Hơn 30 năm qua, Mái ấm Hoàng Tử Bé (xă Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) là mái nhà của hàng chục số phận không may với cơ thể, trí năo không lành lặn. Chính tại nơi này, chuyện t́nh cảm động giữa một chàng trai tật nguyền, từng có những lúc lên cơn điên loạn với một cô gái có gương mặt… ai thấy cũng sợ đă được đơm hoa.
Vượt qua những rào cản tật nguyền, tự ti, chàng trai "không nghĩ ḿnh cưới được vợ" và cô gái luôn canh cánh với nỗi đau "chẳng ai dám nh́n ḿnh nói chi cưới" đă nên duyên chồng vợ. Mối t́nh không tưởng trở thành hiện thực từ sự xe duyên của bà Đặng Ngọc Nga, một con người cũng có phận đời đong đầy nước mắt.
"Cuộc đời nhiều dông gió, trớ trêu" - bà Nguyễn Ngọc Nga, người gây dựng mái ấm 30 năm qua - bắt đầu chuyện t́nh của đôi trai gái khuyết tật được bà se duyên, bằng câu chuỵên của đời ḿnh: "Tôi sinh ra và lớn lên tại TP HCM, cũng có một thời con gái tươi đẹp với bao ước mơ, hoài băo. Tôi không bao giờ nghĩ ngày nào đó ḿnh lại về sống hết đời ở vùng đất sâu xa tách biệt với thế giới bên ngoài, như hôm nay. Mối t́nh với người chồng bị tâm thần đă đưa đường dẫn lối tôi đến vùng đất này. Chính nơi đây, tôi bắt gặp nhiều trẻ em bị nhiễm chất độc da cam, bị tai nạn thương tâm nên đón các em về cùng chung sống. Cứ thế mà thời gian dần trôi".
Chừng như nỗi đau quá lớn nên bà Nga chỉ kể chuyện đời ḿnh vắn tắt. Chậm răi bước trên con đường sỏi đá dẫn vào trung tâm mái ấm giữa cây cối um tùm, đề cập đến câu chuyện se duyên cho đôi nam nữ "khuyết tật về thể xác nhưng không khuyết tật về ư chí", bà Nga khẽ mỉm cười cho biết cặp vợ chồng ấy tên Tân-Nguyên.
"Tuy không mang nặng đẻ đau nhưng tôi xem 2 cháu như con ruột. Bản thân tôi cũng không nghĩ rồi sẽ có ngày Nguyên có được tấm chồng và Tân lấy được vợ. Nhiều người yếu tim lần đầu gặp con bé, nếu không được căn dặn, lên dây cót tinh thần từ trước, hẳn là họ sẽ sốc. Nếu nói Nguyên có gương mặt gớm ghiếc th́ tội cho con bé quá nhưng suy cho cùng, điều ấy cũng chẳng sai. Một tai nạn thương tâm đă lột hết da mặt con bé, ai nh́n cũng sợ".
Vợ chồng Tân-Nguyên trong ngày cưới.
Dù được bà Nga "lên dây cót" nhưng khi gặp mặt cô gái từng ghê sợ với "nhan sắc" của chính ḿnh, chúng tôi cũng thoáng chút… giật ḿnh. "Tên đầy đủ của em là Bùi Thị Nguyên" - cô gái có gương mặt khiến nhiều người giật ḿnh tự tin chào khách bằng giọng nói ấm áp đến lạ.
Sau giới thiệu của mẹ Nga, Nguyên chậm răi bộc bạch căn nguyên của việc cô sở hữu khuôn mặt mà thoạt nh́n người ta sẽ có cảm giác phần năo được bày ra trước trán: "Em bị tai nạn năm 5 tuổi. Khi ấy bố mẹ đi rẫy, để em ở nhà với chị. Do sơ ư mà em té vào bếp lửa. May lúc ấy mẹ t́nh cờ trở về, nh́n thấy em nằm nghiêng, mặt vùi vào đống than hồng trong thế bất động, mẹ hoảng hồn vực em ra và đưa đến trạm xá cấp cứu. Sau đó em được chuyển viện lên huyện, đến tỉnh, qua mấy năm trời được các bác sỹ tận t́nh chữa trị, rồi em cũng vượt qua được cơn nguy kịch nhưng phải sống suốt đời với di chứng một nửa khuôn mặt bị biến dạng, cụt tay phải. Nói chung là nửa người trên phía phải của em bị biến dạng hoàn toàn".
Lớn lên với khuôn mặt mà Nguyên tâm sự có lúc cô thấy "người không ra người, quỷ không ra quỷ ấy", cô bé đáng thương mặc cảm không dám tiếp xúc với ai, sống lầm lũi như con mèo trong xó bếp. "Em nh́n thấy ḿnh c̣n sợ huống chi người ta. Có lúc em nghe người ta gọi ḿnh là "Cô gái quỷ", em chỉ biết khóc, nhưng thực tế cũng không sai, chỉ thấy ḿnh tủi phận ḿnh nhiều hơn trách giận.
Có những lúc buồn quá, em muốn t́m cái chết nhưng bố mẹ, người thân luôn động viên an ủi nên em thôi ư định làm chuyện dại dột. Nhưng thấy em sống lầm lũi, tự khu trú, tự tách ḿnh với thế giới bên ngoài, bố mẹ đau ḷng lắm. Chuyện đời em tưởng sẽ kéo dài như thế cho đến lúc chết nhưng ngày nọ, t́nh cờ biết được mái ấm của cô Nga, mẹ đă khăn gói dắt em vào những mong được cô tiếp nhận, để em được sống với những người đồng cảnh. Được như thế, mẹ hy vọng nỗi đau trong em sẽ vơi dần".
Sau khi liên lạc và được mẹ Nga chấp nhận, cô gái tật nguyền Bùi Thị Nguyên cùng mẹ khăn gói vào Nam. "Sợ mọi người thấy ḿnh sẽ hoảng sợ, trên con đường thiên lư từ Bắc vào Nam, em luôn bịt kín mặt".
Gia đ́nh Tân-Nguyên cùng mẹ Nga.
Bà Nguyễn Ngọc Nga tiếp lời Nguyên: "Tôi nhớ chính xác hôm gặp con bé là vào 21/11/2005. Thật ḷng mà nói, dù đă gặp nhiều người tật nguyền, dị dạng và dù được mẹ Nguyên tả trước đó nhưng khi con bé tháo khăn che mặt, tôi cũng giật ḿnh. Nhưng cuối cùng tôi đă nhận ra, tấm ḷng ấm áp của Nguyên là thứ cuốn hút người khác rất nhiều".
Trong khi bao thiếu nữ cùng tuổi tự tin với sắc vóc của ḿnh th́ cô gái khuyết tật Bùi Thị Nguyên chịu nỗi đau mặc cảm thể xác quá lớn, nh́n Nguyên những lúc vắng người khóc thầm, bà Nga ḷng đau như cắt. Người mẹ giàu ḷng nhân từ, bộc bạch: "Tôi không biết phải làm thế nào để con bé vơi đi nỗi đau của cuộc đời ḿnh. Có những lúc, sau bao nỗ lực vỗ về, động viên nhưng thấy con vẫn đượm buồn, tôi chỉ biết ôm con vào ḷng mà khóc… Rồi thời gian nặng nề ấy cũng trôi qua, dần dà Nguyên vơi dần nỗi đau, biết chấp nhận thực tại và vui sống".
Nguyên khẽ cười, tâm sự: "Khi vượt qua được những cú sốc của bản thân, em được mẹ Nga dạy chữ, dạy hát để nguyện cầu b́nh an và quên đi những thiệt tḥi của bản thân, đồng thời cùng những thành viên khỏe mạnh ở mái ấm chăm sóc cho những người đau yếu không thể tự chăm lo bản thân".
…Cuộc tṛ chuyện gián đoạn khi căn pḥng nhỏ ấm cúng xuất hiện một thanh niên dáng gầy, khuôn mặt nhăn nhúm biến dạng với sẹo lồi lơm ăn hết khuôn mặt, ăn lên phần đỉnh đầu. "Đây là Hoàng Nhật Tân, ông xă em" - Nguyên hạnh phúc, giới thiệu: "Anh Tân sinh năm 1980, hơn em 5 tuổi, quê ở Đà Lạt. Ảnh cũng bị tai nạn phỏng nhưng nhẹ hơn em. Dầu vậy di chứng để lại cũng rất nặng nề".
Bà Ngọc Nga cho biết, Tân tính trầm, ít nói và đối lập với vóc dáng nhỏ bé, ở chàng trai này có ư chí vượt lên chính ḿnh rất đáng khâm phục. "Năm lên 4 tuổi, do sơ ư mà chị đă để đèn dầu đổ lên mùng, thấm vào đầu lúc ḿnh đang ngủ. Lửa phực cháy với lớp nhựa mùng bám chặt khiến ḿnh bị phỏng nặng, vết thương ăn sâu đến sọ năo" - vừa nói, Tân vừa lấy tay gí vào đầu để minh chứng cho lời nói "năo không có hộp sọ bảo vệ, chỉ có lớp sẹo dày phủ bên trên".
Vượt qua cái chết, Tân lớn lên cùng nỗi đau khuôn mặt dị dạng, cơ thể c̣i cọc và những cơn đau quằn quại thi thoảng ập đến tưởng không thể chịu nổi. "Ḿnh được như hôm nay cũng nhờ bố mẹ, anh à" - Tân trải bày: "Từ khi ḿnh biết cảm nhận được thế giới quan, bố mẹ thường xuyên cho ḿnh tiếp cận những người khuyết tật vượt lên số phận qua sách báo, tivi, đài phát thanh. Từ những con người không có đôi tay, viết bằng chân, viết bằng ngón chân, viết bằng miệng… nhưng nhờ nỗ lực bản thân mà đậu đại học, không chỉ nuôi sống ḿnh mà c̣n giúp nhiều người khác, ḿnh như được tiếp thêm sức mạnh. Điều đó giúp ḿnh hoàn thành việc học tú tài. Sau đó, v́ ngưỡng mộ họa sĩ Phạm Mùi và v́ đam mê nghề vẽ nên ḿnh t́m đến xưởng vẽ của chú ở Đà Lạt học nghề".
Khi Tân cứng nghề cũng là lúc bà Nguyễn Ngọc Nga đến thăm xưởng vẽ. T́nh cờ gặp nhau, qua tṛ chuyện, biết được ư chí và tâm nguyện của Tân muốn được tự lực vươn lên trong cuộc sống, cảm động lẫn khâm phục, ngọn lửa san sẻ, vun đắp lớn dần ở bà Nga: "Hôm ấy tôi đă có những tâm t́nh sẻ chia với Tân rằng Mái ấm Hoàng Tử Bé rất cần người như Tân và có nhiều điều kiện thuận lợi để Tân phát huy sở trường, tâm nguyện của ḿnh, bởi bản thân tôi cũng là người đam mê hội họa".
Giữa năm 2005, chàng họa sĩ khuyết tật Hoàng Nhật Tân quyết định rời Đà Lạt về huyện Vĩnh Cửu, nguyện gắn kết đời ḿnh với mái ấm Hoàng Tử Bé. "Tại mái ấm, tôi được mẹ Nga dành tặng một pḥng riêng làm xưởng vẽ. Từ vẽ tranh sơn dầu ban đầu, sau đó tôi quan tâm đến lĩnh vực sáng tạo tranh đá quư. May mắn là những tác phẩm tranh vẽ của tôi tuy không đẹp bằng những họa sĩ chuyên nghiệp nhưng lại được nhiều “Mạnh Thường Quân”, người sưu tầm tranh trong và ngoài nước quan tâm, ủng hộ. Nhờ vậy mà tác phẩm làm ra bao nhiêu được tiêu thụ bấy nhiêu, tôi tự kiếm sống được và có dư để cùng phụ mẹ Nga duy tŕ hoạt động của mái ấm".
Tân bên con trai trong ngày vui trọng đại tốt nghiệp đại học Mỹ thuật.
Trong khoảng thời gian ấy, Mái ấm Hoàng Tử Bé xuất hiện cô gái có gương mặt đáng sợ Bùi Thị Nguyên. "Thời gian đầu đến với mái ấm, thấy Nguyên lúc nào cũng buồn, mẹ Nga, tôi thường xuyên động viên, vực dậy tinh thần của Nguyên. Từ sự gắn kết, sẻ chia ấy, rồi giữa chúng tôi nảy nở t́nh cảm" - chàng họa sĩ giàu nghị lực kể lại chuyện t́nh nhuốm đầy sự yêu thương, chan chứa ân t́nh của ḿnh: "Đầu năm 2006, khi t́nh cảm đă chín mùi, được sự tác hợp của mẹ Nga, tôi và Nguyên làm lễ cưới tại Hoàng Tử Bé. Hôm hay tin tôi lấy vợ, nhiều người ở quê nhà hoài nghi liệu tôi có lo chu toàn cho mái ấm của ḿnh không nhưng kỳ thật, với xưởng vẽ của ḿnh, tôi không lo chuyện đó, chúng tôi có đủ tự tin để xây dựng cho ḿnh cuộc sống tốt đẹp".
Sau đám cưới, được sự động viên, khích lệ của mẹ Nga và vợ, họa sĩ Tân thi vào Trường Đại học Mỹ thuật TP HCM, nơi anh từng ước mơ trở thành sinh viên nhưng v́ điều kiện khó khăn mà đành gián đoạn. Cần mẫn đi đi về về, vừa học vừa sáng tác, năm 2010, Tân chính thức hoàn thành khóa học. Ngày anh trở thành cử nhân cũng là lúc nhận được tin vui của vợ sắp được làm cha lần thứ 2.
Bên xưởng vẽ với vợ và con trai đầu ḷng cùng mẹ Nga, chàng họa sĩ giàu nghị lực tâm t́nh: "Hơn lúc nào hết, vợ chồng ḿnh hiện sống rất hạnh phúc. Mẹ Nga hiện đang dành thời gian hướng dẫn bà xă ḿnh cách quán xuyến, thu chi tại mái ấm để mai này thay mẹ chăm lo cho các anh chị em".
Phép mầu yêu thương ở Mái ấm Hoàng Tử Bé dưới tán rừng Vĩnh Cửu có lẽ giản dị hơn mọi t́nh yêu trên mặt đất này. Nhưng, nếu chúng ta tự một lần đặt ḿnh vào số phận của người khác, mới thấy hạnh phúc của họ đôi khi phải đổi bằng quá nhiều nước mắt và cả sự dũng cảm vượt qua mọi thách thức, mà thách thức lớn nhất chính là sự mặc cảm trong ḷng ḿnh. Đôi khi cuộc sống luôn mang đến những điều kỳ diệu như vậy. Để chúng ta luôn có thêm những điều để tin trong cuộc sống này…
Thực hiện: / Nguồn: Cảnh Sát Toàn Cầu