Trao đổi với báo chí sáng nay, Bộ trưởng Quốc pḥng Phùng Quang Thanh cho biết, trong 5-6 năm tới Việt Nam sẽ có lữ đoàn gồm 6 tàu ngầm lớp kilo và nhiều khí tài hiện đại, nhằm pḥng thủ, bảo vệ toàn vẹn lănh thổ.
-
Tại kỳ họp này, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội về t́nh h́nh biển Đông. Quân đội sẽ có vai tṛ như thế nào trong việc giữ vững chủ quyền biển, bảo vệ ngư dân?
- Chúng tôi đă giao cho quân chủng hải quân, cảnh sát biển và bộ đội biên pḥng là lực lượng ṇng cốt bảo vệ chủ quyền an ninh trên biển. Chúng ta phải bảo vệ chủ quyền lănh thổ nhưng cũng phải bảo vệ cho ngư dân làm ăn hợp pháp trên vùng biển của Việt Nam. Đặc biệt, phải có nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn bởi hầu như ngày nào cũng có vụ việc trên biển như tàu hỏng máy, tai nạn... Đồng thời, hải quân phải có quan hệ tốt với các nước láng giềng để phối hợp giữ ǵn an ninh trên biển.
Bộ trưởng Quốc pḥng Phùng Quang Thanh trả lời phỏng vấn bên hành lang Quốc hội sáng 3/8. Ảnh:
Tiến Dũng.
- Để giữ vững chủ quyền biển đảo, vấn đề hiện đại hóa hải quân đang được tiến hành thế nào, thưa ông?
- Phương hướng xây dựng quân đội đă được xác định theo hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Trong đó, quân chủng Hải quân, Pḥng không không quân, Thông tin liên lạc, Tác chiến điện tử và một số binh chủng khác đi thẳng vào hiện đại, nâng cao năng lực quản lư và bảo vệ đất nước. Ngoài ra, phải xây dựng đội ngũ cán bộ có tri thức, kiến thức để làm chủ được các vũ khí trang bị.
Trang bị cho các quân chủng kỹ thuật như Hải quân, Pḥng không không quân... cần lượng ngân sách khá lớn do phải nhập ngoại. Ngân sách hiện nay c̣n hạn hẹp nên chúng ta phải mua sắm từng bước chứ không thể đáp ứng yêu cầu ngay. Một thời gian dài nữa Việt Nam mới có thể trang bị hiện đại cho hải quân.
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng nói, sẽ mua 6 tàu ngầm và nhiều máy bay hiện đại. Khi nào Việt Nam sẽ nhận bàn giao, thưa bộ trưởng?
- Việc mua những trang bị này nằm trong kế hoạch dài hạn từ nay đến năm 2020. Trước mắt, phấn đấu trong 5 - 6 năm tới chúng ta sẽ có một lữ đoàn tàu ngầm hiện đại với 6 tàu ngầm lớp kilo. Nhưng tôi cũng phải nhắc lại là chúng ta có mua tàu ngầm hiện đại, tên lửa, máy bay và các khí tài kỹ thuật khác cũng là để pḥng thủ, tự vệ, bảo vệ ḥa b́nh và toàn vẹn lănh thổ chứ hoàn toàn không có ư định đe dọa, không có ư đồ tấn công xâm lấn bờ cơi các nước xung quanh.
Đây không phải là cuộc chạy đua vũ trang. Khả năng đến đâu th́ chúng ta sắm đến đó v́ đất nước c̣n nghèo, c̣n nhiều việc phải lo, nhất là an sinh xă hội
Tàu ngầm lớp kilo của Nga. Ảnh: RIA Novosti.
- Hiện nay có nhiều quan điểm về giải quyết các bất đồng, tranh chấp trên biển Đông, có bên chỉ muốn giải quyết song phương, có bên lại muốn giải quyết đa phương. Quan điểm của bộ trưởng về vấn đề này?
- Khi tiếp tư lệnh hải quân các nước ASEAN, tôi cũng nêu rơ quan điểm của Việt Nam. Đó là những vấn đề ǵ c̣n đang bất đồng, tranh chấp song phương th́ giải quyết theo hướng song phương. Ví dụ, giữa Việt Nam và Trung Quốc đang có tranh chấp trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, và vùng cửa vịnh Bắc Bộ c̣n đang đàm phán để phân định. Vấn đề này sẽ đàm phán, giải quyết song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc theo luật pháp quốc tế và công ước luật biển 1982.
C̣n những vấn đề tranh chấp đa phương như quần đảo Trường Sa, bao gồm cả Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Brunei... th́ phải giải quyết giữa các bên. Đường 9 khúc mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đụng đến chủ quyền của rất nhiều nước nên phải giải quyết đa phương và phải hết sức công khai, minh bạch chứ không thể giải quyết riêng với từng nước.
Hiện, các nước ASEAN có tiếng nói khá thống nhất. Hội nghị Bộ trưởng Quốc pḥng ASEAN lần thứ 5 vừa qua tổ chức tại Jakarta (Indonesia) đă ra được tuyên bố chung. Đó là tranh chấp trên biển Đông phải được giải quyết bằng biện pháp ḥa b́nh, trên cơ sở luật pháp quốc tế, công ước luật biển năm 1982 theo tinh thần DOC. Giải quyết ḥa b́nh là phải thương lượng, đàm phán, bằng con đường ngoại giao giữa ASEAN và Trung Quốc chứ không phải riêng từng nước với Trung Quốc.
- Trong vấn đề biển Đông, làm thế nào để chúng ta có thể tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế?
- Chúng ta bảo vệ đất nước bằng sức mạnh tổng hợp, sức mạnh nội lực của đất nước, dân tộc và sức mạnh của thời đại. Bây giờ không c̣n như thời chiến tranh lạnh, do đó cần có sự ủng hộ của quốc tế. Muốn như vậy chúng ta phải cung cấp thông tin kịp thời, công khai, minh bạch, chính xác cho quốc tế để họ phân biệt ai đúng, ai sai và có tiếng nói ủng hộ chính nghĩa.
Đầu tháng 7, ông Oleg Azizov - Trưởng đoàn đại biểu của Tập đoàn xuất khẩu quốc pḥng Nga - cho biết, Việt Nam đă kư hợp đồng mua 6 tàu ngầm chạy dầu diezel-điện thuộc dự án 636 và từ năm 2014, Nga sẽ bắt đầu chuyển giao các tàu ngầm này cho Hải quân Việt Nam. Bên cạnh việc cung cấp tàu ngầm, Nga cũng sẽ giúp Việt Nam xây dựng căn cứ dùng cho loại phương tiện này và một cơ sở sửa chữa bảo tŕ.
Tàu lớp kilo có tải trọng 2.300 tấn, độ sâu tối đa 350 mét, tầm hoạt động 6.000 hải lư và thủy thủ đoàn 57 người. Phiên bản chuẩn được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm. Các tàu ngầm lớp kilo thường được mệnh danh là "lỗ đen" do khả năng chống bị phát hiện và là loại tàu ngầm diesel-điện êm nhất thế giới. Nó được thiết kế với sứ mệnh chống ngầm và chống tàu nổi, đồng thời có thể thực hiện các nhiệm vụ trinh sát và tuần tra.
Tiến Dũng ghi
nguồn: vnexpress