Tiết lộ kế hoạch bí mật đánh chiếm Tripoli - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 09-08-2011   #1
woaini1982
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
woaini1982's Avatar
 
Join Date: Jul 2008
Posts: 24,000
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 41
woaini1982 Reputation Uy Tín Level 1woaini1982 Reputation Uy Tín Level 1
Default Tiết lộ kế hoạch bí mật đánh chiếm Tripoli

Đằng sau cuộc chiến chóng vánh tại thủ đô Tripoli là cả một kế hoạch dài hơn và cẩn trọng, đánh gục từng phần chính quyền ông Gaddafi ngay từ bên trong.

Hạ bệ chế độ bằng chiếc thẻ nhớ

Cùng với đó là sự giúp đỡ của rất nhiều quốc gia trên thế giới.

Abdel Majid Mlegta điều hành một công ty cungc ấp đồ ăn cho các cơ quan chính phủ Libya, bao gồm cả các cơ quan của bộ nội vụ. Theo anh ta, đây là một công việc tốt v́ anh vừa được “phục vụ đất nước”, vừa gây dựng được mối quan hệ tốt đối với các quan chức.

Tuy nhiên trong những tuần đầu của cuộc biểu t́nh vũ trang, Mlegta đă bí mật cộng tác với lực lượng nổi dậy. Anh ta đă tuyển mộ các cảm t́nh viên làm việc trong các cơ quan trọng yếu của chính phủ ông Gaddafi, qua đó khai thác được những điểm yếu trong lực lượng quân đội bảo vệ thủ đô Tripoli, từ đó, các thông tin này được chuyển cho lănh đạo phe nổi dậy qua thẻ nhớ.

Mlegta cho biết những thông tin đầu tiên được chuyển đến cho anh ta là từ những sĩ quan an ninh và vài người trong lực lượng t́nh báo của ông Gaddafi.

Những thông tin này bao gồm bí mật về 7 lực lượng chính trong thủ đô Tripoli như các cơ quan an ninh, ủy ban cách mạng của ông Gaddafi, lực lượng dân quân trung thành với ông Gaddafi và lực lượng t́nh báo quân đội.


Quân nổi dậy tràn vào Tripoli.

Thông tin chi tiết đến mức nó liệt kê được toàn bộ chỉ huy của các lực lượng vũ trang này, số người làm việc trong các trụ sở chính phủ, chi tiết công việc họ phải làm, biển số xe của họ và thậm chí là cách các chỉ huy liên lạc với người đứng đầu lực lượng t́nh báo là ônng Abdullah al-Senussi và người con trai thứ hai của ông Gaddafi là Saif al-Islam.

Chiếc thẻ nhớ này sau đó đă được chuyển đến cho NATO để tổ chức này lập kế hoạch hỗ trợ lực lượng nổi dậy hạ bệ ông Gaddafi và chiếm lĩnh thủ đô Tripoli.

Chiến dịch này đă được chuẩn bị trong nhiều tháng với việc chuyển vũ khí và vũ trang cho lực lượng nổi dậy ém sẵn trong thủ đô, chỉ điểm cho NATO ném bom các mục tiêu chiến lược trong thành phố như trung tâm chỉ huy, hầm trú ẩn, trại lính, đồn cảnh sát, phương tiện thiết giáp, radar và các trung tâm điện tín.


Biếm họa về vai tṛ của Mỹ và EU ở Libya.

Ngoài ra, lực lượng nổi dậy cũng được hỗ trợ bởi cả các lực lượng trên bộ của NATO. Các đặc nhiệm Anh đă đột nhập vào thủ đô Tripoli và đặt các thiết bị phát tín hiệu chỉ điểm cho không quân NATO oanh kích.

Lực lượng Pháp cung cấp vũ khí, phương tiện vận chuyển và huấn luyện những người línnh trong hàng ngũ quân nổi dậy. Quân đội Mỹ th́ hỗ trợ bằng 2 chiếc UAV tấn công Predator, tăng cường khả năng oanh kích của NATO.

Thêm nữa, các nước Arab xung quanh cũng chung tay giúp đỡ lực lượng này như Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Qatar. Chính quyền Qatar đă cung cấp rất nhiều vũ khí, tiền bạc cùng các cố vấn quân sự để huấn luyện lực lượng nổi dậy.

Khi thời điểm tấn công đă chín muồi, lực lượng nổi dậy đă tự tin đến mức họ thông báo rộng răi ngày giờ cuộc tấn công: 20h ngày 20/8/2011, ngay sau khi mọi người ở Tripoli dùng xong bữa ăn tối trong lễ Ramadan.

Kế hoạch được chuẩn bị kỹ càng

Trên thực tế, các kế hoạch đánh chiếm thủ đô Tripoli đă được lên từ tháng 4/2011, khi người đứng đầu lực lượng nổi dậy, ông Mahmoud Jibril và ba thành viên cao cấp khác của lực lượng này đă nhóm họp ở thành phố Djerba, Tunisia và đặt ra tên gọi chính thức của lực lượng này là “Hội đồng dân tộc chuyển tiếp” - NTC.

Ba thành viên cấp cao này bao gồm Abdel Majid Mlegta, đă chạy trốn khỏi Tripoli, Ahmed Mustafa al-Majbary, người đứng đầu bộ phận hậu cần và Othman Abdel-Jalil, một nhà khoa học chịu trách nhiệm định hướng cho kế hoạch đánh chiếm Tripoli.

Trước khi chạy trốn, Mlegta đă làm việc 2 tháng phục vụ chính quyền ông Gaddafi và đă thành lập được một mạng lưới cảm t́nh viên rộng lớn. Ban đầu chỉ có 14 nhân viên của ông Gaddafi sẵn sàng giúp Mlegta nhưng sau đó con số cảm t́nh viên đă lên tới 72 người.

Mlegta cho biết anh ta và các cảm t́nh viên thường gặp nhau tại nhà hoặc tại nhà 2 nhân viên khác. Ở đây họ bàn về các kế hoạch đánh cắp tin tức t́nh báo và chuyển đến cho NTC.


Tranh biếm họa về cuộc tấn công thủ đô Tripoli ngày 20/8/2011 của lực lượng nổi dậy.

Thiếu tướng Abdulsalam Alhasi, chỉ huy lực lượng nổi dậy tại đầu năo của lực lượng này, thành phố Benghazi cho biết các thông tin của Mlegta khá phong phú về lực lượng cảnh sát, quân đội, an ninh, thậm chí cả rất nhiều người trong chính phủ.

Trong số những người ủng hộ lực lượng nổi dậy trong thành phần quân đội chính phủ phải kể đến al-Barani Ashkal, chỉ huy lực lượng vệ binh của ông Gaddafi bảo vệ vùng nội thị Tripoli. Giống như những người khác, Ashkal muốn đi theo lực lượng nổi dậy nhưng NTC đă chỉ thị cho ông ta vẫn giữ nguyên vị trí và hỗ trợ quân nổi dậy vào thành phố Tripoli.

Bốn người khác trong hội đồng lập kế hoạch của quân nổi dậy bao gồm Hisham Abu Hajar, chỉ huy lực lượng tại Tripoli, Usama Abu Ras, chịu trách nhiệm liên lạc với lực lượng nổi dậy bí mật trong thành phố Tripoli và Rashed Suwan, chịu trách nhiệm thương lượng với các bộ lạc xung quanh thủ đô để t́m kiếm sự ủng hộ của họ khi quân nổi dậy tiến vào thành phố.

Theo thông tin của Mlegta và Hisham Buhagiar, thành viên thứ 7 của hội đồng lập kế hoạch đă lập danh sách 120 mục tiêu sẽ chỉ điểm cho NATO đánh phá trước khi tiến vào thành phố. Các mục tiêu này sau đó đă được bàn luận trực tiếp với Tổng thống Pháp Sarkozy trong một cuộc gặp tại điện Elysse ngày 20/4.

Cuộc gặp này cũng có sự tham dự của các thành viên NATO tham gia chiến dịch ném bom Libya cùng các đại diện của Qatar và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất. Sau khi tŕnh bày toàn bộ kế hoạch của quân nổi dậy, Mlegta đă đưa cho NATO 3 chiếc thẻ nhớ chứa các dữ liệu về cơ cấu pḥng thủ của thủ đô Tripoli, các thông tin về 65 sĩ quan của ông Gaddafi có cảm t́nh với quân nổi dậy sẽ hỗ trợ thông tin qua radio và kịch bản đánh chiếm Tripoli. Bản kế hoạch này sau đó đă được ông Sarkozy đánh giá cao.

Trên thực tế, số mục tiêu đánh phá đă bị giảm từ 120 xuống c̣n 82 mục tiêu cùng với 2.000 binh lính vũ trang, 6.000 người biểu t́nh không vũ trang tiến vào thành phố.

Ngoài ra, ngay trong Tripoli cũng có những nhóm vũ trang chống lại ông Gaddafi và lực lượng nổi dậy chỉ cần thời gian để cung cấp vũ khí cho những người này.

Hàng ngũ chính phủ lỏng lẻo

Kể từ giữa tháng 7/2011, đă có hàng trăm người bản địa tại Tripoli chạy ra khỏi thành phố từ hồi tháng 2/2011 được bí mật đưa trở lại thủ đô. Hầu hết những người này được đưa về Tripoli bằng các thuyền đánh cá và chỉ vũ trang nhẹ bao gồm súng trường, tiểu liên, lựu đạn, thuốc nổ và radio.

Khi đó, dù thủ đô Tripoli vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của lực lượng trung thành với ông Gaddafi nhưng an ninh khá lỏng lẻo. Người ta chỉ cần hối lộ một số tiền nhỏ cho sĩ quan là có thể dễ dàng ra vào thành phố. Một số khác th́ đánh lạc hướng và làm mệt mỏi các chốt gác bằng các cuộc tấn công nhỏ lẻ.

Ngoài ra, việc cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy trong thành phố cũng khá dễ dàng, thậm chí họ có thể mua vũ khí ngay từ lực lượng trung thành của ông Gaddafi. Chỉ với 5.000 USD, những binh lính của ông Gaddafi có thể bán một khẩu AK-47 cho bất kỳ ai.

Không những thế, tinh thần của quân nổi dậy c̣n được tăng cường sau khi họ đột nhập được vào kênh thông tin của chính phủ, qua đó họ đă thu được 2.000 cuộc gọi giữa những lănh đạo chính phủ Libya, kể cả các con trai của ông Gaddafi về tất cả mọi vấn đề từ mệnh lệnh quân sự đến chuyện "giời ơi đất hỡi".

Một số cuộc gọi này đă được phát sóng trên kênh truyền h́nh của quân nổi dậy và đă tạo sự xáo trộn lớn trong hàng ngũ trung thành với ông Gaddafi.

Hai trong số các cuộc gọi thu được cho thấy thủ tướng al-Baghdadi al-Mahmoudi đă đe dọa thiêu sống gia đ́nh của ông Abdel Rahman Shalgham, đại sứ Libya tại Liên Hợp Quốc đă chạy sang hàng ngũ quân nổi dậy từ những ngày đầu.

Một cuộc điện thoại khác giữa ông Mahmoudi và bộ trưởng Kinh tế - Thương mại Tayeb al-Safi cho thấy hai người này có nói đùa với nhau rằng, quân đội của ông Gaddafi sẽ cưỡng bức các phụ nữ tại thành phố Zawiyah nếu họ tiến vào được thành phố này.

Vai tṛ của lực lượng ngoại quốc

Đă có khoảng 100 - 200 lính đặc nhiệm Anh và Pháp đă được gửi đến Libya. Tuy nhiên, chỉ huy quân nổi dậy Alhasi đă yêu cầu lực lượng này không được tham gia chiến đấu mà chỉ tham gia huấn luyện, trinh sát, chỉ điểm...

Yêu cầu này đă được cả Anh, Pháp và Mỹ đồng ư. Thông tin chính thức từ Paris cho thấy Pháp đă gửi từ 30 - 40 cố vấn quân sự để hỗ trợ huấn luyện quân nổi dậy sử dụng các loại vũ khí công nghệ cao.

Bắt đầu từ tháng 5/2011, quân đội Pháp cũng đă thả những thùng vũ khí viện trợ cho quân nổi dậy dưới danh nghĩ hàng viện trợ nhân đạo, tuy nhiên họ cũng đă nói rơ số hàng hóa này phục vụ cho cuộc đánh chiếm Tripoli.

Ngoài lực lượng Pháp, lực lượng Anh cũng đóng vai tṛ lớn khi tham gia vào các nhiệm vụ nguy hiểm như đột nhập vào thủ đô, xác định các mục tiêu quan trọng, đặt thiết bị dẫn đường hỗ trợ cho các loại bom đạn thông minh, phá hủy các mục tiêu nhạy cảm mà vẫn hạn chế thiệt hại về dân thường.

Ngoài ra, các điệp viên CIA của Mỹ cũng giúp lực lượng nổi dậy rất nhiều thông tin quan trọng giúp cho việc đối phó với quân đội ông Gaddafi hiệu quả hơn.

Cuối cùng, đồng minh quan trọng nhất của lực lượng nổi dậy phải kể đến là Qatar. Số vũ khí mà Pháp mang vào Libya cho lực lượng nổi dậy chủ yếu có xuất xứ từ Qatar.

Vào tháng 5/2011, một phóng viên Reuters đă phát hiện rất nhiều vũ khí đóng dấu xuất xứ từ Qatar trong tay quân nổi dậy bao gồm pháo cối, quân phục, điện đài và ống nḥm, thậm chí là các loạt tên lửa chống tăng hiện đại.

Quyết định hỗ trợ quân nổi dậy của Qatar có thể do một sinh viên hồi giáo có tên Ali Salabi, đang sống tại Qatar sau khi chạy khỏi Libya những năm 1990. Theo NTC, Salabi chính là sợi dây kết nối lực lượng này với chính phủ Qatar, là người thuyết phục chính phủ Qatar hỗ trợ cho quân nổi dậy.

Trong những lực lượng trung thành với ông Gaddafi phải kể đến lực lượng lính đánh thuê với quân số đông tới hàng ngh́n. Hầu hết các tay súng này đều xuất phát từ Chad, Mali, Niger, Nam Phi, thậm chí là cả từ vùng Balkans.

Trong số lực lượng này có một lính đánh thuê đến từ lực lượng người Bosnia gốc Serbi, vốn được tổ chức rất tốt và đă chiến đấu tại Sierra Leone. Anh ta được thuê từ tháng 3/2011 với vai tṛ hướng dẫn và chỉ huy một số đơn vị pháo cối 120 mm của ông Gaddafi và được trả bằng bất kỳ đồng tiền phương Tây nào được yêu cầu.

Người lính này cho biết quân đội chính phủ Libya khá kém cỏi so với binh lính Nam Tư anh gặp khi xưa, họ thường hèn nhát, rất kém trong việc sử dụng vũ khí công nghệ cao, phương tiện liên lạc nghèo nàn và không có ǵ hiện đại hơn những chiếc bộ đàm lạc hậu.

Theo người lính này, vào đầu tháng 8/2011, lực lượng của ông Gaddafi đă tan ră dần và số lính đánh thuê bắt buộc phải chạy trốn trước sự truy kích của quân nổi dậy. Sau đó, anh ta đă lấy một chiếc xe cùng hai người Libya hạy trốn qua biên giới phía Nam.

Chiến thắng được thông báo trước

Một ngày trước khi cuộc tấn công Tripoli nổ ra, Nhà Trắng đă cho phát sóng trên một kênh truyền h́nh thông điệp “chính quyền của ông Gaddafi” đă sắp sụp đổ. Tuy nhiên, sau đó thông tin chính thức từ chính phủ Mỹ đưa ra lại có phần thận trọng hơn khi cảnh báo các phóng viên không nên đưa tin vội vă về một chiến thắng ngay lập tức, phải chuẩn bị tinh thần cuộc chiến có thể kéo dài hàng tháng.

Sau đó, ngày 19/8 Abdel Salam Jalloud, một trong những khuôn mặt quen thuộc nhất trong chính phủ Libya đă chạy theo hàng ngũ quân nổi dậy. Trên thực tế Jalloud đă muốn quy hàng NTC từ 3 tháng trước, nhưng việc đảm bảo an toàn cho gia đ́nh tới 35 người của ông ta quá khó trong thời điểm đó.

Sau đó, Jalloud và gia đ́nh đă được đưa đi qua đường núi chịu sự kiểm soát của lực lượng nổi dậy, sau đó tới Tunisia, từ đây, ông ta được đưa tới Italy và sau đó đưa đến Qatar định cư.


Quân nổi dậy ăn mừng ở Tripoli.

Cuộc tấn công đă bắt đầu đơn giản hơn nó được dự tính. Các đơn vị đặc nhiệm của quân nổi dậy tấn công các trung tâm chỉ huy trá h́nh dưới dạng trường học hay bệnh viện của ông Gaddafi.

Ngày 20/8/2011, sau bài phát biểu của Chủ tích NTC, Mustafa Abdel Jalil khoảng 10 phút, các đơn vị quân nổi dậy, kể cả những người không thuộc sự chỉ huy của NTC cũng di chuyển về Tripoli.

Vài giờ sau khi bắt đầu, các đơn vị chủ lực của quân nổi dậy tấn công các cơ sở quân sự và trung tâm chỉ huy trong khi các lực lượng rời rạc khác bắt đầu chắn đường, lập các chốt kiểm soát.

Cùng lúc, các chuyến tàu chở vũ khí và đạn dược cũng đă di chuyển từ Mistara theo đường biển về Tripoli sau khi lực lượng NATO đă tiêu diệt toàn bộ hải quân của Libya.

Sai lầm nghiêm trọng của ông Gaddafi

Một nguồn tin của quân nổi dậy cho biết ông Gaddafi đă mắc sai lầm nghiêm trọng khi chuyển những đơn vị tinh nhuệ nhất của ông ta, bao gồm của đơn vị của con trai ông ta là Muastassem để chiếm thành phố trung tâm dầu hỏa Brega.

Ông Gaddafi đă sợ lực lượng nổi dậy chiếm được Brega sẽ mạnh hơn, nhưng quyết định của ông ta đă khiến hệ thống pḥng thủ của thành phố Tripoli trở nên lỏng lẻo và đă sụp đổ khi bị tấn công.

Ngoài ra, không quân NATO cũng đă góp phần rất lớn đè bẹp lực lượng bảo vệ thủ đô Tripoli. Dưới sự tấn công của quân nổi dậy, lực lượng ông Gaddafi mới bắt đầu đem các vũ khí hạng nặng, đặc biệt là các tên lửa pḥng không đă được giấu kỹ ra để triển khai. Tuy nhiên, mọi việc có vẻ quá chậm và số vũ khí này đă bị tiêu diệt hoàn toàn bởi không quân NATO.

Sau khi đánh chiếm thủ đô Tripoli, trong một hội nghị ở Qatar, chỉ huy lực lượng nổi dậy, ông Jibril cho biết Libya sẽ chữa làn các vết thương và cùng đoàn kết để xây dựng lại đất nước sau khi đánh đổ ông Gaddafi. Tag: Chiến sự Libya - NATO

Nguyễn Linh (theo Reuters)
woaini1982_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	13
Size:	29.3 KB
ID:	315398
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC3

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 06:58.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09902 seconds with 12 queries