Trong thời gian gần đây, có nhiều nguồn tin báo động về nguy cơ Trung quốc có thể động quân đối với Việt Nam.
Từ việc TQ tập trung quân tại vùng biên giới Việt-Trung cho tới thậm chí quân đội TQ được chỉ thị chuẩn bị tấn công VN, giữa lúc Hoa Kỳ chuyển trọng tâm từ Trung Đông sang châu Á.
Ư đồ quân sự của Trung Quốc
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mua lại của Liên Xô cũ, đang neo đậu tại cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc hôm 04/8/2011. AFP photo.
Qua cuộc trao đổi với Thanh Quang, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng dạy môn Bang giao Quốc tế tại Đại học George Mason trước hết có ư kiến về vấn đề động quân của TQ:
Tôi nghĩ hành động động quân của TQ có tính cách đe dọa thôi. Chứ việc TQ tấn công VN th́ phải có cớ ǵ mới làm được. Mà hiện nay chưa có cớ ǵ, nên nguy cơ đó chưa thể xảy ra.
Thanh Quang: Thưa GS, cụ thể th́ trong khi xúc tiến việc tăng cường quân sự và có hành động ngày càng gây hấn táo bạo hơn tại biển Đông, nhất là đối với VN, TQ vừa đưa hàng không mẫu hạm Varyag – c̣n gọi là Thi Lang – vào hoạt động khiến các nước Á Châu và cả Hoa Kỳ lo ngại, yêu cầu Bắc Kinh giải thích. GS có ư kiến ǵ về diễn biến này không ?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Việc TQ có hành động gây hấn tại biển Đông đă xảy ra vài năm nay rồi. Hành động đó ngày càng leo thang và là điều tự nhiên thôi bởi v́ Bắc Kinh mọi giá thủ đắc hàng không mẫu hạm – cũng là chuyện mà họ nói từ lâu và mọi người đă tiên đoán từ lâu. Bây giờ họ đă có hàng không mẫu hạm th́ họ đưa vào vùng đó thôi. Đây là tiến tŕnh tự nhiên của sự hiện đại hóa quân đội TQ. Chiến hạm này đă làm cho mọi người quan tâm từ lâu và sự hiện diện của nó lại càng làm cho người ta quan tâm nhiều hơn, nên phải có phản ứng.
Thanh Quang: Có ư kiến cho rằng nhờ Hoa Kỳ đưa 2 hàng không mẫu hạm USS George Washington và USS Ronald Reagan vào biển Đông khiến Bắc Kinh chùn bước về ư đồ quân sự của họ. GS có nghĩ như vậy không ?
Chúng ta đă thấy TQ t́m cách đấu dịu hơn về phương diện ngoại giao để tránh tạo ra thế bất lợi cho ḿnh, mọi người đều phản ứng ḿnh.
GS Nguyễn Mạnh Hùng
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi nghĩ về mục tiêu ngọai giao của TQ th́ họ không thay đổi. Nhưng cách áp dụng chính sách ngọai giao đó có thay đổi, nhất là sau những cuộc trao đổi gây go Mỹ-Trung từ năm 2009, 2010. Chúng ta đă thấy TQ t́m cách đấu dịu hơn về phương diện ngoại giao để tránh tạo ra thế bất lợi cho ḿnh, mọi người đều phản ứng ḿnh.
TQ đă nói là nên giải quyết vấn đề bằng phương cách ḥa b́nh, TQ cũng đi vào các hiệp ước với những quốc gia Đông Nam Á, kư thêm một bản văn khác về những nguyên tắc để áp dụng cho quy tắc ứng xử biển Đông…Họ đă có thái độ đó và họ cũng cải thiện quan hệ với Mỹ. Mới đây, nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Phó tổng thống Mỹ Joe Biden, Bắc Kinh cũng không làm những ǵ có thể đụng đến hay làm trầm trọng thêm t́nh trạng khó
khăn của nền kinh tế Mỹ. Như vậy về phương diện ngọai giao th́ TQ đă mềm mỏng hơn. Nhưng về phương diện mục tiêu tối hậu của họ, họ chưa thay đổi.
Thanh Quang: GS vừa nhắc tới chuyến Hoa du của Phó Tổng thống Joe Biden, GS thấy diễn tiến này có triển vọng ǵ không ?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi nghĩ diễn tiến này có mục đích chính là tạo ra một cơ chế nhằm tránh quan hệ Mỹ-Trung tệ hại quá. Tức hai bên tạo cơ hội trao đổi nhau ở cấp thật cao để trực tiếp đặt một số vấn đề và tránh những mâu thuẫn không cần thiết do hiểu lầm xảy ra. Đó là điểm quan trọng nhất. C̣n lập trường 2 bên th́ vẫn cứng rắn như trước.
Quan hệ quốc pḥng Việt-Mỹ
Đô đốc Mỹ Tom Carney (T) và Đại tá Hải quân Việt Nam Nguyễn Văn Lâm chụp tại cảng Tiên Sa, thành phố Đà Nẵng hôm15/7/2011. AFP photo
Thanh Quang: Thưa GS, mới đây Trợ lư Ngọai trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và TBD Sự vụ, ông Kurt Campbell, có tuyên bố rằng chính sách ngoại giao Hoa Kỳ cần chuyển trọng tâm từ Trung Đông sang Á Châu, nhất là chú trọng tới các nước ASEAN. GS nhận xét như thế nào về đề nghị đó của ông Kurt Campbell ?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Đề nghị đó phản ánh chính sách của Mỹ từ mấy năm nay rồi. Từ cuối thời Tổng thống Geroge W. Bush cũng đă nói chuyện đó. Tôi nhớ mấy lần ông Bush sang đó, có cả Ngọai trưởng lúc đó là bà Condoleezza Rice. Nhưng họ không thực hiện được bởi v́ họ vẫn c̣n vướng mắc tại vùng Trung Đông. Bây giờ chúng ta thấy ông Barack Obama lên cầm quyền, Tổng thống Obama t́m cách rút quân khỏi vùng Trung Đông.
Khi quân Mỹ không bị dàn trải th́ họ sẽ có th́ giờ hơn. Như vậy việc Hoa Kỳ chuyển trọng tâm sang Á Châu đă có từ lâu rồi. Tức mấy năm nay họ quan niệm Á Châu là trung tâm phát triển của thế giới và sẽ ngày càng quan trọng hơn. Hoa Kỳ đă làm chuyện đó. Rồi trong ṿng 2 năm nay, vấn đề biển Đông căng thẳng, th́ họ thấy lại càng quan trọng hơn. Nên khoảng 1 năm qua, chừng 60% lực lượng quân sự của Mỹ, hải quân của Mỹ, đă chuyển sang vùng biển Đông.
Tôi nghĩ hành động của TQ từ năm 2009 đă làm cho quan hệ ngọai giao giữa VN và Hoa Kỳ, nhất là lănh vực quốc pḥng, đi nhanh hơn. Và hiện nay nó tiếp tục đi nhanh.
GS Nguyễn Mạnh Hùng
Thanh Quang: Liên quan VN, thưa GS, các viên chức và học giả TQ nhiều lần cảnh cáo Hà Nội về vấn đề xúc tiến mối quan hệ hợp tác chiến lược với Hoa Kỳ. GS thấy có triển vọng ǵ về mối quan hệ Mỹ-Việt trong thời gian tới có thể giúp đối trọng sự lấn lướt từ Phương Bắc ?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi nghĩ hành động của TQ từ năm 2009 đă làm cho quan hệ ngọai giao giữa VN và Hoa Kỳ, nhất là lănh vực quốc pḥng, đi nhanh hơn. Và hiện nay nó tiếp tục đi nhanh. Vấn đề TQ đặt ra cho hai nước Mỹ-Việt, khiến cho quan hệ quốc pḥng của họ ngày càng thắt chặt hơn.
Thanh Quang: Cảm ơn GS Nguyễn Mạnh Hùng.
Thanh Quang, phóng viên RFA