Một số tập đoàn nhà nước lớn nhất tại Việt Nam vi phạm quy định quản lư tài chính và thua lỗ lớn, theo Kiểm toán Nhà nước.
Vụ việc Vinashin phản ánh thực trạng Đảng và Nhà nước nâng đỡ các tập đoàn.
Vi phạm thường xảy ra trong các doanh nghiệp nhà nước bao gồm kê khai thuế trị giá gia tăng sai, báo cáo chi tiêu không trung thực và không nộp tiền thuê sử dụng đất, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Lê Minh Khải cho biết.
Thua lỗ được nêu trong báo cáo về các doanh nghiệp nhà nước trong năm 2010, được Kiểm toán Nhà nước Việt Nam công bố hôm thứ Ba.
Trong số này có những tên tuổi như Tổng công ty Bưu chính Việt Nam 1.026 tỷ đồng (gần 50 triệu USD) Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, lỗ 103 tỷ đồng, Tổng công ty Sông Hồng lỗ 20,64 tỷ đồng.
Báo cáo cũng cho hay một số đơn vị “chưa nộp kịp thời” các khoản thuế vào ngân sách nhà nước.
Vào tháng này, Bộ trưởng Tài chính Vương Đ́nh Huệ nói Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) lỗ gần 1,7 tỷ USD, nhưng văn pḥng kiểm toán nhà nước đă không công bố kết quả hôm thứ Ba, và nói về điều họ gọi là “không đủ dữ liệu”.
Bức tranh lẫn lộn
Điểm đáng chú ư là báo cáo đề ngày 30/08 nói về điều được gọi là các tập đoàn, tổng công ty thực hiện tốt các nhiệm vụ được Nhà nước giao, góp phần quan trọng vào phát triển và giữ ổn định kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên báo cáo nói "có đơn vị hiệu quả kinh doanh cao, có đơn vị thua lỗ lớn".
"Quản lư chi phí, giá thành c̣n nhiều hạn chế, hệ số huy động vốn cao, c̣n tiềm ẩn các yếu tố rủi ro... nên chưa phát huy tốt vai tṛ chủ đạo, đầu tàu của nền kinh tế, chưa tương xứng với những lợi thế và sự đầu tư của nhà nước, đe dọa đến việc bảo toàn vốn".
Tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được mô tả là bị chậm: bốn trong số 24 tập đoàn, tổng công ty được kiểm toán thực hiện cổ phần hóa.
Liên quan tới các tổ chức tài chính, ngân hàng, báo cáo nói một số ngân hàng do tăng trưởng huy động vốn thấp hơn tăng trưởng tín dụng nên tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn mức quy định.
Báo cáo cũng cho hay năm 2009, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng và hỗ trợ lăi suất trong đó tăng trưởng tín dụng bằng đồng Việt Nam 43,51%, tín dụng xuất khẩu 17,04%, cho vay chứng khoán 79,96%, bất động sản 32%.... và nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng liên tục tăng từ năm 2007.
Theo BBC