Ḥa cùng tiếng khóc thương cho những cuộc đời đă mất trong tai nạn tàu cao tốc đâm nhau hôm 23/7 ở Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc là những âm thanh giận dữ, phẫn nộ của người dân nước này cho tham vọng mang tên tàu cao tốc của Chính phủ.
Trước vụ tai nạn tàu cao tốc đâm nhau hôm 23/7 tại Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc làm ít nhất 39 người thiệt mạng
, tất cả những cuộc họp bàn của các quan chức nước này chỉ nhằm thảo luận về việc xác lập kỷ lục thế giới trong lĩnh vực đường sắt cao tốc. Trước đó, tham vọng của Trung Quốc là phát triển được một mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới trong thời gian kỷ lục.
Hệ thống đường sắt cao tốc đầu tiên của Trung Quốc bắt đầu được mở của năm 2007 và cũng là bước khởi đầu cho một kế hoạch đầy tham vọng của Chính phủ nước này: xây dựng được 16.000km đường ray vào năm 2015. Trung Quốc kỳ vọng nỗ lực này sẽ giúp nó sở hữu mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới bất chấp cảnh báo của giới chuyên gia về những vấn đề trong khâu vận hành sau này.
"Việc tăng tốc xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc nhận được rất nhiều chỉ trích. Các chuyên gia cảnh báo rằng có thể xảy ra một số vấn đề trong khâu vận hành sau này", Ingrid Wei, một nhà phân tích cơ sở hạ tầng thuộc công ty Credit Suisse ở Thượng Hải tiết lộ.
Thậm chí, Trung Quốc c̣n phớt lờ cảnh báo của Nhật cho tham vọng mở rộng hệ thống tàu cao tốc trong thời gian quá ngắn ngủi.
"Người Nhật nhiều lần cảnh báo Trung Quốc về việc mở rộng quy mô của hệ thống tàu cao tốc trong thời gian quá gấp rút”, Ông Allistair Thornton thuộc công ty tư vấn IHS Global tiết lộ.
Thái độ phớt lờ của Trung Quốc trước những cảnh báo trên là hiển nhiên bởi Trung Quốc không muốn dừng lại ở việc phát triển nhanh và ồ ạt mạng lưới đường sắt cao tốc mà tham vọng lớn lao hơn của nó c̣n là xuất khẩu công nghệ đường sắt cao tốc, nhằm cạnh tranh với ông bạn láng giềng cũng là ông lớn trong lĩnh vực này chính là Nhật Bản.
Không chỉ muốn phát triển nhanh mạng lưới đường sắt cao tốc, Trung Quốc c̣n có tham vọng lớn lao hơn là xuất khẩu công nghệ đường sắt cao tốc ra nước ngoài.
Trong tham vọng lớn lao đó, các công ty đường sắt của Trung Quốc phấn khời khoe rằng công nghệ tàu cao tốc mà họ đang sở hữu được mua từ công ty Kawasaki nổi tiếng của Nhật cộng với công nghệ của công ty Bombadier của Canada và Siemens của Đức. Cuối cùng, những công ty đường sắt Trung Quốc như CSR Corp, CNR Corp và cả Tập đoàn đường sắt Trung Quốc hy vọng sẽ bán được công nghệ tàu cao tốc mới ra nước ngoài, cạnh tranh trực tiếp với Siemens và Bombadier.
Nhưng, thật không may, tai nạn tàu cao tốc đâm nhau hôm 23/7 vừa qua nhanh chóng dập tắt tham vọng đó của họ.
Đầu tiên, nó làm lung lay niềm tin của người Trung Quốc đối với hệ thống đường sắt cao tốc mà Chính phủ Trung Quốc không tiếc tiền của đầu tư. Người dân Trung Quốc đang mạnh mẽ yêu cầu Chính phủ phải trả lời một số câu hỏi hóc búa rằng: tại sao hệ thống tàu cao tốc lại không vận hành suôn sẻ và tại sao các chỉ sổ an toàn lại không phải là ưu tiên hàng đầu. Đồng thời họ cũng thể hiện sự chán nản với tham vọng của Chính phủ.
‘Người dân Trung Quốc không cần chạy đua cho vị trí số 1 thế giới trong lĩnh vực phát triển đường sắt cao tốc”, thông điệp được người dân Trung Quốc đăng tải trên cổng thông tin mạng phổ biến Sina của nước này.
Thứ 2, vụ tai nạn tàu cao tốc thảm khốc kia cũng khiến cho tham vọng xuất khẩu công nghệ đường sắt cao tốc ra nước ngoài của Trung Quốc sẽ khó thành hiện thực hơn bao giờ hết khi các khách hàng tiềm năng của họ như Malaysia, Venezuela và Saudi Arabia, những quốc gia đang ấp ủ tham vọng mở rộng đường sắt cao tốc nh́n vào đó mà giữ lại tham vọng đó.
Tuy nhiên, tai nạn tàu cao tốc đâm nhau làm ít nhất 39 người Trung Quốc thiệt mạng hôm 23/7 khiến tham vọng mang tên tàu cao tốc đó của Chính phủ nước này bốc hơi.
Không chỉ có thế, thị trường có khả năng sinh lợi cao mà Trung Quốc kỳ vọng là Mỹ chắc chắn sẽ không muốn chọn một đối tác như Trung Quốc nữa.
"Sẽ khó khăn hơn nhiều để Trung Quốc có thể kư kết các thỏa thuận về công nghệ đường sắt cao tốc trong thời điểm hiện nay. Và v́ thế mà thị trường khổng lồ đầy tiềm năng mà Trung Quốc đang kỳ vọng chinh phục là Mỹ cũng bắt đầu tan biến", Ông Thornton nhận định.
Tất cả những vấn đề trên đặt ra những thách thức lớn cho Trung Quốc mà trước hết là thách thức trong vấn đề tài chính của các công ty đường sắt nhà nước. Chính phủ Trung Quốc rơ ràng đầu tư một khoản tiền khổng lồ cho tham vọng phát triển hệ thống đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới mà không biết chắc lợi nhuận thu về. Và giờ đây, sau tai nạn thảm khốc ngày 23/7, các công ty đường sắt Trung Quốc chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đạt được những phần trăm lợi nhuận dù là nhỏ nhoi từ việc khai thác mạng lưới tàu cao tốc bởi tâm lư lo ngại của người dân Trung Quốc.
“Trong t́nh h́nh hiện nay, thật khó để biết liệu Trung Quốc có thể biến việc mở rộng hệ thống đường sắt cao tốc trở thành thương vụ sinh lời hay không”, ông Thornton nói.
Trước đó, giá vé tàu cao tốc quá cao đối với một bộ phận lớn người dân Trung Quốc được xem là cản trở lớn để hệ thống đường sắt cao tốc nước này đạt được lợi nhuận như mong đợi.
Lê Dung (theo BBC)