- Để nhận được tiền hoa hồng và nhanh được "thăng" cấp, người dân đă lừa dối nhau, bất kể đó là máu mủ ruột thịt, xóm giềng.
Những ngày qua, tại một số xă của huyện Đăk Glei (Kon Tum) "cơn lốc" bán hàng đa cấp, với thủ thuật biến người tiêu dùng thành người bán hàng, đă lôi kéo hàng trăm người tham gia.
Cái "chức" trên trời rơi xuống!
Chúng tôi có mặt tại làng Pin Loong, xă Đăk Long, huyện Đăk Glei, để gặp "phó trưởng pḥng kinh doanh" A Brai, anh tỏ ra rất ưng bụng với cái chức này. Để chinh phục và được "thăng" cái chức này, hành tŕnh của anh A Brai thật đơn giản: Khi nghe một người rỉ tai mua hàng đa cấp, lúc đầu anh thực hiện trong phạm vi người thân thích, rồi anh huy động cả vợ ḿnh là Y Thiết cùng tham gia, nay th́ anh là phó trưởng pḥng kinh doanh, c̣n vợ anh, chị Y Thiết vừa lên chức… "chủ nhiệm kinh doanh".
Với chức danh "phó pḥng" hiện nay, chí ít ABrai đă vận động được 27 hộ gia đ́nh mua hàng. Chị Y Thủy - Bí thư Đoàn xă Đăk Long nói, chức vụ ǵ mà nghe thật buồn cười, đùng cái lên tổ trưởng, chủ nhiệm và phó pḥng. Giải thích vận động măi, nhưng v́ để được nhận tiền hoa hồng, nên nhiều người vẫn lén lút hoạt động.
Máy sục Ozone-HA 888 của nhà A Ghe chưa một lần sử dụng
Anh A Ghe ở làng Pin Loong đưa ra cho chúng tôi xem một nồi cơm điện và một bếp từ, anh mua với giá 5,3 triệu đồng. Cùng thời điểm này tại thị trường 2 sản phẩm này chưa đầy 2 triệu đồng. Anh kể, để có được 2 sản phẩm này, anh đă bán rẫy ḿ rồi dắt díu vợ con xuống tận Quy Nhơn, sau khi trả đủ số tiền 5,3 triệu đồng, anh được Công ty TNHH T.N Minh Uy (tên ghi trên phiếu bảo hành) có trụ sở tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng trả lại cho tiền xe đi về và số tiền "hoa hồng" 400.000 đồng.
Khi trở về làng, A Ghe tích cực đi vận động thêm được 3 hộ cùng mua sản phẩm, cũng với mặt hàng tương tự, trị giá trên 5 triệu đồng, nên bây giờ anh đă được nhận tiền hoa hồng là 1,2 triệu đồng từ sự "môi giới" của ḿnh. Đến nay, Anh Ghe đă được lên chức "tổ trưởng kinh doanh".
Anh đưa cho chúng tôi một tấm thẻ, có dây đeo, trên đó anh tự điền tên A Ghe, với chức danh "tổ trưởng kinh doanh", A Ghe ra vẻ rất tâm đắc, khoái chí. Nhiều người bán ḿ, ḅ để lấy tiền mua sản phẩm này, thậm chí một số người đi vay nợ để có tiền mua sản phẩm. Một trường hợp ở xă Đăk Long đă lấy 30 triệu đồng tiền bán ḿ, để tới mua 6 sản phẩm và lập tức lên chức... trưởng pḥng.
Hiện nay, trong gia đ́nh A Ghe có 3 sản phẩm gồm: Nồi cơm điện, bếp từ và máy sục Ozone-HA 888, tổng trị giá 9,7 triệu đồng. Anh cho biết, nhờ đi vận động mọi người tham gia mua hàng, nên đến nay anh đă nhận được gần 3 triệu đồng tiền hoa hồng từ các "khổ chủ".
Anh cho biết, đang tiếp tục đi vận động để nhiều người mua, qua đó anh tiếp tục được nhận tiền hoa hồng và c̣n nêu ra dự định "Cứ cái đà này, em sẽ thu đủ số tiền gần 10 triệu đồng ḿnh đă bỏ ra mua, khi ấy các sản phẩm này coi như ḿnh có mà không phải tốn tiền mua".
"Méo mặt" v́ hàng kém chất lượng
"Phó pḥng" A Brai giới thiệu gia đ́nh anh A Th́n vừa mua chiếc ghế mát xa, rồi dẫn chúng tôi đến xem, miệng không ngớt quảng cáo: "Đi làm rẫy về, mệt mỏi mà ngồi lên ghế một lúc th́ đă đời lắm. Gân cốt, khớp xương hết đau nhức…". Khi chúng tôi đề nghị anh A Th́n "vận hành", nghe ḍng điện chạy qua cái công tắc phát tiếng kêu rè rè, c̣n chiếc ghế đứng im một chỗ, không cử động.
Anh Th́n bảo, do điện yếu đó thôi, c̣n bữa tui xuống Quy Nhơn mua, nó chạy khỏe lắm, ngồi lên thấy... đă lắm! Sau một hồi thử hết cách chiếc máy vẫn không chạy, vậy là chiếc ghế mát xa trị giá 6,3 triệu đồng của anh A Th́n đành phải xếp xó.
Theo quy định của công ty bán hàng đa cấp, mua một sản phẩm có giá trên 5 triệu đồng th́ được chức danh "chuyên viên", từ chuyên viên này "dụ" thêm 3 người nữa mua hàng th́ được lên làm "tổ trưởng kinh doanh", khi phát triển được 3 tổ trưởng th́ được phong làm "chủ nhiệm", tiếp tục phát triển được 3 chủ nhiệm th́ được lên chức "phó trưởng pḥng".
Nực cười nhất là chiếc áo nịt vú của chị Nguyễn Thị Hiền, nghe quảng cáo là khi mặc vào sẽ pḥng tránh được căn bệnh ung thư, chị Hiền bỏ ra 4,8 triệu đồng để có được một cặp, kèm theo là một mă dự thưởng, với tên gọi "trăm hoa đua nở". Mấy ngày qua chị gọi điện thoại liên lạc theo số máy ghi trên phiếu dự thưởng, th́ không thể liên lạc được, đến nay chị mới tỉnh ngộ ra ḿnh bị mắc lừa.
"Tổ trưởng" A Ghe ngoài nồi cơm điện, bếp từ, vừa mua thêm một máy sục Ozone-HA 888, với giá 4,5 triệu đồng. Để yên tâm mua, anh nhận được những lời mật ngọt, nào là khi có thuốc độc vào trong rau, củ, quả, hay nước uống… khi qua bộ phận này sẽ sạch hoàn toàn. Anh c̣n đưa ra dẫn chứng, khi đến mua sản phẩm này, người ta bỏ con cá trong nước có chứa thuốc độc.
"Ḿnh nh́n vào thấy con cá sắp chết đến nơi, nhưng khi đưa qua máy sục này, nó khỏe mạnh liền à!" - anh A Ghe giải thích. Thế nhưng mua máy đă vài tuần nay, nhưng anh chưa một lần sử dụng, đem cất kỹ trong nhà.
Hỏi có hay sử dụng bếp từ không? Anh kêu, cái này phải bữa nào có khách mới đem dùng chứ, làm nồi lẩu mà nhậu th́ sướng lắm! Đến nay, bếp cũng chưa một lần được sử dụng.
Bà Y Mới - Bí thư Đảng ủy xă Đăk Môn nói, trên địa bàn xă có khoảng 50 hộ bị lừa phỉnh mua hàng đa cấp, nhiều nhất là thôn Đăk Nai có tới 40 hộ mua phải hàng này. Xă đă bằng nhiều biện pháp tuyên truyền vận động người dân phải nêu cao tinh thần cảnh giác, không để việc này tái diễn, tránh để xảy ra việc tiền mất, tật mang.
Ông A Thẳng - Chủ tịch UBND xă Đăk Kroong cho rằng, nhiều sản phẩm như nồi cơm điện, bếp từ, máy mát xa… chỉ sử dụng thời gian ngắn là hư hỏng, đa phần những hàng hóa này có xuất xứ từ Trung Quốc và Đài Loan, nhiều mặt hàng, không phù hợp nhu cầu sử dụng của người dân vùng sâu, vùng xa.
Theo Tiến Thành
(Dân Việt)