Người dân Libya ăn mừng, các lănh đạo phương Tây ca ngợi, nhưng thế giới Arab đón nhận ngày tàn của ông Gaddafi bằng sự im lặng dù trong con mắt của hầu hết các nhà lănh đạo thế giới Arab, ông Gaddafi là một nhà cầm quyền nguy hiểm, luôn “chơi trội” và rất khó kết thân trong suốt 42 năm cầm quyền.
Dù không ưa vị lănh đạo của Libya, nhưng nhiều nhà lănh đạo Arab chắc chắn sẽ bồn chồn trước h́nh ảnh của một cuộc lật đổ đẫm máu diễn ra ngay gần vương quốc của ḿnh. Hơn nữa, lực lượng tiến hành cuộc lật đổ này là quân nổi dậy thiếu tổ chức, thiếu vũ khí dưới sự che chở của lưới tên lửa NATO.
Im lặng không đồng nghĩa với việc tất cả có cùng cảm xúc.
Sau các cuộc lật đổ chóng vánh tại Tunisia và Ai Cập vào đầu năm nay, cuộc chiến dai dẳng bế tắc tại Libya kết thúc trong thắng lợi sẽ là một niềm cổ vũ tinh thần lớn dành cho các cuộc nổi dậy tại Yemen và Syria.
Sự thật đang diễn ra đúng với tiên đoán từ Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmed Davutoglu về số phận của ông Gaddafi: “Những nhà lănh đạo không biết lắng nghe dân chúng th́ không thể tồn tại trên ngai vàng quyền lực”.
Động thái duy nhất cho tới lúc này của Liên đoàn Arab từ đầu cuộc nổi dậy là ủng hộ “vùng cấm bay” trên không phận Libya để bảo vệ người dân. Nhưng với những nhà lănh đạo Arab vốn vẫn c̣n “lạnh gáy” trước cuộc xâm lược của liên quân vào Iraq nhanh chóng tự nhận ra hành động sai lầm khi NATO đánh bom lực lượng của ông Gaddafi trên qui mô lớn.
Chỉ có 6 trong tổng số 30 quốc gia thuộc liên đoàn Arab công nhận NTC. Trong đó, Ai Cập và Tunisia tuyên bố công nhận NTC vào ngày 22 và 20/8.
“Liên đoàn Arab đoàn kết trước những nỗ lực bảo vệ người dân Libya dưới sự lănh đạo của hội đồng chuyển tiếp quốc gia Libya (NTC). Đây là thời điểm lịch sử đánh dấu trang mới của người dân Libya. Chúng tôi hy vọng các nỗ lực của NTC sẽ thành công và đưa Libya tới một giai đoạn mới: bảo vệ độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lănh thổ Libya”, Tổng thư kí liên đoàn Arab – Nabil Elaraby phát biểu.
Những cung bậc cảm xúc khác nhau trong sự im lặng.
Algeria – quốc gia phản đối ngay từ đầu ư tưởng “vùng cấm bay” sẽ đứng trước nguy cơ lớn nếu ông Gaddafi bị hạ bệ. Cơn địa chấn tại Libya có thể nhanh chóng lan sang quốc gia láng riềng này và nghiêm trọng hơn là nguồn vũ khí lớn trôi nổi tại Libya sẽ bị tuồn sang Algeria và rơi vào tay của các nhóm du kích hồi giáo.
Algeria có thể sẽ đối mặt với nhiều rắc rối như cách đây vài tháng sau sự sụp đổ của ông Gaddafi.
Trong liên đoàn Arab, Qatar sẽ là nơi được hưởng lợi nhiều nhất từ sự ra đi của ông Gaddafi nên họ thậm chí từng vũ trang và tài trợ cho phe nổi dậy tại Libya.
“Qatar sẽ có một vị trí thuận lợi trong quá tŕnh tái thiết Libya v́ họ được sự ủng hộ về mặt chính trị. Khác với các quốc gia Arab khác, Qatar không chỉ nói xuông, họ đă ủng hộ tiền và vũ khí cho phe nổi dậy. Và chắc chắn họ sẽ nhớ ân nghĩa này”, Shadi Hamid – giám đốc trung tâm Brooking Doha nói.
Theo Abdulkhaleq Abdulla – nhà khoa học chính trị của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất, người “đau buồn nhất trên thế giới” trước sự ra đi của ông Gaddafi là tổng thống Syria Assad. “Sự thất bại của Gaddafi không chỉ làm hài ḷng người Libya mà c̣n là nguồn cảm hứng cho người dân Syria”, ông nói.
Tổng thống Syria Assad sẽ là "người đau buồn nhất thế giới" trước sự ra đi của ông Gaddafi.
Sự vui sướng của người dân Libya hiện nay sẽ thúc đẩy các cuộc nổi dậy hoặc cải tổ tại thế giới Arab. Nhưng xin nhấn mạnh một điểm đặc biệt mà chỉ Libya mới có: sự can thiệp của quân đội phương tây. Quân nổi dậy tại Libya đă tự vũ trang từ rất sớm, trong khi người biểu t́nh tại Syria và Yemen vẫn đang kiên tŕ theo đuổi phương pháp phi bạo lực.
“Sự biến mất của ông ta đă rơ ràng trong nhiều tháng rồi, vấn đề chỉ là sự kỳ vọng và chiến thuật của từng quốc gia. Nhiều nước Arab lo lắng về những điều sẽ xảy ra tiếp theo đây”, bà Amel Boubakeur – chuyên gia về bắc Phi nhận định. Theo bà, các quốc gia Arab đang “rục rịch” chọn nên đứng phía nào. Quá tŕnh này bắt đầu bằng sự kiện Tunisia công nhận sự hợp pháp của NTC vào ngày 20/8.
“Nhưng họ không làm điều này v́ sự dân chủ, mà bởi v́ họ biết rằng chơi với các vị lănh đạo NTC là một việc an toàn. Bởi v́, phần lớn những người này cũng xuất phát từ chế độ Gaddafi mà ra”, bà nói.
“Thở phào, chắc chắn là như thế, đặc biệt tại các quốc gia tích cực ủng hộ phe đối lập như Qatar và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất. Trái lại với cảm xúc này là Algeria – quốc gia đă ủng hộ ông Gaddafi. Yên lặng là do sự thất bại của bất cứ vị lănh đạo nào cũng là điềm báo cho sự ra đi của các vị lănh đạo khác, đặc biệt là ở Iran và Syria, thậm chí là cả Saudi Arabia. Quan ngại v́ sự thành công của NATO cũng có thể phát triển thành làn sóng mới của chủ nghĩa can thiệp của phương tây. Và lo lắng về tương lai của Libya”, ông George Joffe – chuyên gia Trung Đông của ĐH Cambridge kết luận.
Hữu Nghĩa (theo Reuters)