TRIPOLI – Theo tin hôm qua - Thứ Năm, 08-09-2011 - của thông tấn xă AP, tân giám đốc ngân hàng trung ương của Libya, Qassim Aziz, đă xác nhận: “Gaddafi đă bán khoảng 29 tấn vàng cho các thương gia địa phương, hồi tháng Tư. Do vậy, nhà độc tài này đă tự làm giầu cho khối tài sản của đương sự vốn đă khổng lồ thêm ít nhất 1,3 tỉ đô la trước khi ông ta rút lui khỏi thủ đô Tripoli”.
Theo vị tân giám đốc ngân hàng trung ương, vụ “chặt đẹp” hàng tỉ bạc này có thể ước tính tương đương với một phần năm (1/5) của tổng số vàng dự trữ của đất nước. Trong buổi họp báo trưa hôm qua ở Tripoli, ông Aziz tuyên bố: “Số vàng ấy rất có thể đă ra khỏi lănh thổ”.
Cơn khủng hoảng tài chánh toàn cầu đă đưa giá vàng lên tận mây xanh trong mấy năm qua. Và Libya hiện có một tài sản gồm hơn 145 tấn vàng sau ngày diễn ra hành động mà báo chí Tây Phương gọi là “đảo chánh vàng” (“gold haul”) của Muammar al-Gaddafi. Kinh tế gia trưởng Oystein Dorum của Nor Markets đă tŕnh bầy với thông tấn xă NTB: “Nếu đúng là Gaddafi bán số vàng đó hồi tháng Tư th́ ông ta đă bán với giá khoảng 1.500 đô la một lượng. Hiện nay giá vàng là gần 1.900 đô la/lượng. Thế nhưng ông ta sẽ kiếm được thêm một phần lời nữa nếu ông ta chịu chờ thời, tuy nhiên vấn đề c̣n tùy ông ta ở vào một t́nh huống nào để có thể chờ đợi”.
Nhà độc tài này vốn hiện nằm trong cuộc hành tŕnh ẩn trốn ở một địa điểm nào đó, vẫn sở hữu những sự giầu có vĩ đại giấu trong các trương mục ngân hàng ngoại quốc. Vụ bán vàng trước khi đào tẩu khỏi Tripoli dù sao cũng đă “đóng góp” thêm một số tiền to lớn vào tài sản của Gaddafi.
Kinh tế gia trưởng Oystein Dorum giải thích: “Trong những thời gian bất ổn, vàng là một thứ ngoại-tệ-tị-nạn, bởi thế giá vàng hiện nay gần như đă chiếm tỉ lệ cao kỷ lục. Kể từ khởi điểm của thập niên này, giá vàng đă leo thang gần gấp 4 lần so với giá b́nh thường”.
Cũng trong buổi họp báo hôm qua, tân giám đốc ngân hàng trung ương của Libya tiết lộ rằng hơn 100 tỉ đô la của tài sản quốc gia Libya đă “biến mất” sau khi Gaddafi rời khỏi Tripoli.
* Tài sản của Gaddafi
Dầu hỏa đă mang lại sự giầu có cho đất nước sa mạc Libya này. Chẳng thế mà từ năm 2006 một quỹ dầu hỏa đă được thành lập: Libya Investment Authority (LIA) để quản trị sự thặng dư ngân sách của quốc gia.
Theo tin đề ngày 24-02-2011 của thông tấn xă Reuters, Quỹ Tiền tệ Quốc Tế (IMF) đă lượng tính vào cuối năm 2010, số tiền trong LIA và phần sở hữu ở ngoại quốc của ngân hàng trung ương Libya tổng cộng 152 tỉ đô la. Đài ABC News viết ngày 22-08-2011, số tiền vừa kể nay được xác định là 164 tỉ đô la, và Muammar al-Gaddafi là “chủ nhân” duy nhất có thể kiểm soát tài sản dầu hỏa của Libya giống như đương sự kiểm soát hầu bao của riêng ông ta vậy.
Tài sản riêng tư của cá nhân Muammar al-Gaddafi là bao nhiêu, người ta không có con số chắc chắn, tuy nhiên các kinh tế gia quốc tế và cách chuyên gia về tham nhũng đều xác quyết rằng nhà độc tài này điều hành nền kinh tế của đất nước như thể chính cái ví, cái bóp của đương sự.
Giáo sư Tim Niblock, chuyên gia về Trung Đông tại University of Exeter, đă đối chiếu lợi nhuận dầu hỏa của Libya với những chi phí công quyền của đất nước này. Giáo sư này đă t́m ra những sự chênh lệch hàng tỉ đô la (tức là thâu lợi nhiều mà chi phí ít) mỗi năm mà ông nghĩ rằng (số tiền thặng dư) vẫn chạy thẳng vào túi riêng của Gaddafi và 9 người con của ông ta.
Giáo sư Niblock đă nói với nhật báo The Guardian: “Quả thật rất, rất khó để khẳng định chắc chắn là họ hiện có bao nhiêu, bởi v́ các thành phần chóp đỉnh đương quyền giấu giếm tiền bạc của họ ở khắp những nơi khả thể”. Chuyên gia này lược kể điển h́nh các ngân hàng ở Dubai, ở vùng Vịnh và ở Đông Nam Á, tức là những nơi mà gia đ́nh Gaddafi vẫn rất thường cất giấu tài sản riêng tư của họ.
Đó là chưa kể những mục đầu tư lớn lao của chính quyền Libya, đặc biệt ở vương quốc Anh và tại Ư. Theo đó, Libya có 7,5 phần trăm cổ phần trong ngân hàng Unicredit của Ư cũng như các phần hùn trong câu lạc bộ túc cầu Juventus. Thêm vào đó, họ c̣n có 2 phần trăm trong công ty sản xuất xe hơi Fiat, cũng như họ sở hữu 3 phần trăm công ty truyền thông Pearson ở Anh đồng thời sở hữu cả số cổ phần tương đương trong nhật báo Financial Times.
* Gaddafi bác bỏ tin đồn đương sự đă đào tẩu sang Niger
“Bọn chúng nó không có làm ǵ khác hơn là rao truyền một cuộc chiến tranh tâm lư và sự láo khoét. Chúng nó chỉ ước mong làm suy yếu luân lư của chúng ta”. Đó là câu tuyên bố của Muammar Gaddafi trong cuốn băng thâu âm được phát thanh hôm qua Thứ Năm trên đài Arrai TV ở Damascus, thủ đô Syria. Đây cũng là phản ứng của nhà độc tài nhằm bác bỏ các nguồn tin xác nhận “đă nh́n thấy ông ta hiện diện trong đoàn công-voa gồm trên 200 chiếc quân xa chậy sang thành phố sa mạc Agader ở biên giới Niger”. Gaddafi c̣n mạnh mẽ thề hứa là sẽ tái lập trận chiến nhằm phản công lại cả NATO lẫn phe nổi dậy ở Libya.
Giọng nói của Gaddafi nghe giận dữ hơn những lần “đọc diễn văn” trước đây. Dĩ nhiên Gaddafi không đích thân tới tận đài Arrai TV ở Syria, nhưng - theo hăng thông tấn NTB - dường như đương sự đă điện đàm với đài truyền h́nh này từ một đường dây điện thoại quốc nội, từ Libya.
Nhân dịp này đài Arrai TV cũng đă cho tŕnh chiếu một cuốn băng “home video” - mà nay hầu hết các đài TV khắp trên thế giới đă và đang cho chiếu lại - trong phim đó, người ta thấy một Gaddafi hiền từ đang chơi đùa với một em bé vốn được phỏng đoán là cháu của ông ta. Cuốn băng video này - từ năm 2005 - thâu cảnh trong tư gia của Gaddafi ở Bab al-Aziziya.
* Thắt chặt ṿng vây thành phố Bani Walid
Cùng lúc đài TV của Syria (thân chế độ Gaddafi) phát thanh và phát h́nh như vừa kể trên đây th́ tân chính phủ của Libya - Hội Đồng Quốc Gia Lâm Thời (NTC) - đă gửi thêm quân đến thành phố Bani Walid, nơi từ lâu dư luận nghi ngờ Gaddafi có thể ẩn náu trong đó. Cuộc tăng viện này được thực hiện sau khi có những tin tức mới về sự hiện diện của Gaddafi trong thành phố này và về việc ông ta đă kêu gọi các lực lượng của đương sự tái chiến đấu.
Ông Jamal Gourji, chỉ huy trưởng quân sự của Hội Đồng Quốc Gia Lâm Thời, tuyên bố hôm qua: “Chúng tôi sẽ tiến vào Bani Walid một cách cẩn trọng. Có lời thông báo chiều hôm nay là Gaddafi đang ở trong Bani Walid. Đương sự đă cố gắng t́m mọi cách tập họp tất cả đội ngũ c̣n lại của ông ta đồng thời kêu gọi dân chúng cầm súng chống trả cuộc tấn công”.
* Vẫn không biết chắc Gaddafi hiện ở đâu
Như Viễn Đông đă nhiều lần tường thuật các nguồn tứ các hăng thông tấn khác nhau, Gaddafi đă không xuất hiện chính thức từ tháng 5 - và cuộc săn lùng ông ta tiếp tục diễn ra rất khốc liệt kể từ sau khi quân dân nổi dậy chiếm được thủ đô Tripoli.
Khi th́ có tin Muammar Gaddafi đang di chuyển về hướng Nam để tới Tsjad hay Niger, lúc lại đồn rằng ông ta đă cư trú cả 3 ngày nay tại làng Ghwat, ở sa mạc Sahara. Ông Fathi Baja, phát ngôn viên của Hội Đồng Quốc Gia về các vấn đề chính trị, hôm Thứ Tư đă lên tiếng: “Chúng tôi yêu cầu không một nước nào chấp thuận cho đương sự được nhập cảnh. Chúng tôi sẽ truy tố họ ra trước ṭa công lư”.
* Lo sợ tệ nạn chuyển lậu vũ khí ra khỏi Libya
Các nhà phân tích an ninh hiện lo lắng là Libya có thể trở thành một kho vũ khí khổng lồ của các tay hay tổ chức khủng bố.
Chỉ sau ít tiếng đồng hồ phe nổi dậy chiếm được tổng hành dinh của Gaddafi ở thủ đô Tripoli, đă diễn ra cảnh tượng các kháng chiến quân vốn có tinh thần “thời cơ chủ nghĩa” lẫn những người dân Libya b́nh thường đi lại khơi khơi với súng máy đeo đầy ḿnh, súng lục tự động cầm đầy tay.
Chuyên gia Pieter Wezeman thuộc viện nghiên cứu ḥa b́nh quốc tế tại Stockholm (SIPRI) đă phát biểu với đài Arab News: “Các kho vũ khí của các lực lượng chính quyền đă bị vét trộm sạch. Tệ nạn trộm cướp này xẩy ra vô tổ chức. Dân chúng ‘vô tư’ xông vào, lấy đi những ǵ họ muốn rồi chất đầy lên các xe vận tải. Không ai biếc các xe vận tải ấy chạy đi đâu”.
Người ta không rơ chắc chắn những loại vũ khí nào, nhưng theo SIPRI, Gaddafi đă mua cả thảy 100.000 súng tự động của Ukraine vào niên khóa 2007-08, một số lượng loại hỏa tiễn SA-24 của Nga. Theo tướng Carter Ham, chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Phi Châu của Hoa Kỳ, con số hỏa tiễn đó lên tới 20.000 chiếc vào lúc chiến dịch NATO khởi sự ở Libya vào tháng Tư.
Thêm vào đó, Gaddafi cũng có cả khí hơi độc (mustard gas) và chất uranium, tuy nhiên các kho này đang bị triệt hạ. Các chuyên gia vũ khí mà đài Arab News phỏng vấn, đă cho rằng dù bất cứ thế nào th́ cũng vô cùng khó khăn để giải quyết tệ nạn cướp đoạt vũ khí trong hiện t́nh ở Libya.
Điều Hoa Kỳ lo sợ hơn cả là các vũ khí bị trộm cướp đó rơi vào tay các nhóm vẫn trung thành với chế độ Gaddafi hoặc các tổ chức Hồi Giáo vũ trang, điển h́nh như mạng lưới khủng bố AQIM (Al Qaeda in the Islamic Maghred). Theo nhật báo New York Times, những số lượng lớn lao vũ khí đă tạo nên nhiều tiếng c̣i hụ báo động ở Washington. Chính phủ Obama đă gây một áp lực mănh liệt đối với chính phủ lâm thời ở Libya nhằm bảo đảm an toàn cho các kho vũ khí ở nước này. Ông John O. Brennan, cố vấn chống khủng bố của Tổng Thống Barack Obama, hôm qua đă phát biểu với New York Times: “Quả thật hết sức lo âu. Rơ rệt là phần lớn đất nước này hiện vẫn không nằm trong sự kiểm soát”.
Ngoài Hoa Kỳ, Do Thái cũng đă biểu lộ nỗi lo âu trước sự hỗn loạn ở Bắc Phi. Theo tờ Telegraph, một số lượng rất lớn vũ khí của Libya đă và vẫn c̣n được chuyển đến thành phố biên giới Ai Cập Rafah; từ đây chúng được đưa lậu qua các đường hầm vào Dải Gaza. Một nguồn t́nh báo mà nhật báo này tiếp xúc, quả quyết đó là hàng ngàn hỏa tiễn cũng như những số lượng lớn lao vũ khí cá nhân và đạn dược.
Các nhóm Hồi Giáo cực đoan hiện chiến đấu chống lại các lực lượng an ninh Ai Cập ở hải đảo Sinai, tức “Al-Qaeda in Sinai” - cũng đă tiếp nhận được nhiều vũ khí ăn cắp từ Libya. Nguồn trên xác nhận: “Chúng ta phải hợp tác với Ai Cập để triệt hạ vụ chuyển lậu (vũ khí) này. Chúng tôi đă khẩn thiết yêu cầu họ thể hiện việc kiểm soát thật gắt gao ở biên giới với Libya”.
Các nhân viên t́nh báo Do Thái đă biểu lộ chính thức nỗi âu lo đối với các tổ chức vũ trang ở vùng sa mạc Sinai mà họ cho rằng các nhóm này đă khai thác giai đoạn trống vắng an ninh ở Ai Cập sau khi Tổng Thống Hosni Mubarak bị hạ bệ.
Theo chuyên gia Boaz Ganor thuộc viện chống khủng bố ở Tel Aviv, hải đảo Sinai đă trở thành “freeway” cho việc nhập lậu vũ khí vào Dải Gaza. Ông nói với nhật báo Telegraph: “Quân đội Ai Cập c̣n nặng tay với những vấn đề ở trong nội bộ. Sinai v́ thế trở thành một đất nước vô chủ, một thiên đàng cho các tổ chức khủng bố”.
Mặc dù sự bất ổn đă tạo nên những nỗi lo âu bất hạnh cho Do Thái, nhưng họ vẫn yểm trợ phe dân quân nổi dậy trong cuộc chiến chống Muammar al-Gaddafi; sự kiện này theo nhật báo Telegraph được xem là “một việc làm hề lố lăng - nhưng nguy hiểm” của chính quyền Do Thái. – (HM)
Hoài Mỹ/Viễn Đông