Có thể nói, ông Douglas “Pete” Peterson, Đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên tại Việt Nam thời hậu chiến, là người có nhiều mối duyên với Việt Nam. Radio Australia đă có cuộc tṛ chuyện với ông Peterson về những ‘mối duyên’ này vào đúng dịp Quốc khánh Việt Nam, 2/9.
Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Douglas "Pete" Peterson trong cuộc tṛ chuyện với Radio Australia (Bay Vút).
Năm 1966, Đại úy phi công 31 tuổi Peterson kết thúc điệp vụ oanh tạc lần thứ 67 của ḿnh khi máy bay của ông bị tên lửa Bắc Việt bắn hạ ngày 10/9/1966 trên đường tới đánh phá mục tiêu ở cách Hà Nội khoảng 40km về phía bắc.
Ông bị bắt và bị giam 6 năm rưỡi tại Nhà tù Hỏa Ḷ, nơi vẫn được các tù binh phi công Mỹ thời đó gọi đùa là Khách sạn ‘Hanoi Hilton’.
Được trao trả về Mỹ năm 1972, Peterson theo học Tiến sĩ Tài chính tại Đại học Central Michigan và sau đó giảng dạy chuyên ngành này tại Đại học bang Florida.
Năm 1990, Peterson trở thành Hạ Nghị sĩ Đảng Dân chủ của bang Florida và có ba nhiệm kỳ liên tiếp trong Quốc hội Mỹ.
Người cựu tù binh chiến tranh trở lại Việt Nam trong vai tṛ Đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên tại quốc gia Đông Nam Á này thời hậu chiến vào năm 1997.
Một trong những mục tiêu nhiệm kỳ đại sứ của ông là tiến hành t́m kiếm những binh sĩ vẫn c̣n mất tích trong chiến tranh cũng như giúp giải quyết vấn đề tù binh chiến tranh tại Việt Nam.
Ông Peterson nói rằng chính những trải nghiệm của ông khi là tù binh chiến tranh tại Hà Nội đă giúp ông rất nhiều trong nỗ lực hàn gắn và củng cố các mối quan hệ giữa hai nước cựu thù trong tư cách đại sứ.
Trở lại Việt Nam sau nhiều năm, ông đă rất vui v́ được đón tiếp nồng hậu và có nhận xét rằng Việt Nam thay đổi “100%”.
“Khi tôi đến nhận nhiệm vụ, họ [Việt Nam] muốn hợp tác nhiều thứ với Hoa Kỳ và lúc tôi kết thúc nhiệm kỳ, hai nước đă đạt được Hiệp định Tự do Thương mại mà nhờ đó đă thay đổi toàn bộ nền kinh tế cũng như chất lượng đời sống của mọi công dân Việt Nam”, ông cựu đại sứ nói.
Là người hiện vẫn luôn theo dơi sát mọi vấn đề về Việt Nam, ông Peterson đánh giá mối quan hệ Mỹ-Việt “rất mạnh mẽ” và “mạnh thêm mỗi ngày.”
Thực tế, Hoa Kỳ hiện là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Hai nước cũng đă có những hoạt động hợp tác trong mọi lĩnh vực, từ quốc pḥng đến y tế, kinh tế, chính sách ngoại giao và tất cả những vấn đề hai bên quan tâm.
“Mối quan hệ được củng cố đến không thể tin nổi so với thời điểm đầu những năm 1990”, ông Peterson nhận xét.
Kết thúc nhiệm vụ đại sứ năm 2001, ông Peterson cùng vợ là bà Lê Vi, một ủy viên cao cấp phái đoàn thương mại Australia, thành lập Quỹ An toàn Trẻ em (The Alliance for Safe Children – TASC) có mục tiêu giảm thương tích ở trẻ em trên toàn thế giới, đặc biệt là trẻ em chết đuối ở Châu Á.
Quỹ của ông thực hiện các chương tŕnh hợp tác không chỉ với Việt Nam mà tất cả các nước đang phát triển. Thời gian qua, quỹ đă giúp 20.000 học sinh, sinh viên biết cách tự cứu sống ḿnh và bạn bè khi rơi xuống nước qua chương tŕnh dạy bơi.
Tại Việt Nam, chương tŕnh được đánh giá rất hiệu quả và Quỹ TASC dự tính triển khai trên quy mô rộng hơn sang 6-7 tỉnh thành nữa.
Ở đây, để khắc phụ t́nh trạng không có sẵn những bể bơi nước ấm trong nhà như ở các nước phát triển, Quỹ TASC thực hiện dạy trẻ học bơi tại một số băi biển. Nhưng một giải pháp được cho là rất hiệu quả là bố trí các bể bơi di động ngay trong sân trường học nơi trẻ học tập và lồng ghép các bài học bơi thành một phần trong chương tŕnh chính khóa.
Bayvut