Công ty BAE System đã thử nghiệm thành công một lớp áo tàng hình cho phép các phương tiện cơ giới có thể hòa lẫn trong môi trường xung quanh.
Lớp áo này có thể làm việc ở tần số tia hồng ngoại và nhiều tần số khác. Khi trưng bày tại triển lãm quốc tế về các thiết bị an ninh vào ngày 16/9 tới đây, lớp vỏ của nó sẽ được điều chỉnh làm việc ở tần số hồng ngoại.
Vỏ áo mới gắn trên xe bọc thép CV90 mà BAE Systems cung cấp cho Bộ Quốc Phòng Anh.
Được biết đến với cái tên Adaptiv, công nghệ đã được cấp bằng sáng chế này dựa trên hiện tượng thay đổi nhiệt độ nhanh chóng của các điểm ảnh hình lục giác.
Một chiếc máy quay trên bảng điều khiển sẽ chụp phong cảnh nền xung quanh xe và cung cấp dữ liệu hình ảnh để vỏ xe hòa vào môi trường xung quanh.
Ngoài ra nó còn có thể bắt chiếc hình ảnh của một chiếc xe khác.
ADAPTIV được thử nghiệm trên xe chiến đấu CV90.
Hệ thống áo tàng hình mới mới chỉ làm việc chủ yếu ở tần số hồng ngoại do yêu cầu của Phòng quản lý vật liệu thuộc Bộ Quốc phòng Thụy Điển, nhà tài trợ của chương trình.
Do đó, lớp vỏ vẫn có thể được nhận biết bằng mắt thường và chỉ "vô hình" đối với các khí tài ảnh nhiệt.
Các kĩ sư của BAE Systems sẽ kết hợp các xử lý điểm ảnh với các công nghệ khác, làm cho lớp áo có thể ngụy trang trong cả các dải tần số của ánh sáng nhìn thấy, mở ra hướng phát triển “tàng hình toàn diện” trong vài năm tới.
Hệ thống này kết hợp các tấm kim loại hình lục giác có trọng lượng nhẹ, được thiết kế để thay đổi nhiệt độ rất nhanh chóng tạo ra một mô hình nhiệt tối ưu pha trộn với môi trường xung quanh. Ngoài ra, nó có thể bắt chước một chiếc xe khác hoặc hiển thị các thẻ nhận dạng, giảm nguy cơ bắn nhầm.
Lớp áo tàng hình được ghép từ hàng nghìn tấm kim loại hình lục giác.
Trong cuộc thử nghiệm vào giữa tháng 7/2011, kết quả chiếc CV90 đã tàng hình hoàn toàn, hoặc có thể xuất hiện dưới hình dạng của phương tiện khác khi quan sát trong quang phổ hồng ngoại.
Quản lý chương trình, ông Peder Sjolund cho biết, các nỗ lực trước đó tạo ra các lớp áo tàng hình tương tự cũng đã được tiến hành, nhưng phải dừng lại do chi phí quá cao, yêu cầu nhân lực quá mức.
Còn dự án này đã thành công với mức chi phí có thể chấp nhận được, và hệ thống tạo ra tiêu thụ tương đối thấp.
Ông cho biết thêm, các kĩ sư có thể thay đổi kích thước điểm ảnh để các phương tiện tàng hình trong phạm vi khác nhau. Ví dụ một chiếc tàu chiến hay một công trình quân sự muốn tàng hình trong tầm phạm vi gần thì phải có điểm ảnh to hơn.
Đức Trọng (theo Defence - Update)