Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiều thương hiệu của nước ta bị đăng kư bảo hộ ở nước ngoài là do nhận thức của các doanh nghiệp trong nước về quyền sở hữu trí tuệ c̣n kém
Việc UBND tỉnh Đắk Lắk để mất chỉ dẫn địa lư cà phê Buôn Ma Thuột về tay một doanh nghiệp (DN) Trung Quốc không phải hiện tượng cá biệt. Trong tuần này, lănh đạo của một DN xuất khẩu ở phía Nam là Công ty TNHH Thuận Phong (tỉnh Tiền Giang) lên đường sang Mỹ tham gia giải quyết một vụ kiện đ̣i lại thương hiệu “Mỹ Tho”.
Đi vào vết xe đổ
Sản phẩm bánh tráng Mỹ Tho với thương hiệu Ba Cây Tre đă được DN này xuất khẩu sang Mỹ từ nhiều năm nay, doanh số hàng triệu USD/năm. Thanh tra Bộ Khoa học - Công nghệ cho biết gần đây, Thuận Phong đă liên hệ với cơ quan này đề nghị tư vấn pháp luật và hỗ trợ tiến hành các thủ tục pháp lư để đ̣i lại thương hiệu Mỹ Tho tại Mỹ v́ đă bị một đại lư Trung Quốc nhanh tay đăng kư bảo hộ.
Nếu như Mỹ Tho ở Việt Nam là từ chỉ địa danh th́ thương hiệu được phía Mỹ cấp đăng bạ là “My Tho” lại được DN diễn giải: Chữ “My” (Mỹ) có nghĩa là “đẹp”, “Tho” có nghĩa là “thọ”; nghĩa của cả cụm từ là đẹp, sống lâu.
Trước đó, các thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam như Vinataba (thuốc lá), Duy Lợi (vơng xếp), Sabeco (rượu, bia, nước giải khát), Phú Quốc (nước mắm)… cũng bị chính đối tác của DN Việt Nam nhanh tay đăng kư bảo hộ ở nước sở tại sau một thời gian làm đại lư hoặc giành được quyền phân phối. Đa số các trường hợp, DN Việt Nam đều chỉ phát hiện khi tài sản vô giá của ḿnh đă được bảo hộ độc quyền cho người khác.
Cà phê Buôn Ma Thuột tại một triển lăm ở TPHCM...Ảnh: TẤN THẠNH
Ở trường hợp Sabeco, giữa năm ngoái, khi bóc thư mời tham gia Lễ hội Bia châu Á tổ chức ở Singapore, một vị lănh đạo Sabeco tá hỏa khi thấy đứng ra mời ḿnh là một DN Singapore cũng có tên là… Sabeco, con dấu cũng tương tự con dấu của Sabeco Việt Nam đang sử dụng hợp pháp. Theo hợp đồng kinh tế, DN Singapore này chỉ có quyền phân phối hàng hóa của Sabeco tại Singapore và một số nước châu Á, không có quyền đồng sở hữu thương hiệu.
Hay trường hợp của chỉ dẫn địa lư Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm, một DN có trụ sở tại California (Mỹ) đă được cấp bảo hộ độc quyền tại Mỹ từ năm 1982, tại Úc và các nước trong Liên hiệp châu Âu (EU) từ năm 2003 và năm 2006 tiếp tục được bảo hộ ở một thị trường khác nữa.
Theo Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT), tính đến ngày 10-8-2011, cơ quan này đă cấp đăng bạ cho 27 chỉ dẫn địa lư, trong đó có 25 chỉ dẫn địa lư thuộc về phía Việt Nam, c̣n lại là chỉ dẫn địa lư cho rượu mạnh Cognac của Pháp và rượu Pisco của Peru. Đáng tiếc là có không nhiều trong số 25 chỉ dẫn địa lư của Việt Nam tiếp tục xin bảo hộ ở nước ngoài. Điển h́nh là cà phê Buôn Ma Thuột và nước mắm Phú Quốc như nói trên.
Nên tự trách ḿnh
Một lănh đạo tỉnh Đắk Lắk thừa nhận trong một cuộc xúc tiến đầu tư của DN Trung Quốc vào tỉnh nhà cách đây 2 năm trên chính đất nước ḿnh, ông đă được danh thiếp của một doanh nhân Trung Quốc ghi “Buon Ma Thuot Coffee” bằng tiếng Anh và tiếng Trung. Đáng tiếc là ngay sau đó, tỉnh Đắk Lắk chẳng hề có một hành động pháp lư cần thiết nào. Việc mất thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột chỉ rùm beng khi Công ty Luật Bross & Partners bằng nghiệp vụ của ḿnh phát hiện trên mạng và loan tin cho báo giới.
Ông Lê Quang Vinh, Giám đốc bộ phận SHTT của Bross & Partners, người đang tham vấn pháp luật cho UBND tỉnh Đắk Lắk đ̣i lại chỉ dẫn địa lư cà phê Buôn Ma Thuột, nói: “Lănh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk đă nhận ra nguy cơ và khá thống nhất với kế hoạch giải quyết sự việc thông qua con đường khiếu nại, nếu không thỏa đáng mới kiện ra ṭa án Trung Quốc. Tôi hy vọng UBND tỉnh Đắk Lắk có quyết định đúng đắn để bảo vệ quyền lợi của các tỉnh, của DN cà phê nói riêng và của đất nước nói chung v́ chỉ dẫn địa lư là tài sản của cả quốc gia”.
...và nhăn hiệu Buon Ma Thuot cùng logo Buon Ma Thuot Coffee 1896 đă bị phía Trung Quốc đăng kư bảo hộ. Ảnh: TƯ LIỆU
Dù là muộn song phản ứng của UBND tỉnh Đắk Lắk được coi là tích cực và có trách nhiệm. C̣n với chỉ dẫn địa lư cho sản phẩm nước mắm Phú Quốc, ông Vinh cho biết trước đây đă gửi thư cảnh báo cho Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc, Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Kiên Giang nhưng không thấy hồi âm. Cách đây 2 ngày, ông Vinh tiếp tục gửi đi một cảnh báo nữa khi phát hiện thông tin thương hiệu nước mắm Phú Quốc đang được một DN Hồng Kông đăng kư bảo hộ ở nước sở tại. Nếu để công ty này được cấp đăng bạ mới khởi kiện, sự việc sẽ tốn kém hơn gấp hàng trăm, hàng ngàn lần so với việc hành động ngay từ bây giờ.
“Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, một bài học quá lớn từ việc thương hiệu, chỉ dẫn địa lư bị đánh cắp cần rút ra đối với các DN của Việt Nam. Trong Báo cáo Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2011 hoặc tài liệu của nhiều tổ chức nước ngoài gần đây đều có một điểm chung khi cho rằng thực thi Luật SHTT là một trong số những yếu kém của Việt Nam và thúc giục cần nỗ lực cải thiện để tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.
Phương Anh (theo NLD)