HA.GL, ĐT.LA, B.BD và SHB.ĐN, những đội bóng đă chia nhau 7/11 chiếc Cúp vô địch V-League trong lịch sử giải đấu cao nhất h́nh chữ S. Khái niệm “big four” sẽ bị phá bỏ, nếu ĐT.LA nối gót HN.ACB xuống chơi giải hạng Nhất năm sau.
“Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia ĺa đôi ngả
Đám cưới chuột tưng bừng rộn ră
Bây giờ tan tác về đâu?” (Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm)
Ăn mày dĩ văng
Bất kể cuộc đua rầm rộ trên sàn chuyển nhượng của N.SG, “thiếu gia” Sài thành vẫn bị xem là chưa đủ tuổi để chen chân vào hàng ngũ những đại gia…, cả B.BD và SHB.ĐN cũng đều muốn hiện thực hóa tham vọng đ̣i lại vương miện bằng những bản hợp đồng “bom tấn”. Nhưng tính ra, nó cũng khá nửa vời. Này nhé, B.BD kéo về siêu sao Leandro khiến họ đụng phải cuộc khủng hoảng thừa trên tuyến đầu với Philani và cả Lee Nguyễn; trong khi Thủ Dầu Một cũng đă thất bại với những bản hợp đồng kiểu David Veloso hay Van Bakel.
|
“Gạch” bị đếm ngược trở lại giải hạng Nhất là điều được dự báo trước. Ảnh: Quang Nhựt |
Trong khi đó, SHB.ĐN đi tắt đón đầu bằng việc chiêu mộ bộ đôi tuyển thủ có đẳng cấp là Minh Phương và Ngọc Thanh, nhưng HLV Lê Huỳnh Đức lại loay hoay và thậm chí bế tắc trong việc t́m phương án tối ưu. Việc chỉ dùng Ngọc Thanh khá hạn chế ở mùa giải này, thực sự là một sự phí phạm. Tính trên tỷ lệ (số phút) xuất hiện trên sân, Ngọc Thanh (với 7 bàn thắng, 5 quả penalty kiếm được và gần chục đường chuyền thành bàn) là tiền đạo nội số 1 V-League chứ không đùa. Nguyễn Rogerio đau đầu, c̣n Quốc Anh và Hoàng Quảng không được tin tưởng.
Một cách giải thích rất cũ sau mỗi chiến dịch thất bại của hầu hết các đại gia là, chúng tôi (vẫn) là một đội bóng có truyền thống, với tinh thần đoàn kết cao?! Khái niệm “ăn mày dĩ văng” v́ thế quả rất hợp với ĐT.LA, HA.GL, B.BD và thậm chí cả SHB.ĐN. Truyền thống (bằng với thành tích?!) là điều không thể phủ nhận, nhưng thực tế trong ḷng những đội bóng này luôn ŕnh rập những cột sóng ngầm: Sự khác biệt vùng miền của các nhóm cầu thủ trong đội quân ô hợp, nhưng đỉnh cao là cuộc khủng hoảng niềm tin của cầu thủ với BHL và lănh đạo đội.
Thế nên, ngay cả khi SHB.ĐN vẫn c̣n khả năng cạnh tranh chức vô địch, cũng rất ít cầu thủ nơi này tin rằng đội bóng sẽ vô địch; và, khi ĐT.LA đă t́m được ánh sáng cuối đường hầm, vẫn không nhiều người nghĩ đội sẽ trụ hạng. Nghịch lư không?!
Và chết lâm sàng
Trong quá khứ, bầu Đức của HA.GL cũng từng đăng đàn rằng, làm bóng đá mà chỉ nghĩ đến mỗi chuyện trụ hạng thay v́ tham vọng vô địch, th́ tốt nhất là nên giải tán. Với những đầu tư hao tiền tốn của, với cả SHB.ĐN, HA.GL và B.BD, việc chỉ về nh́ cũng bị xem là thất bại. Cả 3 cái tên vừa nhắc sẽ vẫn ở đó như những minh chứng lịch sử cho giải đấu tuổi lên 11 và trong tương lai gần, họ ít nhất vẫn sống khỏe, nhưng “đồng đội” ĐT.LA lại đang đứng trước bước ngoặt mang tính thời cuộc: Xuống hạng Nhất và có nguy cơ giải tán?!
Thật lạ khi một đội bóng từng là thế lực của nền bóng đá, cách đây non nửa chục năm như ĐT.LA lại bị thiên hạ đếm ngược ngày trở lại nơi bắt đầu (hạng Nhất) kể từ những ngày đầu trái bóng V-League 2011 lăn. Nhưng, xâu chuỗi lại những hạng mục đầu tư cho riêng địa hạt bóng đá của ĐT.LA vài năm đổ lại đây, rơ ràng cái chết với “Gạch” là điều được dự báo trước. Chỉ là thời điểm nào nó đến mà thôi! Chất lượng cầu thủ đi xuống, sự bất ổn trên băng ghế huấn luyện…, tất cả đều bắt đầu từ sự lỗi thời trong cung cách điều hành đội bóng ở thượng tầng.
Sau ĐT.LA là ai trong số “big four”? Thời gian sẽ cho câu trả lời!
Theo Thể Thao & Văn Hóa Online