R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Jul 2008
Posts: 24,000
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 41
|
Tàn phá rừng kiếm tiền từ 'cây ích kỷ'
V́ số tiền lớn từ lộc rừng mang lại, nhiều người đă dùng ŕu, cưa máy chặt hạ những cây ươi rừng (cây ích kỷ) 20-30 năm tuổi tại Khu bảo tồn Sao La (TT-Huế). Trong khi lănh đạo khu bảo tồn khẳng định chỉ có một vài cây bị chặt... Phá rừng lấy lộc
Trước đây, người Tà Ôi, Kơ Tu giữa đại ngàn Trường Sơn chỉ nhặt hạt ươi rụng về bán. Nhờ vậy mà cứ 4 năm một lần, ươi rừng vẫn ban lộc đều đặn cho đồng bào.
Giờ đây, hạt ươi được giá khiến cho nhiều người v́ hám món lợi lớn trước mắt đă bất chấp pháp luật, vào rừng đốn ươi lấy hạt.
Đáng nói hơn, những người “săn” ươi rừng vào tận rừng của Khu bảo tồn Sao La (TT-Huế) lùng sục t́m cây ươi và chặt phá không thương tiếc.
Để tránh sự nghi ngờ là “người nhà nước”, chúng tôi xưng danh người đi t́m cây rừng để nghiên cứu thuốc chữa bệnh để tiếp cận Khu bảo tồn Sao La.
| Đang xảy ra "cuộc chiến" hạt ươi giữa đại ngàn Trường Sơn |
Men theo con đường ṃn độc đạo dẫn vào khu bảo tồn, cảnh tượng trước mắt là những cây ươi rừng trơ gốc, vết mủ c̣n đọng mới, thân cao bằng năm mươi bước chân người lớn nằm chắn lối đi.
Theo lời một người “săn” hạt ươi “lương thiện” (chỉ nhặt hạt rụng - PV) th́ những cây ươi rừng tại khu bảo tồn Sao La 20 – 30 năm tuổi, hạt nhiều. Mỗi cây ươi lớn có thể cho từ 50 – 60 kg hạt.
“Mỗi cây ươi như vậy trị giá từ 5-6 triệu đồng. Dân ḿnh mê tiền nên cây ươi dù to bằng mấy cũng phải ngă gục trước cái lưỡi ŕu, cây cưa máy” - người này nói.
| Ươi rừng 20-30 năm tuổi bị đốn ngă tại khu bảo tồn Sao La. Ảnh: Đ.K |
Lư giải lư do cây ươi rừng bị tàn sát lấy hạt, theo anh Hồ Văn R. (xă Hương Lâm), th́ hạt ươi có đặc điểm khá kỳ lạ, sau khi rụng xuống đất, gặp nước sẽ bị nở bung.
Khi trời nổi gió, đổ mưa liên tục vài ngày th́ lá, hạt ươi rụng sạch dẫn đến “thất thu” và mùa ươi cũng kết thúc. Tháng 8, đại ngàn Trường Sơn bắt đầu có những cơn mưa rừng đổ, những người đi “săn” bằng mọi cách “thu hoạch” nhanh hạt ươi rừng.
Mỗi chuyến đột nhập vào khu bảo tồn, họ thường đi theo từng nhóm từ 10 – 20 người. Những trai núi có sức vóc được giao nhiệm vụ đốn hạ ươi rừng.
Chiếc ŕu sắc lẹm khiến một cây ươi rừng thân to một người ôm không xuể bị hạ gục sau gần 1 giờ đồng hồ. Khi cây ươi đổ xuống, những người c̣n lại chỉ việc lượm hạt cho đầy gùi, bao tải sau đó mang ra khỏi rừng.
“Chỉ có một hai cây bị chặt” ?
Để tránh sự kiểm soát của lực lượng kiểm lâm, những nhóm người đi tận diệt ươi rừng đột nhập vào rừng từ 3 giờ sáng.
Và để qua mặt được người của khu bảo tồn chốt chặn ở cửa rừng, cây rựa được giấu kỹ trong bao tải, trong gùi. Chiếc ŕu được tháo lưỡi. Sau khi di chuyển vào rừng, họ tra lưỡi vào cán và “hành sự”.
| Cây ươi có đường kính 60cm, dài gần 40 mét vừa mới bị chặt hạ. Ảnh: Đ.K |
Trên đường vào khu bảo tồn Sao La, chúng tôi gặp nhóm người t́m ươi trên đường ngược trở ra. Hôm đó, họ trở về tay trắng. Số là sau đốn hạ khi cây ươi cao 40 mét, run rủi thế nào mà cây ươi vướng phải cây rừng, không đổ xuống. Cây vướng quá cao, những người t́m ươi đành phải chịu thua…
Những người này tiết lộ, nếu họ có cưa máy th́ việc t́m và đốn ươi sẽ không có trở ngại lớn. Những người khai thác ươi bằng cưa máy mỗi ngày chặt, khai thác 2-3 cây ươi to là chuyện b́nh thường.
Nếu may mắn gặp những cây ươi rừng sai hạt, mỗi ngày những nhóm người khai thác ươi bằng cách tận diệt thu được từ 12- 15 triệu đồng. Đó quả là một số tiền không hề nhỏ.
Theo tiết lộ của anh Hồ Văn R. mới đây, lực lượng kiểm lâm đă chốt chặn thu giữ 2 cưa máy của nhóm người khai thác ươi rừng trái phép. C̣n nhiều người dân các xă A Roàng, A Đớt… nói rằng, nếu không ngăn cấm t́nh trạng khai thác hạt ươi bằng cách tận diệt như hiện nay. Bốn năm sau, lộc rừng sẽ không c̣n ban cho đồng bào nữa.
| Liệu 4 năm sau, khu rừng này c̣n cây ươi rừng ra hoa kết hạt? Ảnh: Đ.K
|
Việc người dân chặt ươi rừng t́m hạt, ông Văn Thân, Phó Giám đốc khu bảo tồn Sao La – A Lưới (TT-Huế) cho biết, cây ươi rừng mọc phân tán ở vùng lơi lẫn vùng đệm của khu bảo tồn. Vào đầu tháng 8, cán bộ khu bảo tồn phát hiện người dân có chặt ươi lấy hạt nhưng rất ít, chỉ một vài cây và thu giữ được 1,5 tạ hạt ươi.
Ông Thân cho biết: “Người không có nhiệm vụ không được phép vào khu bảo tồn. Thế nên, khi phát hiện người đi vào rừng, chúng tôi đă phối hợp với các lực lượng chức năng đuổi đẩy ra khỏi rừng. Một số người dân xă A Roàng khai thác ươi rừng trái phép đă có những hành động quá khích đối với người làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, sau khi thuyết phục người dân đă chấp hành yêu cầu của chúng tôi”, ông Thân nói.
Theo ông Thân, tháng 8 là tháng hạt ươi rừng chín, rụng đồng loạt. V́ vậy, khu bảo tồn “xin” hai cán bộ kiểm lâm phối hợp với lực lượng hiện có canh trực, chốt chặn, kiểm soát t́nh h́nh.
Ngoài ra, khu bảo tồn c̣n có 20 cán bộ hợp đồng của WWF (Quỹ bảo vệ thiên nhiên) chia thành 4 nhóm tuần tra liên lục trong rừng. Tuy nhiên, khi đến cửa rừng của khu bảo tồn Sao La, chúng tôi không hề thấy bóng dáng lực lượng chức năng.
Đăng Khoa - vietnamnet
|