Mối nguy cho nền kinh tế Trung Quốc - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 08-14-2011   #1
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 108
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default Mối nguy cho nền kinh tế Trung Quốc

The Diplomat
Mối nguy cho nền kinh tế Trung Quốc
Brian P. Klein
Ngày 9-8-2011

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang phải đối diện với một sự lựa chọn: nên duy trì tăng trưởng dựa vào đầu tư, hay là tập trung vào việc tạo dựng một tầng lớp trung lưu? Dù theo cách nào thì chính phủ cũng không thể chống lại tình hình nghiêm trọng hiện nay được mãi.

Trong khi Mỹ, châu Âu và Nhật Bản vẫn sa lầy trong công cuộc phục hồi chậm chạp thì nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng tốc. Nhưng hiện nay có nhiều vấn đề nghiêm trọng đang nổi lên, liên quan đến việc nhà nước lãnh đạo quản lý kinh tế ở Trung Quốc. Cơ sở hạ tầng bị quá tải khủng khiếp, lạm phát cứ duy trì mãi ở mức cao, và cả đống nợ ngân hàng có khả năng là nợ xấu, tất cả những điều đó phá hoại những cuộc cải cách kinh tế lịch sử đang tiến hành dang dở.

Giới hoạch định chính sách ở Trung Quốc đương đầu với một tình thế lưỡng nan rất nghiêm trọng: Họ nên tiếp tục tăng trưởng dựa vào đầu tư, hay cuối cùng nên tập trung vào việc xây dựng tầng lớp trung lưu mạnh, một chính sách đã chậm tới cả thập niên? Lựa chọn cách nào thì cũng có những ảnh hưởng mang tính toàn cầu.

Tiến hành sự nghiệp phát triển với việc đầu tư tập trung rất mạnh vào xây dựng đã làm cho những lĩnh vực khác của nền kinh tế bị thất bát, khiến những công dân hạng trung bình ở Trung Quốc phải trả giá rất nhiều. Tái định cư cưỡng bức, môi trường suy thoái quá nhanh, và những chương trình xã hội thiếu vốn như giáo dục, y tế, hệ thống bảo hiểm xã hội, đều đã bị bỏ qua để dồn sức cho những dự án đáng ngờ, trong đó có nhiều dự án có rất ít giá trị thực tế.

Trong khi đó, sự phát triển của kinh doanh và tầng lớp doanh nghiệp có thu nhập trung bình vẫn tiếp tục thiếu đói nguồn lực, làm hạn chế tiêu dùng quốc nội. Xã hội nói chung phải tài trợ rất nhiều cho mô hình đầu tư lấy nhà nước làm trung tâm, thông qua việc gửi tiền ngân hàng với lãi suất rất thấp (lợi nhuận thu được còn thấp hơn lạm phát), mà những khoản tiền đó rồi sẽ được đem cho doanh nghiệp nhà nước vay với lãi suất ưu đãi. Kết cục thuần túy là: Khoảng cách về tài sản gia tăng, trở thành cái hố cách biệt lớn – và chính phủ ngày càng lo ngại về ổn định xã hội.

Ngành xây dựng tiếp tục đóng vai trò quá lớn trong quá trình mở rộng nền kinh tế Trung Quốc, chủ yếu vì trong quá khứ nó đã vận hành rất tốt. 25 năm trước, Thâm Quyến hầu như là đất trống. Giờ đây, cỗ máy công nghiệp ở phía nam này đã có dân số tới 10 triệu. Những dự án xây dựng hoành tráng cũng có tác dụng hàn gắn trong ngắn hạn bằng cách trở thành bộ đệm, giảm sóc (buffer) cho tình trạng suy giảm xuất khẩu. Công nhân tay nghề thấp vẫn tiếp tục được thuê làm việc trong các dự án xây dựng, trong khi những ngành được ưu đãi hơn thì tiếp tục sản xuất ồ ạt xi măng, kính, thép.

Kết quả, dù có chủ ý hay không, là sự thừa mứa trên một quy mô chưa từng thấy trước đây những tháp chung cư, văn phòng và trung tâm mua sắm. Trung tâm Thương mại Trung Hoa, một trong những trung tâm thương mại lớn nhất thế giới, vẫn vắng vẻ, trong lúc đó vẫn có rất nhiều dự án thương mại khác được tiến hành, từ Nội Mông đến những thành phố cảng được xây dựng vì mục đích nào đó xung quanh Thượng Hải. Bất chấp khuynh hướng nhập cư từ nông thôn đổ ra thành thị, hiện tại phần lớn tầng lớp trung lưu vẫn phải vật lộn khổ sở, vẫn không mua được những căn hộ cao cấp, villa, hay hàng hóa cấp cao mà giờ đây đã xuất hiện ở các thành phố hạng 1 và 2.

Sự nâng đỡ dành cho cái mô hình “cứ xây đi rồi dân sẽ đến ở” – mà chủ yếu là những chính sách ì trệ, gắn với một chương trình kích thích kinh tế hoành tráng và các mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng, công ty quốc doanh và chính quyền địa phương – đã không thể cứ chống lại sự căng thẳng về kinh tế mãi.

Những dấu hiệu cảnh báo đã có lúc xuất hiện rất rõ. Nhớ lại hồi cuối năm 2009, Vương Thạch (Wang Shi), Chủ tịch của một trong những công ty phát triển địa ốc lớn nhất Trung Quốc, China Vanke (Vạn Khoa), từng cảnh báo rằng một bong bóng rất to đang dần hình thành. Tháng 8-2010, quan chức tại Triều Dương – quận thương mại lớn nhất ở Bắc Kinh – công bố số liệu cho thấy một nửa số bất động sản không người ở đã bị bỏ không ít nhất ba năm.

Tâm trạng của giới đầu tư trong nước vào khu vực bất động sản cũng u tối. Cùng với sự trôi nổi của thị trường Thượng Hải và Thâm Quyến trong năm qua, nhiều trong số những công ty phát triển nhà ở lớn nhất Trung Quốc và ngân hàng đã phải chịu cảnh cổ phiếu mất giá trị hoặc sụp đổ.

Và bất động sản là khía cạnh dễ nhìn thấy nhất trong cơn bùng nổ nhà đất gần đây liên quan cả đến hệ thống giao thông vận tải (đường xá, đường sắt và sân bay) cũng như sản xuất và truyền tải điện. Một số trong các ngành này đã đem đến những cải thiện rất cần thiết, nhưng những ngành khác thì lãng phí vô cùng. Sân bay lớn xuất hiện ngay cả ở những thị trấn nhỏ nhất, tuy thế niềm hy vọng thu hút được lượng khách du lịch lớn vẫn chưa bao giờ trở thành hiện thực ở những thành phố nằm sâu trong nội địa.

Thậm chí hệ thống đường sắt được hoan nghênh nhiệt liệt và tốn kém ghê gớm cũng có thể chẳng bao giờ vận hành nổi về mặt kinh tế, bên cạnh nỗi lo về an toàn. Nhiều công nhân nhập cư – vốn chiếm một tỷ lệ đáng kể trong số hành khách – không thể mua nổi vé. Doanh nhân đi lại giữa Bắc Kinh và Thượng Hải có thể sử dụng tuyến đường này, nhưng thuận lợi hóa việc đi lại và tăng cường hoạt động kinh tế ở các thành phố nằm sâu trong nội địa và có ít dân hơn là việc kém khả thi hơn nhiều. Sự quá tải của mạng lưới đường sắt cao tốc Nhật Bản và ảnh hưởng rất hạn chế của nó tới các cộng đồng ở nông thôn là một lời cảnh báo có uy lực.

Sự trở lại – thật đáng đặt câu hỏi vì sao – với cơn sốt bất động sản này đang bắt đầu ảnh hưởng tới hệ thống tài chính. Các ngân hàng ở Trung Quốc bị đẩy vào một loạt chương trình tài trợ xây nhà ở rất đáng ngờ và ràng buộc lẫn nhau, trong đó có chương trình cho vay ngoài sổ sách để phụ trợ cho những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm kiểm soát khu vực bất động sản. Fitch ước tính trong 3 năm tới, nợ xấu sẽ tăng lên mức 30%. UBS và Credit Suisse cũng đã lên tiếng bày tỏ mối lo ngại ngày càng lớn. Nếu không có sự đánh giá chính xác về tổng nợ thì khó mà có được những số liệu vững chắc hơn, và điều đó lại càng làm tăng thêm sự không chắc chắn của khu vực bất động sản.

Quan chức chính phủ đã chỉ thị cho các ngân hàng nhà nước đánh giá lại tình trạng rủi ro về bất động sản (nguyên văn: property exposure). Đây là một trong một chuỗi những chính sách mới ban hành trong năm qua nhằm kiềm chế lạm phát và kiểm soát những khoản chi tiêu khổng lồ vào các dự án phát triển nhà ở.

Cuối cùng lợi nhuận của các công ty bất động sản sẽ thu hẹp lại vì bị kẹt giữa giá đất cao và doanh số sụt giảm vì các dự án thương mại sai lầm. Nhiều đơn vị đã và đang săn đuổi dòng vốn nước ngoài để duy trì phát triển. Chính quyền địa phương, vay mượn quá nhiều để tiến hành những dự án đất xây dựng – vốn là nguồn doanh thu chính của họ – sẽ cần thêm ngân sách từ chính quyền trung ương (nợ chính thức đã tới con số 1,6 nghìn tỷ, trong đó nợ không trả được ước tính chiếm từ 20% đến 30%).

Một chính sách chuyển dần về việc xây dựng tầng lớp trung lưu sẽ mang lại một loạt lợi ích: giải phóng các nguồn lực tài chính để các doanh nghiệp vừa và nhỏ và thiếu vốn tạo được thêm nhiều công ăn việc làm ổn định; giảm sản xuất xi măng và thép – hai trong số các ngành công nghiệp ngốn năng lượng nhiều nhất Trung Quốc; góp phần làm giảm áp lực lạm phát ở những mặt hàng như than, dầu và quặng sắt, mà vẫn cắt giảm được khí thải; và gia tăng tiêu dùng nội địa để giải phóng những căng thẳng về thương mại, trong khi thúc đẩy thu nhập cá nhân và nhập khẩu.

Điều này sẽ đòi hỏi một mức độ quyết tâm chính trị mà cho đến nay vẫn chưa thấy đâu. Hiện đại hóa kinh tế đang có nguy cơ chậm lại (kịch bản tốt nhất) hoặc đi giật lùi về quá khứ (kịch bản tồi nhất), với sự kiểm soát ngày càng gia tăng của chính phủ.

Chỉ cần một nửa lượng tài nguyên dành cho an ninh nội địa (bây giờ đã lớn hơn ngân sách quốc phòng) được sử dụng để chống tham nhũng, thắt chặt các quy định về môi trường, bảo vệ sở hữu trí tuệ, và tuyển dụng thêm nhiều thẩm phán, thì rất nhiều áp lực xã hội ở Trung Quốc sẽ giảm đi.

Nếu không có một cuộc cách mạng thật sự của tầng lớp trung lưu, thì các nền tảng kinh tế Trung Quốc sẽ ngày càng dễ đổ vỡ. Những thành phố vắng người sẽ tiếp tục vắng vẻ, các nhà đầu tư bất động sản sẽ phải chứng kiến lợi nhuận của họ bị thu hẹp dần, và ngân hàng thì vật lộn với những món nợ tăng cao dần. Trung Quốc có thể trở thành nạn nhân của chính sự thành công của họ: Đi đến ngã ba kinh tế sớm hơn dự kiến, nơi một con đường dẫn tới sự thịnh vượng của người dân, đường kia trở lại với lối kinh doanh như cũ.

Brian P. Klein là tác giả và là kinh tế gia quốc tế. Ông còn là cựu viên chức ngoại giao Mỹ, từng làm việc ở Trung Quốc và Ấn Độ. Năm 2008-2009, ông làm ở Hội đồng về Quan hệ Đối ngoại và các Vấn đề Quốc tế ở Tokyo. Nhiều bài báo và bình luận của ông đã được đăng tải trên tờ Foreign Affairs, The International Herald Tribune, New York Times (bản điện tử), Japan Times, Bưu điện Hoa Nam Buổi Sáng, Tạp chí Kinh tế Viễn Đông và các báo khác.

Người dịch: Đan Thanh

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
Hanna_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	9
Size:	20.9 KB
ID:	309061
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC1

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 22:59.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08343 seconds with 12 queries