Hàn Quốc đă đạt được thỏa thuận mua các tên lửa tiên tiến của Israel nhằm nâng cao khả năng pḥng thủ của nước này trước sự đe dọa của Triều Tiên.
Một quan chức quân đội Hàn Quốc cho biết hôm 6/9, giá trị của hợp đồng cung cấp tên lửa chống tăng (ATGM) Spike NLOS là 43 triệu USD.
Hệ thống tên lửa này dự định chủ yếu để bảo vệ các khu vực tiền tiêu bị Triều Tiên tấn công năm 2011 nhanh nhất có thể.
Các quan chức Hàn Quốc từ chối tiết lộ thêm về bản hợp đồng này. Chỉ có một người cho biết hợp đồng đă hoàn thành trong tháng 7/2011, và một người khác xác thực thông tin này.
Theo công ty quốc pḥng Rafael của Isreal , đối tác thực hiện hợp đồng th́ các tên lửa ATGM có tầm bắn khoảng 24 km) và tiêu diệt được các mục tiêu ẩn náu. Thời gian qua Hàn Quốc đă phải vật lộn t́m ra cách phát hiện các trận địa pháo ven biển của Triều Tiên khi bị tấn công.
Tên lửa chống tăng (ATGM) Spike NLOS.
Hàn Quốc thúc đẩy quá tŕnh mua vũ khí bảo vệ các ḥn đảo gần với Triều Tiên sau những lời chỉ trích dữ dội rằng các quan chức quốc pḥng nước này đă phản ứng không đủ mạnh mẽ và nhanh chóng sau cuộc nă pháo cuối năm 2010.
Hiện tại Hàn Quốc triển khai pháo tự hành, pháo cao tốc, các tổ hợp tên lửa, radar và các vũ khí hiện đại khác cùng với hàng ngàn lính thủy quân lục chiến trên các ḥn đảo có nguy cơ bị tấn công.
Trong tháng 6/2011, nước này đă thiết lập một lệnh pḥng thủ đặc biệt trên các đảo này.
Đụng độ thường xảy ra trên biển Hoàng Hải. Từ năm 1999 đă xảy ra ít nhất 3 lần, làm cho hàng chục người chết. Đường hàng hải chia cắt Nam - Bắc Triều được Liên Hợp Quốc, mà thực chất do Mỹ chủ tŕ, đưa ra khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 mà không có sự đồng ư của B́nh Nhưỡng. (>> chi tiết)
Đường chia cắt thực ra chỉ kết quả của một thỏa thuận ngừng bắn chứ không phải một hiệp ước ḥa b́nh, do đó trên bán đảo Triều Tiên về vẫn trong t́nh trạng chiến tranh. B́nh Nhưỡng thường xuyên lập luận rằng đường chia cắt này lẽ ra phải chạy xuống phía Nam xa hơn nữa.
Hàn Quốc đang tăng cường khả năng quốc pḥng của ḿnh song song với đối thoại cùng Triều Tiên.
Từ tháng 7/2011, các nhà ngoại giao 2 nước và Mỹ đă gặp nhau để t́m cách nối lại các cuộc đàm phán về giải trừ hạt nhân lâu nay bị ngưng trệ. Tuy nhiên tiến độ vẫn chưa được cải thiện.
Trong một dấu hiệu nhằm giảm bớt căng thẳng, một phái đoàn tôn giáo của Seoul tuần này đă tới Triều Tiên để tham dự sự kiện Phật giáo tôn vinh một di tích lịch sử được coi là thiêng liêng với cả hai nước.
Hôm 4/9, một chuyến hàng viện trợ từ Hàn Quốc cũng đă đến Triều Tiên để hỗ trợ nước này khắc phục hậu quả lũ lụt và mưa lớn.
Đức Trọng (theo Ynet News)