Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam phản bác báo cáo của Tổ chức Theo dơi Nhân quyền HRW về các trung tâm giam giữ người nghiện.
Bà Nga nói HRW "xuyên tạc thực tế" việc cai nghiện ở Việt Nam
Hôm 7/9, HRW đă Bấm ra báo cáo mang tên “Mạng lưới trại cải tạo: lao động cưỡng bức và các dạng bạo hành khác ở các trại cai nghiện ở miền Nam Việt Nam" trong đó một số người cai nghiện nói họ bị "tra tấn và cưỡng bức lao động."
Khi được các phóng viên hỏi về báo cáo này hôm 9/9, người phát ngôn Nguyễn Phương Nga nói:
"Báo cáo mà Tổ chức Theo dơi Nhân quyền mới công bố là không có cơ sở, xuyên tạc thực tế công tác cai nghiện tại Việt Nam với dụng ư xấu.
"Nghiện ma túy là hành vi gây hậu quả nhiều mặt tới cộng đồng, xă hội, và đặc biệt ảnh hưởng đến tâm lư, sức khỏe, hành vi, nhân cách của chính bản thân người nghiện.
"V́ vậy cai nghiện bắt buộc là biện pháp mang tính nhân văn, hỗ trợ, giúp đỡ người nghiện không có đủ khả năng cai nghiện tự nguyện, yêu cầu người nghiện cách ly cộng đồng một thời gian để tránh xa ma túy, nhận thức được tác hại của việc lệ thuộc vào ma túy, phục hồi sức khỏe và khả năng lao động, tái ḥa nhập với cộng đồng, t́m được việc làm và ổn định cuộc sống.
"Quan điểm này của Nhà nước Việt Nam cũng phù hợp với nguyên tắc điều trị nghiện ma túy hiệu quả của Viện nghiên cứu quốc gia về lạm dụng ma túy (NIDA) thuộc Bộ y tế và Dịch vụ con người Mỹ (USDHHS), Cơ quan Pḥng chống tội phạm và ma túy của Liên hợp quốc (UNODC) và Tổ chức y tế thế giới (WHO).
'Giám sát chặt chẽ'
Bà Nga cũng nói việc điều trị cho người nghiện ở Việt Nam "được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật" và nói thêm:
"Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hành vi sử dụng ma túy trái phép không phải là tội phạm mà là hành vi vi phạm pháp luật về mặt hành chính và được xử lư theo quy định của pháp luật hành chính.
"Việc đưa ra và thực hiện quyết định đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc phải thông qua một quy tŕnh thủ tục hành chính nghiêm ngặt, khách quan và được một cơ chế thẩm tra, giám sát chặt chẽ.
"Trong cơ sở cai nghiện, mọi hành vi xâm phạm sức khỏe, danh dự của người đang cai nghiện bị pháp luật nghiêm cấm."
Người phát ngôn Nguyễn Phương Nga
"Trong cơ sở cai nghiện, mọi hành vi xâm phạm sức khỏe, danh dự của người đang cai nghiện bị pháp luật nghiêm cấm."
Trong phần Bấm phản ứng dài về báo cáo của HRW, bà Nga cũng nói: "Lao động trị liệu là một phần của quy tŕnh cai nghiện nhằm giúp người cai nghiện ma túy tăng cường sức khỏe, nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, nhận thức về giá trị của lao động, trách nhiệm của bản thân với gia đ́nh và xă hội."
Bà Nga không b́nh luận ǵ về những cáo buộc của những người cai nghiện về chuyện họ bị đánh đập khi mắc lỗi hay phải lao động sáu tuần một ngày cho các công ty tư nhân được trại cai nghiện cho phép sử dụng lao động trong trại.
Trong thông cáo báo chí của HRW, ông Joe Amon, giám đốc y tế và nhân quyền của tổ chức này b́nh luận:
"Lao động cưỡng bức không phải là phương pháp điều trị, và việc tạo ra lợi nhuận không phải là cải tạo.
“Các nhà tài trợ nên nhận ra việc xây dựng năng lực cho các trung tâm này khiến tình trạng bất công tồn đọng, và các công ty nên chắc chắn về các bên ký hợp đồng và bên cung cấp không sử dụng sản phẩm từ các trung tâm này.”
theo bbc