Đồng tiền giấy của Australia có nồng độ quá cao chất bisphenol A một chất rất nguy hiểm đối với sức khoẻ, bài nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Enviromental Science and Technology mới đây khẳng định.
Theo bài báo này, Bisphenol-A là một hóa chất độc hại do nhà hóa học Nga kiệt xuất là Alexxander Dianinyi điều chế ra vào cuối thế kỷ 19. Khi vượt quá nồng độ cho phép, nó có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm.
Các tác giả của công trình nghiên cứu là Tchunian Liao và Kuruntkhachalan, thuộc trường Đại học New York (Mỹ) đã tiến hành phân tích hóa học các chất có mặt trên đồng tiền của 21 nước với 156 mệnh giá khác nhau và họ đi đến kết luận rằng: bisphenol A có trên bề mặt của một số đồng tiền.
Nồng độ bisphenol A cao nhất trong tờ đô la Australia. (Ảnh: Picturejockey).
Cục kiểm tra chất lượng thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) từ năm 2010 đã xác nhận là bisphenol A nguy hại đến sức khỏe của con người. Nguồn gốc của chất này có thể rất khác nhau. Người ta thấy nó có cả trong những vật liệu chữa răng, trong các loại chất dẻo dùng làm chai lọ. Những vì sao lại phát hiện chất này trong tiền tệ?
Các nhà khoa học cho rằng, tiền bị dính chất này là do sự tiếp xúc lâu dài với các tờ chi phiếu (séc), mà trong thành phần của loại tín dụng này có chứa bisphenol A. Người ta cũng nhận thấy rằng nồng độ chất độc hại này ở mép đồng tiền ít hơn ở giữa.
Một số nhà khoa học cho rằng về cấu trúc, chất này giống với estrogen (một hocmon nữ) và gây ra những bệnh tật ở hệ sinh sản và não người. Ví dụ nó có thể gây ung thu tuyến tiền liệt (ở nam giới), tuyến sữa, buồng trứng (ở phụ nữ) cũng như gây ra bệnh tự kỷ, hạn chế sự phát triển não của trẻ em, rồi bệnh tiểu đường, béo phì và bệnh tim mạch.
Nồng độ bisphenol A phát hiện cao nhất trên tiền Australia, Braxin và CH Séc. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự tiếp xúc với bisphenol A thông qua sự tiêu tiền ở Nga cũng ở mức trung bình, gần giống với đồng yuan của Trung Quốc nhưng hơi cao hơn đồng đôla Mỹ và đồng euro của EU. An toàn nhất là đồng funt của Ai Cập và đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Đấviệt