩ hơn về trường hợp chị Tám: “Cá biệt, có gia đ́nh chị Tám, anh Bay. Sau khi gia đ́nh đi t́m hài cốt liệt sỹ về, chị Tám bỗng nhiên phát bệnh, nói năng lảm nhảm, không kiểm soát được hành vi, dọa sẽ giết tất cả mọi người trong nhà. Đỉnh điểm là chị Tám đă chùm chăn vào mặt chồng. Để thoát thân, anh Bay phải chém vào ngón tay vợ. Ngay sau đó, gia đ́nh này đă đưa chị Tám đi chữa trị...”.
Vong liệt sỹ dẫn ma về... quấy rối!?
Chị Nguyễn Thị Bảy (38 tuổi, ở thôn Ngọc Khám) là cháu của liệt sỹ Nguyễn Xuân Chiến. Tuy chị không đến nhà của “thủ trưởng” Cương và cũng không tham gia vào đoàn đi t́m hài cốt liệt sỹ nhưng chị vẫn “gặp chuyện”.
Theo chị Bảy, hôm đó là ngày 12-7, khi hài cốt được cho là của liệt sỹ Chiến được đưa về địa phương, chị đă sang thắp hương cho “bác Chiến”. “Nhưng không hiểu sao khi đang khấn th́ bỗng nhiên tôi thấy người ḿnh không biết ǵ nữa. Đến lúc tỉnh dậy, tôi được mọi người cho biết ḿnh bị ma nhập từ 7h tối hôm trước sang đến ngày hôm sau mới trở lại b́nh thường”.
Búa xua cảnh gọi hồn trong dinh thự “thủ trưởng” Cương
Người dân thôn Ngọc Khám cho hay, trong khoảng thời gian chị Bảy bị “ma nhập”, chị đă chạy từ đầu làng đến cuối làng, chửi bới và cười rất to khiến cho ai cũng sợ hăi.
Bà Nguyễn Thị Mẫn (74 tuổi, bác của chị Bẩy) nói: “Lúc đó, gia đ́nh rất hốt hoảng v́ bỗng nhiên người cháu Bảy co giật liên tục, mồm lẩm bẩm kêu: “Tôi đói lắm, tôi đói lắm!”. Cố trấn tĩnh, mọi người bèn hỏi han Bảy xem sự thể thế nào nhưng Bảy chỉ nhắm nghiền mắt, người co giật, liên mồm kêu đói. Gia đ́nh vào bếp lấy ra một bát cơm trộn mắm tôm th́ Bảy kêu: “Tao ghét mắm tôm lắm, nhưng đói lắm, phải ăn”...”.
Theo lời bà Mẫn, sau đó gia đ́nh cố ḍ hỏi th́ được biết chị Bảy đă bị một vong lưu lạc từ trong Nam theo hài cốt của gia đ́nh mang về đến đây xin ăn nhập vào người. Sợ quá, gia đ́nh nịnh vong sau khi ăn uống no đủ rồi th́ thoát khỏi Bảy để cho gia đ́nh được nhờ. “Nịnh măi, phải đến hơn 9h tối cùng ngày, vong mới chịu tha cho cái Bảy” - bà Mẫn nói.
Bà Mẫn thở dài kể tiếp: “Tưởng mọi chuyện đă ổn, gia đ́nh cử người đưa cái Bảy về nhà nghỉ ngơi. Nhưng vừa ra đến cổng, cái Bảy bị vấp ngă rồi nằm đơ ra đó, mồm lại kêu đói, khát khiến cho chúng tôi vô cùng hoảng sợ. Đoán là vong ăn chưa no nên chúng tôi lại chuẩn bị đồ ăn, thức uống đàng hoàng cho cái Bảy.
Nhưng nó cứ đ̣i hỏi hết thứ này đến thứ khác. Cả tối hôm đó, gia đ́nh chúng tôi không được ngủ yên với “con ma” đó. Đến ngày hôm sau, sau khi chúng tôi chiều theo mọi yêu cầu của “con ma” như mua hương, vàng, tiền, giấy, quần áo... đồ vàng mă về đốt, vong mới chịu tha cho cái Bảy”.
Có ai muốn “bỗng nhiên bị điên”?
Về câu chuyện người dân thôn Ngọc Khám nhờ “thủ trưởng” Cương đi t́m mộ, Trưởng thôn Nguyễn Minh Khiên cho biết: “Từ những người đang sống b́nh thường, không có tiền sử bị bệnh thần kinh hay tâm thần ǵ, vậy mà chỉ từ việc đi t́m hài cốt cho gia đ́nh mà họ đă mắc bệnh như vậy. Giờ đây, các gia đ́nh ở đây đă hiểu. Họ không muốn con cái, người thân trong gia đ́nh “bỗng nhiên bị điên” như thế nữa nên không c̣n t́m đến nhờ nhà ngoại cảm đó t́m hài cốt liệt sỹ nữa!”.
Những câu chuyện ma quái bắt nguồn từ những chuyến t́m mộ do “thủ trưởng” Cương hướng dẫn đang ngày một nhiều hơn. Trước “thủ trưởng” Cương, báo chí đă phanh phui nhiều trường hợp hóa điên hoặc bỏ mạng sau khi nhờ “cậu” Hồng ở Hà Nam t́m mộ bằng ngoại cảm. Các thân nhân liệt sỹ nên bổ sung những thông tin này vào hành trang t́m hài cốt người thân của ḿnh.
Theo Đức Nguyễn - Thọ Phước
(Pháp luật Việt Nam)